Những kiến nghị và đề xuất.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức chủ tịch hồ chí minh vào giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 40 - 42)

IV. THỰC NGHIỆM

3.Những kiến nghị và đề xuất.

Từ những kinh nghiệm tổ chức một bài học dạy học theo hƣớng tích hợp tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh và kiến thức liên môn và hiệu quả đạt đƣợc sau khi vận dụng phƣơng pháp sử dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một số bài học cụ thể tôi nhận thấy: môn Lịch sử là một môn học không chỉ đơn thuần là những kiến thức, những số liệu khơ khan mà đó là cả một kho tàng kiến thức về văn hóa, lịch sử của cả Việt Nam và thế giới. Việc tích hợp, lồng ghép các nội dung kiến thức liên quan vào bài học là khơng khó, hồn tồn có tính khả thi trong việc phát huy hơn nữa khả năng tự học của ngƣời học, cũng nhƣ góp phần hình thành và rèn luyện các kỷ năng sống cho học sinh, đáp ứng đƣợc mục tiêu giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp này vào trong dạy học cịn gặp nhiều khó khăn do sách báo, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, trang thiết bị… phục vụ cho q trình dạy học cịn thiếu và yếu, đời sống của giáo viên Lịch sử cịn gặp nhiều khó khăn nên khó tự trang bị. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sƣu tầm các tƣ liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến nội dung bài học còn hạn chế. Việc chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi rất cơng phu nên giáo viên cịn ngại thực hiện.

Xuất phát từ những quan điểm trên, tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau đây:

-Về phía chính quyền địa phƣơng, ủy ban nhân dân xã, huyện nơi tôi công tác cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để cung cấp cho giáo viên và học sinh các tài liệu của địa phƣơng để phục vụ cho công tác lồng ghép vào các bài học phần nội dung lịch sử địa phƣơng, các di tích lịch sử; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Đối với cơ quan quản lý cấp trên, Sở Giáo dục đào tạo Nghệ An cần tổ chức hội thảo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong toàn nghành. Trong các đợt thanh kiểm tra cần có những hƣớng dẫn cụ thể hơn về cách thức và phƣơng pháp để giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học nhằm đạt kết quả giáo dục cao, có tác động chuyển biến tích cực trong nhận thức của học sinh đối với các vấn đề cụ thể mà các em đƣợc tiếp thu.

- Đối với cấp trƣờng, tổ chuyên mơn cần có kế hoạch cụ thể, u cầu giáo viên bộ mơn có liên quan phối hợp lồng ghép nhiều hơn các vấn đề của bài học vào mơn học của mình. Về phía nhà trƣờng cần tạo điều kiện về trang thiết bị máy chiếu cho giáo viên tổ chức tiết dạy tại các phòng học để giờ học đạt kết quả tốt. Nhà trƣờng cần tăng cƣờng đƣa chủ đề dạy học vào các dịp thao giảng, đƣa hoạt động trên trƣờng học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ môn và giáo viên hằng năm. Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên mơn.

Ngồi ra, cần tích cực tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp liên mơn mà bộ đã phát động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác, về những đức tính giản dị, yêu thƣơng gần gủi đồng bào của Bác..Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đƣợc giao lƣu với các đơn vị trên địa bàn huyện thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.

Hiểu rõ đƣợc những điều đó bản thân tơi là một giáo viên THPT trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử trong suốt nhiều năm, tơi thấy mình phải có trách nhiệm giáo dục các em trở thành những cơng dân Việt Nam hồn thiện về nhân cách đạo đức, có lối sống trong sáng lành mạnh, là ngƣời có ích cho gia đình và xã hội, đồng thời giúp các em có những hiểu biết đầy đủ kiến thức xuyên suốt các bộ môn trong nhà trƣờng một cách tích cực, hứng thú. Xuất phát từ những suy nghĩ đó tơi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này trong năm học 2019-2020 để thực hiện cùng các đồng nghiệp nhằm phát huy tính tích cực tự học tự tìm hiểu của học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học thông qua việc vận dụng kiến thức các môn học nhƣ Âm nhạc, Văn học, Giáo dục công dân, Địa lý..và tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học mơn Lịch sử. Tuy nhiên, đây chỉ là cách thực hiện của riêng tôi nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tơi kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này đƣợc hoàn thiện hơn và đƣợc vận dụng vào quá trình dạy học về sau đạt kết quả cao hơn.

PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 1

Giới thiệu một số giáo án tích hợp kiến thức liên môn và tƣ tƣởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954. (Tiết 1- Bài 17 và tiết 3- Bài 18)

TIẾT PPCT :17 - Bài 17. Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày

2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946. (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm đƣợc

- Bối cảnh nƣớc ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945, với những thuận lợi cơ bản, cũng nhƣ những khó khăn thách thức mà đất nƣớc đang phải đƣơng đầu. - Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn.

- Những chủ trƣơng của Đảng trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, biện pháp xây dựng chính quyền cách mạng.

- Ý nghĩa của những chủ trƣơng, biện pháp đó đối với đất nƣớc ta lúc bấy giờ. - Tích hợp kiến thức văn học, âm nhạc, tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức chủ tịch hồ chí minh vào giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 40 - 42)