Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 111 - 142)

8. Những đóng góp mới của đề tài

3.4.4Kết quả khảo nghiệm

Qua thăm dò ý kiến của 117 giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô, chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.4.4.1 Về sự cần thiết của các biện pháp

Kết quả về sự cần thiết của các biện pháp nâng cao năng lực GDMT đã đề xuất được thống kê ở bảng 3.1

Từ kết quả phản ánh ở bảng 3.1 cho thấy:

- Không có ai trong số những người được hỏi cho rằng các biện pháp để nâng cao năng lực GDMT đã nêu ra là không cần thiết. Điều này có nghĩa rằng, tất cả các biện pháp được đề xuất đều cần thiết.

- Đa số những người được hỏi cho rằng các biện pháp để nâng cao chất lượng GDMT cho HS THPT là rất cần thiết (đạt trên 70%).

- Tuy nhiên, mức độ cần thiết của các biện pháp là khác nhau trong đó: + Biện pháp được cho là quan trọng nhất đó là: nâng cao năng lực GDMT cho GV với 100% số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết. Ý kiến tập trung cao này thể hiện rất rõ ràng về sự cần thiết phải nâng cao năng lực GDMT cho đội ngũ GV trong các trường THPT hiện nay. Bởi trên

thực tế năng lực GDMT của phần lớn các GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô còn rất hạn chế, bản thân hầu hết các GV nơi đây chưa từng được tham gia một lớp tập huấn nào về kỹ năng GDMT, vì vậy khi tiến hành hoạt động GDMT cho HS, GV còn gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác GDMT của chính các GV. Có thể nói nâng cao năng lực GDMT là biện pháp quan trọng và quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác GDMT của nhà trường.

Bảng 3.1: Sự cần thiết và mức độ quan trọng của các biện pháp nâng cao chất lượng GDMT trong các trường THPT

TT Các biện pháp nâng cao chất lƣợng

GDMT Sự cần thiết Không cần SL % Cần SL % Rất cần SL % Thứ hạng 1

Nâng cao nhận thức của các lực lượng GD trong nhà trường về về tầm quan trọng của công tác GDMT.

0 0 20 17,1 97 82,9 5

2 Nâng cao năng lực GDMT cho GV

các nhà trường 0 0 0 0 117 100 1

3

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ cho hoạt động GDMT

0 0 4 3,4 113 96,6 2

4

Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động GDMT của các GV

0 0 32 27,4 85 72,6 6

5

Tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khoá với chủ đề

về MT và BVMT 0 0 10 8,5 107 91,5

3

6

Tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác GDMT cho HS

0 0 34 29,1 83 70,9 7

7

Nâng cao nhận thức và năng lực tự giáo dục cho học sinh về GDMT và BVMT

+ Biện pháp được cho là quan trọng thứ 2 đó là: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ cho hoạt động GDMT với 96,6% số người được hỏi cho là rất cần thiết. Theo chúng tôi ý kiến này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô hiện nay khi mà phần lớn các trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phương tiện đảm bảo cho hoạt động GDMT. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDMT sẽ góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các hoạt động GDMT của GV và tăng cường khả năng tiếp thu tri thức về GDMT của HS một cách nhanh chóng, hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Biện pháp tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khoá với chủ đề về MT và BVMT được xếp ở vị trí quan trọng thứ 3 với 91,5 % số người dược hỏi cho là rất cần thiết. Quan niện này phù hợp với thực tế hiện nay trong quá trình GD, việc rèn luyện kỹ năng, thói quen hành vi vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đối với lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục đã được khẳng định. Chính vì thế, tăng cường rèn luyện kỹ năng và hành vi cho người học vẫn là một trong những biện pháp có tính cấp thiết trog GD nói chung và GDMT nói riêng.

+ Các biện pháp: Nâng cao nhận thức của các lực lượng GD trong nhà trường về về tầm quan trọng của công tác GDMT; Nâng cao nhận thức và năng lực tự giáo dục cho học sinh về GDMT và BVMT lần lượt xếp ở mức độ quan trọng thứ 4 và thứ 5 với trên 82% số người được hỏi cho là rất cần thiết.

