Các điều kiện để tiến hành GDMT trong nhà trườngTHPT

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 48 - 142)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.8.Các điều kiện để tiến hành GDMT trong nhà trườngTHPT

Quá trình GDMT là một quá trình giáo dục có nhiều nội dung phong phú, sử dụng nhiều phương pháp giáo dục nhằm nhằm phát triển tri thức, kỹ năng của học sinh trong việc ra quyết định, bày tỏ thái độ trước một môi trường luôn luôn biến động, nên việc chú ý tới các điều kiện chủ quan và khách quan cơ bản ảnh hưởng tới quá trình GDMT là hết sức cần thiết.

Thuộc về điều kiện chủ quan có nội dung chương trình GDMT, phương pháp GDMT và điều kiện nhà trường (năng lực của giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, quản lý nhà trường…). Thuộc về điều kiện khách quan có gia đình, xã hội và tính tích cực của

Các yếu tố tác động đến việc thực hiện GDMT đƣợc biểu thị ở sơ đồ 1.2

Sơ đồ 1.2: Các điều kiện cơ bản trong GDMT

a) Điều kiện chủ quan

* Nội dung và chương trình môn học:

Nội dung GDMT được thể hiện trong chương trình, sách giáo khoa bộ môn. Vì thế muốn phát huy vai trò chủ động của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện các phương pháp thì nội dung GDMT phải phong phú, đa dạng và có hệ thống để giáo viên có thể khai thác triệt để nguồn tri thức có trong đó.

Mặt khác, để tăng cường việc giáo dục kỹ năng BVMT cho học sinh thì cần phải có nhiều các bài tập thực hành trong và ngoài lớp. Vì chính sự tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên là điều kiện tối cần thiết để GDMT cho học sinh. Muốn vậy chương trình cần sắp xếp một cách hợp lý, cân đối giữa tiết học lý thuyết với tiết học thực hành, tham quan, tìm hiểu môi trường địa phương

* Nhà trường: Nhà trường chiếm một vị trí quan trọng trong việc xúc tiến quá trình GDMT, các yếu tố trong nhà trường có thể hưởng tới hiệu quả của công tác GDMT cụ thể là: Xã hội Điều kiện nhà trường Gia đình

Hiệu quả giáo dục môi trƣờng

Các điều kiện cơ bản trong GDMT

Điều kiện chủ quan

Phương pháp GDMT Nội dung GDMT

+ Công tác quản lý, chỉ đạo: Do GDMT không phải là môn học riêng biệt, mà nó chỉ được tích hợp, lồng ghép qua các môn học khác, giáo viên chủ yếu thực hiện việc dạy học các môn theo chương trình cố định, sẵn có. Vì vậy cần có sự thống nhất chỉ đạo của các cấp quản lý từ Bộ đến cơ sở, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu các trường THPT. Ban giám hiệu cần phải nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề GDMT trong trường THPT để quan tâm hơn nữa tới việc lồng ghép, tích hợp GDMT vào trong chương trình giảng dạy; khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho những giáo viên có ý thức, sáng tạo trong việc đưa GDMT vào trong bài dạy; Đồng thời cũng cần nhắc nhở, động viên và có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện cho những giáo viên chưa tích cực, chủ động hoặc không muốn đưa DGMT vào trong môn học. Có như vậy công tác GDMT trong trường THPT mới có thể đạt hiệu quả tốt.

+ Đội ngũ giáo viên: Giáo viên THPT là những người trực tiếp thực hiện việc GDMT trong nhà trường, nên có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục đích, nội dung và phương pháp GDMT. Vì vậy, trước hết họ cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh, mục đích, nội dung GDMT và BVMT để họ có thể tích cực, chủ động tìm kiếm nội dung, phương pháp và hình thức thích hợp, tiếp tục nâng cao trình độ về GDMT trong quá trình dạy học và công tác. Mặt khác, người giáo viên THPT cũng cần có những năng lực sư phạm nhất định để thực hiện tốt các hoạt động dạy học các bộ môn. Trên cơ sở đó mới có thể tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào trong môn học. Biết cách vận dụng và phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đặc biệt là những phương pháp GDMT trong hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động.

+ Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường: GDMT cần được tiến hành cả trong dạy học chính khoá và cả trong hoạt động ngoại khoá. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong đó:

- Ban giám hiệu nhà trường: phải xây dựng được kế hoạch, đưa ra và quyết định các phương hướng GDMT cho toàn trường. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động GDMT tiến hành theo các hình thức thích hợp, đem lại hiệu quả cao. Quản lý giám sát, ủng hộ kế hoạch GDMT của các lớp và Đoàn Thanh niên.

