Các phương pháp GDMT và hình thức tổ chức GDMT trong nhà

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.5. Các phương pháp GDMT và hình thức tổ chức GDMT trong nhà

1.4.5.1 Các phương pháp GDMT

Phương pháp GDMT là cách thức, con đường để đạt được mục tiêu giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông. Hội nghị về GDMT ở Tbilisi (1977) đã khẳng định: Giáo dục môi trường đạt hiệu quả tốt nhất là phải thông qua hoạt động của người học. Do đó phương pháp giảng dạy cũng như giáo dục phải huy động đến mức tối đa sự tham gia đóng góp của học sinh vào thực tiễn bảo vệ môi trường. Dựa trên tinh thần đó, trong tài liệu về GDMT trong trường phổ thông của UNESCO người ta đã đưa ra một hệ thống các phương pháp sau: (Sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1: Các phương pháp giáo dục môi trường (Nguồn UNESCO) * Phương pháp giải quyết vấn đề trong GDMT: Giải quyết vấn đề trong GDMT một hệ phương pháp yêu cầu học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ,

Giải quyết vấn đề Dự án Điều tra, khám phá Trò chơi đóng vai Thực địa Thí nghiệm, nghiên cứu

năng giải quyết vấn đề được thực hiện chủ yếu qua thực hành. Hệ phương pháp giải quyết vấn đề có các phương pháp sau:

+ Phương pháp khám phá, tìm tòi, điều tra: Đây là phương pháp dễ kích thích hứng thú và sự ham hiểu biết của học sinh trong học tập. Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý để học sinh tự khám phá, điều tra. Sau khi vấn đề được xác định, học sinh tìm các biện pháp giải quyết.

+ Phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tổng quan:

- Thí nghiệm được sử dụng trong GDMT nhằm minh hoạ những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề đặt ra. Thí nghiệm thường được tiến hành cùng với phương pháp thảo luận để tìm lời giải đáp đúng nhất.

- Nghiên cứu tổng quan: là cách tập hợp thông tin về một vấn đề môi trường nào đó được tiến hành bằng hình thức phỏng vấn. Phương pháp này dùng để tìm hiểu quan điểm của những người được hỏi đối với các vấn đề môi trường, qua đó xác định phương hướng đề xuất các dự án về môi trường.

+ Phương pháp thảo luận: Vừa là hình thức, vừa là phương pháp trong hệ phương pháp giải quyết vấn đề. Mục đích của thảo luận là luyện tập cho học sinh phân tích một vấn đề, khuyến khích các thành viên trong lớp bày tỏ ý kiến, quan điểm khác nhau và trong những trường hợp nhất định nó có mục đích giáo dục thái độ cho học sinh. Cuộc thảo luận cũng có mục đích là đề ra kế hoạch hành động trên cơ sở các ý kiến đã trình bày. Phương pháp này có thể sử dụng hình thức trò chơi câu hỏi về một vấn đề ghi sẵn trong phiếu rồi trình bày thảo luận.

+ Trò chơi đóng vai: Đây là hình thức biểu lộ quan điểm, tình cảm của người chơi. Dựa vào tình thế của cuộc sống, tuỳ theo vấn đề lựa chọn để dựng thành một câu chuyện, vở kịch. Giáo viên phân công hoặc học sinh tự nhận vai trong vở kịch, số còn lại quan sát diễn biến. Sau đó cả lớp thảo luận, trao đổi làm sáng tỏ các ý kiến và giải pháp của những người đóng vai.

* Phương pháp dự án trong GDMT:

Phương pháp này yêu cầu cá nhân và nhóm học sinh thử thiết lập và thực hiện một dự án nào đó về cải thiện môi trường như: Cải tạo đất, cải tạo điều kiện vệ sinh trường lớp, địa phương…Phương pháp này kích thích tính sáng tạo của học sinh.

Mục đích của “Dự án” là mang lại sự thay đổi trong môi trường nhà trường và địa phương. Cũng như các phương pháp trên, phương pháp này đòi hỏi học sinh phải mạnh dạn phát biểu ý kiến một cách có lý.

* Phương pháp thực địa: Phương pháp thực địa là phương pháp học tập ngoài lớp, nó giúp cho HS quan sát các mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và quan hệ giữa hoạt động của con người và môi trường thực địa. Vì vậy thực địa cũng được coi là phương pháp có tác dụng lớn trong việc GDMT cho HS.

Ngoài những phương pháp trên, trong GDMT cũng có thể sử dụng những phương pháp dạy học khác như: PP Thuyết trình; PP đàm thoại; PP sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng …

Nói chung các phương pháp GDMT nói trên có nhiều ưu điểm, ưu điểm nổi bật của chúng là khuyến khích sự phát triển năng lực nhận thức các vấn đề về môi trường ở người học và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp trên như thế nào thì phải tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh, vào điều kiện cụ thể của nhà trường bao gồm: năng lực của giáo viên, học sinh; phương tiện và thiết bị dạy học; thời gian tổ chức dạy học…

1.4.5.2 Các hình thức tổ chức GDMT trong nhà trường THPT

Thực tế giáo dục môi trường trên thế giới cho thấy: GDMT trong nhà trường phổ thông nói chung được tiến hành theo các hình thức tổ chức sau

* Hình thức tổ chức trên lớp thường được tiến hành qua các tiết học. Đây là hình thức chủ yếu để học sinh lĩnh hội được một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường. Ở nước ta, chưa có bộ môn riêng mà GDMT được tiến hành thông qua sự lồng ghép, tích hợp các nội dung về GDMT trong một số tiết học của các môn học như: Sinh vật, địa lý, hoá học, công nghệ, giáo dục công dân, văn…. Ở hình thức này, các vấn đề môi trường được lựa chọn lồng ghép vào nội dung chương trình môn học ở chỗ thích hợp mà không ảnh hưởng lớn đến lôgíc môn học. Các vấn đề này được đưa vào chương trình và sách giáo khoa theo các mức độ khác nhau: có thể chiếm một chương hay 1 bài toàn vẹn hoặc có thể chiếm 1 mục, một đoạn hay một vài câu trong 1 bài học.

* Thuộc về các hình thức tổ chức ngoài lớp có các tiết ngoài lớp, các buổi hội thảo, các cuộc tham quan, điều tra và tìm hiểu môi trường địa phương có ghi trong chương trình và kế hoạch dạy học.

* Riêng các hoạt động ngoại khoá về môi trường thì có nhiều hình thức phong phú như : tổ chức các câu lạc bộ hoặc nhóm ngoại khoá về môi trường, tổ chức các buổi dạ hội, triển lãm về chủ đề môi trường như: trình bày các mẫu vật tự nhiên của địa phương, trưng bày các tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, các bài viết và sáng tác của học sinh về môi trường, tổ chức các buổi cắm trại, các buổi giao lưu văn nghệ, thi tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi trường...

Tất cả các hình thức nói trên đều có vị trí và chức năng nhất định trong quá trình giáo dục môi trường cho học sinh, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nhưng không thay thế được nhau. Người giáo viên cần căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ giáo dục để tác động đến học sinh bằng những hình thức giáo dục khác nhau để đạt hiệu quả cao trong công tác GDMT.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)