+ Hai biện pháp là: Tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác GDMT cho HS và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động GDMT của các GV được các GV đánh giá xếp ở vị trí quan trọng thấp nhất (vị trí 6,7). Mặc dù được xếp ở vị trí thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là những biện pháp này không quan trọng. Theo chúng tôi, muốn hoạt động GDMT đạt được hiệu quả cao thì việc chỉ đạo, quản lý và đánh giá hoạt động GDMT của GV là không thể thiếu, nó sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của GV đối với công tác

GDMT cho HS. Nếu phối hợp một cách hợp lý với các lực lượng GD bên ngoài nhà trường thì hoạt động GDMT cho HS trong các nhà trường sẽ tận dụng được nhiều nguồn lực để thực hiện một cách có hiệu quả.

* Như vậy kết quả khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp được đề xuất ở trên là rất quan trọng và cần thiết đối với việc nâng cao năng lực GDMT cho GV, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDMT của họ.

3.4.4.2 Về tính khả thi của các biện pháp

Tính khả thi của các biện pháp nâng cao năng lực GDMT cho GV đã đề xuất được thống kê ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp nâng chất lượng GDMT trong các trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc

STT Các biện pháp nâng cao chất lƣợng

GDMT Tính khả thi Khả thi SL % Không khả thi SL % 1

Nâng cao nhận thức của các lực lượng GD trong nhà trường về về tầm quan trọng của công tác GDMT.

87 74,3 30 25,7

2 Nâng cao năng lực GDMT cho GV các nhà

trường 92 78,6 25 21,4

3

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ cho hoạt động GDMT

84 71,8 33 28,2

4

Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động GDMT của các GV

79 67,5 38 32,5

5 Tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt

động ngoại khoá với chủ đề về MT và BVMT 117 100 0 0

6 Tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo

dục trong công tác GDMT cho HS 75 64,1 42 37,9 Nâng cao nhận thức và năng lực tự giáo dục 32 27,4

Từ bảng 3.2 chúng ta thấy:

Tất cả các biện pháp nâng cao năng lực GDMT cho GV được đề xuất đều được giáo viên đánh giá là có tính khả thi cao. Tuy nhiên mức độ khả thi của các biện pháp là khác nhau. Trong đó biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là biện pháp tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khoá với 100% số người được hỏi tán thành.

Các biện pháp thứ 1,2,3 và 7 được trên 70% số người được hỏi đánh giá là có tính khả thi. Còn biện pháp thứ tư và biện pháp thứ 6 được trên 64% số người đánh giá là có tính khả khi

Từ kết quả khảo nghiệm này chúng ta có thể khẳng định, với điều kiện hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô, việc thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực GDMT cho GV là hoàn toàn có thể thực thi. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể khi đưa các biện pháp này vào thực tế có thể gặp những khó khăn nhất định với những nguyên nhân khác nhau. Từ đó chúng ta có thể nhận định rằng điều kiện thực tế hiện nay ở các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô còn có những khó khăn nhất định trong việc triển khai các biện pháp nâng cao năng lực GDMT cho GV, do đó phần nào ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả DGMT của các nhà trường nơi đây. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những khó khăn đó trong công tác GDMT hoàn toàn có thể khắc phục được khi chúng ta thực hiện đồng bộ, thống nhất các biện pháp đã được đề xuất ở trên.

Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp để nâng cao năng lực GDMT cho GV được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao. Điều quan trọng là làm thế nào để các biện pháp này đi vào thực tế hoạt động GDMT trong các nhà trường THPT, vấn đề này nếu có điều kiện cho phép thuận lợi chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tiếp trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kết luận

1.1. Đứng trước những thử thách về môi trường thế giới và Việt Nam hiện nay, GDMT được xem là biện pháp hữu hiệu và lâu dài để bảo vệ và phát triển môi trường một cách bền vững. Vì thế, GDMT phải trở thành một yêu cầu thiết yếu của các trường học nói chung và trong các nhà trường THPT nói riêng. GDMT là một bộ phận của quá trình giáo dục nhân cách, đồng thời cũng là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể. Vì nó không chỉ hình thành cho học sinh hệ thống tri thức về môi trường, về mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội mà nó còn giúp hình thành những quan điểm, niềm tin và thay đổi thái độ, hành vi của mỗi cá nhân đối với môi trường.

