Vai trò và ý nghĩa của GDMTcho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 34 - 38)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.1. Vai trò và ý nghĩa của GDMTcho học sinh THPT

Đối với GD- ĐT, một trong những quan điểm chỉ đạo chiến lược là: phát triển Giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh, trong đó có nhu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Chỉ thị 36/CT/TW của Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII , ngày 25/4/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước đã nhấn mạnh những giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường là “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

môi trường là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển GD - ĐT đất nước ta giai đoạn 2001 – 2010.

Trong chiến lược GDMT ở Việt Nam, giai đoạn đầu tiên là tập trung vào học sinh ở trường phổ thông. GDMT cho học sinh không chỉ đạt kết quả trước mắt mà còn đạt kết quả lâu dài vì thế hệ trẻ vẫn ở trong quá trình phát triển nhận thức, thái độ và hành vi. Họ là thành viên trong nhóm dân cư lớn nhất. Sự thành đạt của họ trong tương lai phụ thuộc vào phát triển bền vững hơn bất kỳ nhóm nào khác.

Và một trong những con đường để DGMT cho thế hệ trẻ một cách hiệu quả nhất đó là thông qua hệ thống trường học. Vì trường học có khả năng thực hiện chương trình học tập theo khuôn khổ chính quy, có cấu trúc và được hỗ trợ chính thức.

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, GDMT được coi là một nội dung trong công tác giáo dục toàn diện học sinh bao gồm: GD đạo đức, GD trí tuệ, GD thẩm mỹ, GD lao động, GD dân số và sức khoẻ sinh sản, GD kĩ năng sống, GD văn hoá hoà bình, GD quốc tế… GDMT là một nội dung quan trọng có tác động tương hỗ qua lại với các mặt GD khác. Qua GDMT làm tăng giá trị đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, thói quen và ý thức lao động, làm tăng cường kỹ năng sống… cho thế hệ trẻ. Mặt khác GDMT là một phần quan trọng của kết quả các mặt GD khác. Và nó thực sự cần thiết đối với tất cả các lứa tuổi, các bậc học.

Đối với lứa tuổi học sinh THPT, GDMT là một trong những nội dung giáo dục cực kỳ quan trọng và cần thiết, bởi ở lứa tuổi này con người đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, toàn bộ nhân cách, năng lực, trí tuệ, thế giới quan có những bước biến đổi lớn… Tất cả những gì các em tích luỹ được ở giai đoạn này này sẽ trở thành hành trang để các em bước vào cuộc sống tự lập một cách vững tin, chắc chắn. Những kiến thức về môi trường và bảo vệ

môi trường mà các em được tiếp nhận ở giai đoạn này không chỉ có tác dụng thay đổi nhận thức về môi trường mà còn có tác dụng định hướng hành động cho các em khi tham gia giải quyết các vấn đề về môi trường nhằm xây dựng môi trường phát triển bền vững. Đối với một số em, thì những kiến thức về GDMT mà các em tích luỹ được ở giai đoạn này có thể trở thành động cơ thúc đẩy việc lựa chọn hướng đi nghề nghiệp trong tương lai của các em. Chính vì vậy, GDMT là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng.

1.4.2. Mục tiêu GDMT cho học sinh THPT

Hiến chương Belgrade (1975) đã nêu ra mục tiêu cơ bản của hoạt động GDMT. Mục tiêu này bao gồm:

+ Nhận thức: Có nhận thức và nhạy cảm với toàn bộ môi trường và các vấn đề có liên quan về môi trường.

+ Tri thức: Có những hiểu biết cơ bản về môi trường và các vấn đề có liên quan, về vai trò, trách nhiệm của con người trong môi trường.

+ Thái độ: Quan tâm đối với môi trường và có động cơ muốn tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường.

+ Kỹ năng, năng lực: Có năng lực giải quyết vấn đề nảy sinh về môi trường

+ Kỹ năng đánh giá: Đánh giá được các biện pháp về môi trường và các chương trình giáo dục

+ Sự tham gia: Phát triển ý thức trách nhiệm và quan tâm sâu sắc đối với các vấn đề môi trường và có hành động thích đáng, đóng góp vào việc giải quyết vấn đề đó.

Từ mục tiêu chung, các nước sẽ xây dựng mục tiêu GDMT riêng cho nước mình, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ, mục tiêu và khả năng hành

động của từng cấp học dựa trên tiêu chuẩn quan trọng nhất là: hành động tích cực của các cá nhân và tập thể trong việc cải thiện chất lượng môi trường.

Căn cứ theo mục tiêu chung và kinh nghiệm xác định mục tiêu GDMT của các nước. Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu GDMT cho học sinh phổ thông: “Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là: mỗi trẻ được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách được khắc sâu bởi một nền tảng đạo lý về môi trường ” Trên cơ sở mục tiêu chung, GDMT ở các cấp học, bậc học cũng được xây dựng với những mục tiêu cụ thể. Đối với bậc THPT thì GDMT nhằm đạt đến những mục tiêu sau:

* Về kiến thức: Trang bị và giúp học sinh hiểu biết rõ những kiến thức về môi trường bao gồm:

- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần của môi trường và mối quan hệ giữa chúng.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng và vấn đề môi trường.

- Ô nhiễm môi trường: nguyên nhân, tác hại và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Một số vấn đề gay cấn của môi trường

- Mối quan hệ giữa con người và môi trường: Tác động của con người đến môi trường và tài nguyên.

- Luật bảo vệ môi trường và những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT.

* Về thái độ - tình cảm

- Xây dựng ở học sinh những tình cảm tích cực đối với môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường, yêu quý và tôn trọng thiên nhiên

- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước các vấn đề môi trường nảy sinh.

- Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước… ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.

* Về kỹ năng - hành vi

- Trang bị và phát triển ở học sinh những kỹ năng cơ bản để bảo vệ và gìn giữ môi trường, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh, biết ứng xử tích cực đối với những vấn đề môi trường cụ thể .

- Giúp cho mỗi học sinh trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về bảo vệ môi trường và tham gia tích cực váo các hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường.

Những mục tiêu trên là cơ sở để xây dựng và triển khai các nội dung GDMT, phù hợp với từng khối, từng đối tượng học sinh và điều kiện để tiến hành GDMT của các nhà trường, đồng thời mục tiêu đó cũng là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả và chất lượng GDMT trong nhà trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)