Biện pháp thứ hai:

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 92 - 110)

8. Những đóng góp mới của đề tài

3.3.2 Biện pháp thứ hai:

Nâng cao năng lực giáo dục môi trường cho đội ngũ giáo viên.

3.3.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cho GV có kiến thức và kỹ năng tiến hành hoạt động GDMT một cách có hệ thống.

3.3.2.2 Cơ sở của biện pháp

Trong mọi quá trình giáo dục, giáo viên luôn là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, GDMT không nằm ngoài quy luật chung đó. Thực tế cho thấy, nhiều khi GV muốn tổ chức hoạt động GDMT cho học sinh nhưng họ gặp không ít khó khăn về nguồn thông tin, tài liệu, đặc biệt là thiếu những tài liệu mang tính chất chuyên đề. Trong khi đó, nguồn thông tin về GDMT mà GV có được hầu hết mang tính chất vụn vặt, không hệ thống, nhất là những chuyên đề mới về môi trường và phát triển bền vững thì hầu như họ chưa thấy ở đâu. Hơn nữa họ còn lúng túng và thiếu kỹ năng trong việc lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học và trong tổ chức các hoạt động, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả GDMT của chính các GV. Chính vì thế nâng cao năng lực GDMT cho GV là biện pháp quan trọng nhất góp phần làm cho công tác GDMT cho học sinh đạt hiệu quả cao.

3.3.2.3 Cách thực hiện biện pháp

- Cung cấp những tài liệu cần thiết về môi trường và GDMT cho GV .Trước hết là các tài liệu là sách chuyên khảo, sách nghiên cứu về môi trường và GDMT. Bởi vì, một thực tế là trong tủ sách thư viện của nhà trường phổ thông, cũng như tủ sách của GV chúng ta thấy rất ít gặp các loại tài liệu này. Trong khi đó, muốn tổ chức quá trình GDMT có hiệu quả cao thì đây là những tài liệu vô cùng quan trọng và cần thiết.

môi trường và bảo vệ môi trường và làm cho bài giảng của giáo viên trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

Các tài liệu chuyên đề về môi trường như: chuyên đề về môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, rác thải…. và các tài liệu về kế hoạch GDMT trong nhà trường phổ thông của Bộ giáo dục – Đào tạo như: Tích hợp nội dung GDMT vào các cấp học, Dự án VIE/94/01; Chính sách GDMT ở nhà trường phổ thông Việt Nam, Dự án VIE/95/041; Thiết kế một số mẫu môdun GDMT ở trường phổ thông, Dự án VIE/95/041 ….

- Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng GDMT cho GV

+ Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cần phác thảo kế hoạch bồi dưỡng GV trong đó xác định rõ: Mục tiêu, nội dung, thời gian, đối tượng, điều kiện…họp bàn với tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán của nhà trường để hoàn chỉnh việc triển khai và thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo tính hợp lý, cả phần lý thuyết và thực hành, dành thời lượng thích đáng cho phần thực hành để giáo viên có dịp chuẩn bị tốt các bài dạy trên lớp và các hoạt động sau này.

Cần lưu ý phân cấp bồi dưỡng một cách hợp lý cụ thể là:

+ Trường tổ chức một lần vào đầu năm học (các vấn đề về nhận thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động….) dành cho tất cả các giáo viên có liên quan đến giảng dạy nội dung GDMT.

+ Tổ chuyên môn bồi dưỡng những nội dung đơn giản hơn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.

+ GV tự bồi dưỡng bằng cách tự nghiên cứư tài liệu về GDMT do nhà trường cung cấp.

- Bên cạnh đó hiệu trưởng và BGH nhà trường cần tăng cường đề xuất, phối hợp với Sở GD – ĐT và các cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ GDMT cho GV, nhất là các lớp bồi dưỡng về kỹ năng lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học và bồi dưỡng các chuyên đề về GDMT,

thông qua đó cung cấp cho GV hệ thống kỹ năng tổ chức các hoạt động GDMT một cách hiệu quả:

a) Bồi dưỡng kỹ năng lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học.

Thực tế hiện nay, GV rất lúng túng và thiếu kỹ năng khi tiến hành lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học mà mình phụ trách, điều này xuất phát từ việc họ chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hiện việc lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học, trong khi đó tài liệu viết về vấn đề này để GV tham khảo lại không nhiều. Vì thế các nhà trường cần tạo điều kiện cho các GV tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức về: nội dung lồng ghép; quy trình lồng ghép, hình thức lồng ghép, và các phương pháp lồng ghép các nội dung GDMT vào các môn học để GV triển khai thực hiện một cách hiệu quả.