1.2. Qua khảo sát, tìm hiểu thực tế hoạt động GDMT của giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô chúng tôi nhận thấy, công tác GDMT ở các nhà trường nơi đây đã ít nhiều được chú ý tới song vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Kết quả khảo sát cho thấy, các lực lượng giáo dục đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh THPT, xác định được những mục tiêu cơ bản của công tác GDMT cho học sinh trong các nhà trường và bước đầu đã triển khai hoạt động này cho học sinh với những hình thức và phương pháp nhất định. Tuy nhiên do phần lớn các chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ, thường xuyên về công tác GDMT nên họ chưa có sự am hiểu sâu sắc về vấn đề này. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác GDMT cho học sinh các nhà trường nơi đây. Học sinh mặc dù đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc BVMT, đã có những hiểu biết cơ bản về môi trường sống, nhưng thái độ và thói quen hành vi tham gia BVMT của các em chưa thực sự thường xuyên. Giữa nhận thức về vấn đề BVMT và hành vi của các em tham gia để góp phần BVMT vẫn còn một khoảng cách khá xa.

1.3. Từ quá trình nghiên cứu lý luận về công tác GDMT và khảo sát thực trạng công tác GDMT cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT trong các trường THPT cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức của các lực lượng GD trong nhà trường về về tầm quan trọng của công tác GDMT

- Nâng cao năng lực GDMT cho GV các nhà trường

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ cho hoạt động GDMT

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động GDMT của các GV

- Tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khoá với chủ đề về MT và BVMT

- Tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác GDMT cho HS

- Nâng cao nhận thức và năng lực tự giáo dục cho học sinh về GDMT và BVMT

1.4 Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT đã đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm qua GV và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THPT. Kết quả thăm dò cho thấy các biện pháp được đưa ra đều rất cần thiết và có tính khả thi cao.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lý giáo dục (Bộ, sở, phòng GD - ĐT)

- Hình thành bộ máy chỉ đạo giáo dục BVMT từ Trung ương xuống tỉnh, huyện và tới từng trường học.

- Thiết lập cơ quan giáo dục về môi trường của ngành nhằm mục đích thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ GV về GDMT.

- Xây dựng chương trình và biên soạn các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMT, cung cấp đến các nhà trường các tài liệu tham khảo, thông tin tư liệu…

- Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về GDMT thường xuyên cho giáo viên các trường THPT.

- Tổ chức hội thảo định kỳ về phương pháp giảng dạy giáo dục môi trường, hoặc nghe các chuyên đề ít nhất 1 – 2 lần/ 1 năm.

2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường

- Cần quan tâm đúng mức đến công tác GDMT cho học sinh, coi GDMT là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch GDMT cho từng năm học.

- Tạo điều kiện cho GV được tham gia các lớp tập huấn về GDMT do Sở GD – ĐT và các cơ quan liên quan tổ chức.

- Trong từng năm học, nhà trường cần tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và BVMT cho giáo viên và học sinh tham gia; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với chủ đề GDMT cho học sinh

- Trong điều kiện hiện tại, các trường còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học GDMT, Ban giám hiệu nhà trường cần vận động và tranh thủ sự ủng hộ kinh phí của phụ huynh học sinh và các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện để xây nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn; trang bị thùng rác; các phương tiện dạy học hiện đại để phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học nói chung và GDMT nói riêng.

- Vận động và liên kết các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức GDMT, GD pháp luật về môi trường cho học sinh.

- Đưa quy định việc GDMT cho học sinh làm tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ giáo viên hàng năm; ý thức học tập các nội dung GDMT và thói quen hành vi tham gia BVMT của học sinh là tiêu chuẩn xếp loại đạo đức hạnh kiểm cuối năm.

2.3. Đối với giáo viên

- Coi trọng và quan tâm đúng mức đối với công tác GDMT và hoạt động GDMT cho học sinh

- Tích cực, chủ động, triệt để khai thác những thế mạnh của môn học mà mình phụ trách để tiến hành GDMT cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân để công tác GD nói chung và GDMT cho học sinh nói riêng luôn cập nhật, đáp ứng những yêu cầu của thực tế xã hội.

2.4. Đối với chính quyền địa phương

- Quan tâm và giúp đỡ các trường về mặt kinh phí để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Phối hợp với các nhà trường tăng cường giáo dục pháp luật cho GV và học sinh, trong đó có pháp luật về BVMT.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông GDMT tại các khu dân cư để nâng cao ý thức BVMT của mỗi người dân.

- Có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc thực hiện giáo dục BVMT.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 111 - 142)