8. Những đóng góp mới của đề tài
1.2.5. Chất lượng giáo dục môi trường
đáp ứng được yêu cầu đa dạng của “môi trường phát triển bền vững” trước mắt cũng như trong quá trình phát triển. Chất lượng GDMT gắn với hiệu quả GDMT.
Như vậy, chất lượng GDMT cũng có tính không gian, thời gian và sự thích hợp với sự phát triển. Nó được biểu hiện ở các dấu hiệu cụ thể sau:
- Chất lượng GDMT phải bao gồm chất lượng của cả quá trình GDMT (cả chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình giáo dục, chất lượng đầu ra).
- Chất lượng GDMT là sự phát triển không những của sản phẩm GDMT (con người) mà nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện và những điều kiện khác nhau phục vụ GDMT phải tốt nhất.
- Chất lượng GDMT là sự hoàn hảo mà mọi người có thể đạt được. Để được như vậy, trước hết chương trình GDMT phải hoàn thiện thường xuyên, được cập nhật kiến thức mới, nội dung phải chuẩn xác.
- Chất lượng GDMT phải là sự thích hợp, phù hợp với mục tiêu, trước hết phải đáp ứng mục tiêu GDMT của nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu cập nhật nâng cao trình độ của người được giáo dục.
- Chất lượng GDMT phải có ý nghĩa giá trị để đầu tư.
- Chất lượng GDMT phải có sự biến đổi lớn về chất của người được giáo dục. Khi kết thúc một giai đoạn nào đó, người được giáo dục phải có những kiến thức mới, kỹ năng, thái độ khác hẳn và vượt xa so với lúc mới bước vào, chẳng những về chiều sâu mà còn cả về bề rộng của kiến thức. Sự gia tăng về kiến thức, kỹ năng cũng đồng nghĩa với chất lượng GDMT ngày càng cao.
Như vậy, có thể thấy chất lượng GDMT cho học sinh THPT sẽ thể hiện và được đánh giá qua các vấn đề sau:
- Mục tiêu GDMT cho học sinh THPH được thực hiện.
- Nội dung, phương pháp, phương tiện và các điều kiện GDMT phải đáp ứng được mục tiêu đó.
- Học sinh có sự biến đổi lớn về chất: Khi kết thúc một giai đoạn GDMT nhất định (1 năm, 2 năm) thì học sinh phải có những kiến thức mới cả về bề rộng và chiều sâu, có kỹ năng và thái độ khác vượt xa so với lúc mới tiến hành GDMT.
Kinh nghiệm GDMT ở các nước cho thấy, muốn nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh trong nhà trường phổ thông thì vấn đề cần phải nhấn mạnh khi đưa các kiến thức GDMT vào các bậc học là: Nội dung GDMT, những thông tin về môi trường cùng với những biện pháp BVMT cần được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng theo từng bậc học, phản ánh tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học mà nội dung cơ bản của nó là giáo dục về môi trường, nghĩa là trang bị cho học sinh không chỉ những kiến thức, hiểu biết về môi trường, mà còn là những định hướng vì môi trường, hướng tới những hoạt động thích nghi, tạo lập môi trường.