Dưới đây là một vài gợi ý về các hình thức, quy trình và các nguyên tắc lồng ghép các nội dung GDMT mà GV có thể tham khảo:

* Hình thức lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học

Có nhiều hình thức khác nhau để có thể lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học một cách có hiệu quả. Tuỳ thuộc vào nội dung GDMT cần lồng ghép, nội dung của bài học có thể lồng ghép nội dung GDMT, mục tiêu của bài học và mục tiêu GDMT…GV có thể lựa chọn các hình thức lồng ghép sau:

+ Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường: Hình thức này không những giúp học sinh thấy được sự gần gũi giữa nội dung bài học, môn học với thực tiễn môi trường sống mà từ đó các em còn có thể tự mình lý giải những hiện tượng xảy ra trong môi trường tự nhiên, hoặc có thể đề xuất các biện pháp nhằm cải tạo thực trạng môi trường trên cơ sở kiến thức thu được từ nội dung bài học.

+ Minh hoạ nội dung GDMT bằng những hình ảnh thực tế:

thật, sinh động mà học sinh thấy được. GV có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể để minh hoạ cho nội dung GDMT, đó là một biện pháp tốt, vừa bổ sung tài liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh.

+ Đưa vào bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường: Hình thức này giúp HS không chỉ lĩnh hội được những tri thức thuộc về nội dung bài học mà còn có thêm sự hiểu biết về thực tiễn các vấn đề môi trường đang diễn ra. Từ đó các em biết vận dụng những kiến thức của các bài học vào việc xây dựng, bảo vệ cải tạo môi trường mà các em đang sống.

+ Cho học sinh xem các đoạn phim, video clip có nội dung đề cập đến các vấn đề môi trường nằm trong khuôn khổ nội dung của bài học:

Hình thức này giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học và nội dung GDMT một cách thiết thực nhất và sinh động nhất.

* Quy trình lồng ghép nội dung GDMT vào các bài học

Bước 1: Thu thập và phân loại các tư liệu

Để đưa nội dung GDMT vào bài giảng một cách sống động, hợp lý giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh…..). Sau đó GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng

Bước 2: Nghiên cứu kỹ nội dung, cấu trúc bài giảng

Trong một môn học có nhiều bài học có liên quan đến các vấn đề môi trường và GDMT, tuy nhiên không phải tất cả các bài học của môn học đều chứa đựng nội dung này.

Có hai loại bài học có thể tiến hành lồng ghép nội dung GDMT cho học sinh đó là: loại bài có kiến thức toàn bài là các vấn đề liên quan đến môi trường và BVMT và loại bài chỉ có một phần nội dung kiến thức liên quan đến môi trường. Chính vì vậy GV cần nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng và

cân nhắc để đưa kiến thức GDMT vào từng bài một cách hợp lý, và cân đối. Nếu nội dung GDMT GV đưa vào bài học không lôgíc và không phù hợp với nội dung bài học (quá nhiều hoặc quá ít) thì nội dung truyền tải sẽ mất giá trị và không thể thực hiện được mục tiêu bài học nói chung và mục tiêu GDMT nói riêng.

Mặt khác, trong mỗi một bài học lại gồm nhiều phần, nhiều mục, với thời lượng dành cho các phần, các mục là khác nhau tuỳ theo mức độ trọng tâm của nội dung tri thức. Do đó GV phải tuỳ theo nội dung, thời lượng thực hiện cụ thể của từng phần, từng mục mà tiến hành lồng ghép nội dung GDMT dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Nhưng dù theo hình thức và biện pháp nào đi chăng nữa thì GV cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ đó đưa nội dung GDMT vào sẽ không bị khập khiễng, thiếu lôgíc.

Bước 3: Lập kế hoạch cho bài giảng

Sau khi GV đã thu thập được những tư liệu cần thiết, nghiên cứu kỹ bài học, GV nên lên kế hoạch cho bài giảng của mình trong đó cần xác định rõ những yếu tố sau:

+ Nội dung các kiến thức GDMT cần lồng ghép vào bài . + Thời lượng dành cho việc thực hiện các nội dung

+ Các hình thức và phương pháp dạy học để tiến hành giảng dạy các nội dung đó.

+ Các phương tiện, đồ dùng dạy học cần sử dụng để thực hiện truyền tải nội dung bài học một cách có hiệu quả.

+ Các biện pháp để kiểm tra, đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức GDMT của HS

Bước 4: Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng

Quá trình thực hiện bài giảng dù diễn ra dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học liên hệ đến thực tiễn môi trường và GDMT. GV không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man về GDMT dẫn đến xa rời nội dung bài học

* Cách xác định kiến thức GDMT lồng ghép vào các bài học

+ Nghiên cứu SGK và phân loại các bài học để xác định các loại bài đã có nội dung hoặc có khả năng đưa nội dung GDMT vào bài.