- Tập thể giáo viên: có kế hoạch hành động thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các khối lớp để đảm bảo tiến hành GDMT theo một hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, thường xuyên, liên tục trên mọi hình thức.

- Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh là những lực lượng tích cực trong việc tham gia tuyên truyền, vận động học sinh nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, bảo vệ và gìn giữ và cải thiện môi trường.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường: Để thực hiện các hoạt động GDMT thì nhà trường cần phải có phòng thiết bị trong đó có “góc môi trường”, ở đó bố trí những trang thiết bị cần thiết như: Bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, mẫu vật, các phương tiện ghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm…về GDMT. Ngoài các phương tiện thiết bị, các trường cần có vườn trồng, bồn hoa, cây cảnh để giúp học sinh tham gia hoạt động thực tiễn, giúp các em thấy được sự tác động của môi trường tới sự sống…

Kinh phí của nhà trường có thể coi là phương tiện quan trọng để tổ chức các buổi tham quan, thực địa ở địa phương hoặc các nơi khác mà địa phương không có.

+ Tính tích cực của học sinh trong việc tham gia các hoạt động GDMT và bảo vệ môi trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất góp phần đạt tới hiệu quả cuối cùng của công tác GDMT trong nhà trường THPT.

b) Điều kiện khách quan

Muốn GDMT cho học sinh, ngoài các điều kiện chủ quan, cần phải chú đến những điều kiện khách quan đó là gia đình và xã hội. Hai nhân tố này gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm mục đích hình thành cho HS lối sống đúng đắn với môi trường, trong đó:

* Gia đình: GDMT là trách nhiệm của mỗi người dân trong đó có cả các bậc cha mẹ. Nhận thức, thái độ, hành vi và ý thức tham gia bảo vệ môi trường của họ sẽ là tấm gương có ảnh hưởng lớn đến trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo đến hết cuộc đời. Mặt khác tổ chức cuộc sống gia đình đúng đắn cũng là yêu cầu giúp các em có thói quen tốt trong GDMT, ví dụ như: trật tự vệ sinh ở nhà, khu tập thể địa phương, thái độ đối với thế giới xung quanh… vì thói quen tốt hay xấu được hình thành dưới ảnh hưởng của lối sống cha mẹ và gia đình.

* Xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả GDMT bao gồm: Những chính sách, cơ chế, luật pháp của nhà nước dành cho công tác GDMT trong nhà trường phổ thông; Sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội dành cho công tác GDMT ở các nhà trường; ý thức của cộng đồng xã hội, các nhóm dân cư đối với công tác truyền thông môi trường và GDBVMT, các hoạt động của cộng đồng tham gia bảo vệ, gìn giữ môi trường…

Các nhân tố xã hội để có thể ảnh hưởng một cách tích cực tới công tác GDMT cho học sinh thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình học sinh. Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội phải luôn được gắn kết, đồng hành trong mọi hoạt động GDMT thì công tác GDMT và BVMT mới đem lại hiệu quả cao

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

GDMT là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong các nhà trường hiện nay. Đối với nhà trường THPT thì GDMT không chỉ giúp học sinh có được những hiểu biết về môi trường mà còn hình thành và phát triển ở các em các kỹ năng, hành vi và thói quen bảo vệ môi trường trên cơ sở nhận thức được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường sống, trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ và gìn giữ môi trường.

Giáo dục môi trường trong nhà trường THPT hiện nay chưa được xây dựng thành môn học riêng mà chủ yếu được thực hiện thông qua việc lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào các môn học có nội dung liên quan đến môi trường, và thông qua các hoạt động ngoại khoá. Do đó việc xác định nội dung, phương pháp, phương tiện để tiến hành GDMT trong nhà trường THPT cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, cần bám sát vào mục tiêu GDMT cho học sinh THPT đã được xác định, đảm bảo và tạo ra những điều kiện tốt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh để tổ chức GDMT đạt hiệu quả cao.

Với ý nghĩa đó, chương I là nền tảng lý luận để tìm hiểu thực trạng công tác GDMT cho học sinh tại các trường THPT huyện Sông Lô, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDMT cho học sinh trong nhà trường THPT thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDMT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Sông Lô

Huyện Sông Lô được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2009 theo Nghị định số 09/TTG - CP ngày 23/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch để thành lập huyện Sông Lô. Là đơn vị hành chính mới của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Sông Lô đang được quy hoạch tổng thể và xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

Với đặc điểm là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh phúc có vị trí địa lý xa nhất tỉnh, nằm trải dài theo dòng Sông Lô và dãy núi Sáng, tạo thành một vùng quê đồi núi và đồng chiêm trũng. Huyện có 17 đơn vị hành chính xã, thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 15.031,77ha, trong đó diện tích đất đồi rừng chiếm 1/3. Điều kiện kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nguồn thu sản xuất nông nghiệp thuần tuý trên mảnh đất đồi gò cằn cỗi và cánh đồng chiêm trũng ngập úng; thu nhập không ổn định phụ thuộc theo thời tiết; điều kiện phát triển kinh tế công nghịêp, dịch vụ hầu như không có, các trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội còn ít, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, giao thông nông thôn chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, xuất phát điểm kinh tế của huyện thấp. Nền kinh tế huyện Sông Lô được xác định là một huyện khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc.