+ Xác định các kiến thức GDMT đã được lồng ghép vào bài

+ Xác định các bài có khả năng đưa các kiến thức GDMT vào bài bằng hình thức liên hệ và dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài

Trong khi lựa chọn kiến thức GDMT để đưa vào bài học, người GV cần lấy kiến thức GDMT đã dự kiến đem đối chiếu với nguyên tắc đưa GDMT vào môn học có thể lựa chọn.

* Nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào các bài học + Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

+ Phân phối thời gian hợp lý, khai thác nội dung GDMT có chọn lọc , có tính tập trung vào những chương, mục nhất định, tránh tràn lan, tuỳ tiện

+ Nội dung GDMT được lồng ghép phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học, không làm biến tướng đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài GDMT riêng

+ Các ví dụ, nội dung GDMT giáo viên đưa vào bài học phải ngắn gọn, hấp dẫn lôi cuốn được sự chú ý của học sinh

+ Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để cho HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường địa phương.

b) Bồi dưỡng các chuyên đề ngoại khoá về GDMT và các kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho GV:

+ Mục đích của việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng các chuyên đề ngoại khoá về GDMT cho GV là nhằm giúp họ tăng cường thêm kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề môi trường và BVMT, các cách thức tổ chức và thực hiện một chuyên đề ngoại khoá về GDMT cho học sinh thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của HS về các vấn đề môi trường và BVMT.

+ Dưới đây là một số chuyên đề ngoại khóa có thể tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho GV các trường THPT :

Buổi Chuyên đề Nội dung chuyên đề Thời

lƣợng 1 Tiếp cận kỹ năng truyền thông GDMT

+ Giới thiệu những nguyên tắc truyền thông GDMT + Một số nguyên tắc cần áp dụng trong GDMT + Các kỹ năng được dùng trong truyền thông

môi trường

+ Chia sẻ kinh nghiệm về công tác truyền thông môi trường trong trường THPT

3 tiết

2 Nƣớc và vấn

đề quan tâm

+ Giới thiệu các kiến thức cơ bản về nước , vai trò của nước sạch đối với đời sống của con người… + Nguyên nhân, tác hại của việc ô nhiễm nguồn

nước

+ Biện pháp bảo vệ và tiết kiệm nước nguồn nước sạch.

3 tiết

3

Tác động của sự nóng lên toàn cầu

+ Giới thiệu một số kiến thức về hiện tượng Hiện ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. + Những nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng

lên toàn cầu

+ Tác hại của việc nónglên toàn cầu

+ Những biện pháp để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu.

4 Mƣa A xít

+ Giới thiệu khái niệm về hiện tượng mưa axit + Tình hình mưa axít ở Việt Nam và trên thế

giới

+ Tác hại của mưa axít

+ Các biện pháp ngăn chặn tác hại của mưa axít

3 tiết

5 Các nguồn

năng lƣợng

+ Giới thiệu khái niệm năng lượng và các nguồn năng lượng hiện có ở Việt Nam và trên thế giới

+ Tình hình khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng

+ Tình trạng ô nhiễm khi khai thác và sử dụng năng lượng

+ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm khi khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng.

3 tiết

6

Không khí và các vấn đề liên quan.

+ Giới thiệu các kiến thức cơ bản về môi trường không khí ; Khái quát các nguồn gây ô nhiễm không khí. Và hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm không khí gây ra.

+ Các biện pháp làm trong lành nguồn không khí.

3 tiết

7 Rác thải

+ Giới thiệu các kiến thức cơ bản về rác thải (rác là gì, nguồn tạo rác, phân loại rác, thu gom và sử lý rác, tái chế và giảm thiểu rác thải)

3 tiết

8 Đa dạng sinh

học

+ Nhấn mạnh vai trò của rừng đối với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Mức độ đa dạng sinh học trong các khu rừng ở Việt Nam và trên thế giới.

+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam; Vì sao phải bảo vệ đa dạng sinh học, các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

9 Tài nguyên

thiên nhiên

+ Giới thiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên của đât nước và của địa phương và vai trò của các nguồn TNTN

+ Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương và trên đất nước + Các biện pháp khai thác sử dụng tài nguyên

thiên nhiên một cách hợp lý không làm ô nhiễm môi trường.

3 tiết

10 Quy định

pháp chế về BVMT

+ Giới thiệu những kiến thức cơ bản về luật BVMT, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT

+ Vận dụng luật BVMT, chủ chương chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT để giải quyết một số vấn đề môi trường đơn giản ở nhà trường và địa phương

3 tiết

- Trên cơ sở nội dung các chuyên đề ở trên, nhà trường có thể tổ chức những lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức của các chuyên đề cho các GV chủ nhiệm, qua đó cung cấp cho GV cách thức tổ chức thực hiện các chuyên đề khi triển khai trong phạm vi lớp học.

- Để tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng GDMT cho GV các nhà trường cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 92 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)