Những khó khăn chung đó của nền kinh tế huyện có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của giáo dục huyện nhà. Toàn huyện mới có 2 trường THPT đó là THPT Sáng Sơn và THPT Bình Sơn, với tổng số học sinh năm học 2009 -2010 của cả 2 trường là 2.632 em. Cơ sở vật chất, hạ tầng, điều kiện giảng dạy và học tập của cả hai trường vẫn còn nhiều thiếu

Hàng năm học sinh tốt nghiệp THCS được vào học THPT ở cả hai hệ phổ thông và bổ túc chỉ đạt 75%. Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn thiếu, tổng số cán bộ, giáo viên của 2 trường là 124 người, tình trạng giáo viên cùng một lúc kiêm nhiệm nhiều môn học vẫn còn khá phổ biến, chất lượng các mặt giáo dục của các nhà trường nơi đây chưa đồng đều, công tác GDMT cho học sinh các trường nơi đây bước đầu đã được triển khai nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế …đòi hỏi cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực để góp phần nâng cao chất lượng dạy học GD nói chung và GDMT nói riêng của các nhà trường nơi đây.

2.2. Thực trạng công tác GDMT cho học sinh các trƣờng THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc

GDMT cho học sinh có thể thông qua nhiều con đường khác nhau như: qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động của các tổ chức xã hội, và qua giảng dạy tại các trường học… Trong các con đường đó thì GDMT qua giảng dạy ở các trường học sẽ có ưu thế, vì nó cung cấp tri thức về GDMT một cách khoa học, có hệ thống, thường xuyên và liên tục…Có thể nói, nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng GDMT của nhà trường, trong đó hoạt động GDMT của giáo viên giữ vai trò quan trọng.

- Tìm hiểu thực trạng công tác GDMT cho học sinh các trường THPT huyện Sông Lô, chúng tôi tập trung tìm hiểu trên 3 nội dung sau:

+ Thực trạng nhận thức của GV đối với công tác GDMT cho HS THPT + Thực trạng hoạt động GDMT của GV các trường THPT huyện Sông Lô. + Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi tham gia bảo vệ môi trường của học sinh các trường THPT huyện Sông Lô.

- Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho nghiên cứu các nội dung trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Điều tra bằng an két, quan sát, trao đổi ý kiến chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu sản phẩm hoạt

động; phân tích và tổng hợp số liệu… Trong đó phương pháp điều tra bằng an két và phương pháp quan sát là 2 phương pháp đựơc chúng tôi sử dụng nhiều nhất.

- Khách thể điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra trên 117 cán bộ, giáo viên và 300 học sinh ở 3 khối 10,11,12 của 2 trường: THPT Sáng Sơn và THPT Bình Sơn trên địa bàn huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên các trƣờng THPT huyện Sông Lô về công tác GDMT cho học sinh

2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDMT cho học sinh

Một trong những yếu tố quan trọng để đưa GDMT vào nhà trường là giáo viên phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDMT cho học sinh, trên cơ sở đó để xác định các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDMT… cho phù hợp và đạt hiệu quả. Để khảo sát vấn đề này chúng tôi tiến hành trao đổi, xin ý kiến của 117 giáo viên và cán bộ quản lý ở 2 trường THPT trên địa bàn huyện huyện Sông Lô (THPT Bình Sơn và THPT Sáng Sơn). Với 2 câu hỏi: Theo thầy cô việc GDMT cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng có quan trọng và cần thiết không?

Theo các thầy cô GDMT cho học sinh THPT nhằm những mục tiêu nào?

Chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh THPT

Tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh THPT

Ý kiến của GV

SL %

Rất quan trọng và cần thiết 108 92,3

Ít quan trọng, có cũng được, không có cũng được 6 5,1

Từ bảng 2.1 chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên được hỏi (chiếm tỷ lệ 92,3%) đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh THPT, coi đây là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục toàn diện học sinh ở các nhà trường. Tuy nhiên vẫn có 6/117 giáo viên chiếm tỷ lệ 5,1% cho rằng GDMT cho học sinh là nội dung ít quan trọng, có cũng được, không có cũng được. Đặc biệt vẫn có một tỷ lệ nhỏ giáo viên

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 48 - 142)