Những quan điểm nguyên tắc trong GDMT

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 38 - 40)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.3.Những quan điểm nguyên tắc trong GDMT

1) Trong giáo dục phổ thông, nội dung GDMT là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục phổ thông nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. GDMT là nhiệm vụ của các trường phổ thông dưới sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước, của Bộ GD –ĐT, sự chỉ đạo tổ chức và quản lý trực tiếp của các cấp quản lý giáo dục, địa phương và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành có liên quan.

2) GDMT trong nhà trường phổ thông cần thực hiện theo nguyên tắc vì môi trường, về môi trường và trong môi trường

* Giáo dục vì môi trƣờng khêu gợi sự quan tâm thực sự đối với chất

lượng môi trường chúng ta đang sống và thừa nhận trách nhiệm của con người phải chăm sóc môi trường.

* Giáo dục về môi trƣờng cung cấp những kiến thức hiểu biết về môi trường, các mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và gới tự nhiên trên cơ sở khai thác triệt để các tri thức về môi trường hiện có trong nhà trường phổ thông.

* Giáo dục trong môi trƣờng là sử dụng môi trường như một nguồn

lực cho dạy học, một phòng thí nghiệm tự nhiên cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết về giữ gìn và bảo vệ môi trường.

3) Đảm bảo các điều kiện và hình thức phù hợp về GDMT cho tất cả học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học trong nhà trường phổ thông.

Nội dung GDMT được lồng ghép vào những môn học của chương trình chính khoá và các hoạt động ngoại khoá tiến hành trong và ngoài nhà trường. Bảo đảm sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các nội dung giáo dục môi trường với các nội dung khác có liên quan như: giáo dục dân số, giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên…

4)Thực hiện GDMT ở nhà trường phổ thông phải phù hợp với đặc trưng địa lý sinh thái của môi trường địa phương.

Những vấn đề trọng tâm của GDMT phải liên quan trực tiếp đến môi trường địa phương và trên cơ sở đó mở rộng sự hiểu biết, quan tâm của học sinh đến vấn đề môi trường quốc gia, khu vực và quốc tế.

GDMT cần được thực hiện phù hợp với các xu hướng và phương pháp giáo dục hiện đại, phải lôi cuốn các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục mọi cấp, giáo viên, học sinh, các bậc cha mẹ học sinh và các thành viên trong cộng đồng. Tổ chức GDMT bằng chính các hoạt động do học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV và thông qua đó mà thu được hiệu quả thực tiễn. Thực hiện phương châm “Học thông qua hành động”.

6) GDMT trong nhà trường phổ thông phải góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết cho giáo viên và học sinh

Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông về tầm quan trọng và nhu cầu giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông. Ban giám hiệu nhà trường và hiệu trưởng là những người đầu tiên có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động này. Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp…GDMT ở trường phổ thông, hình thành giá trị đạo đức mới về môi trường. Việc BVMT, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên phải thể hiện trong ý thức và hành động của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường.

7) Đảm bảo sự phối hợp liên ngành, đa cấp trong GDMT

Để GDMT cần có sự hợp tác liên ngành giữa Bộ GD&ĐT, các bộ ngành liên quan, tổ chức kinh tế - xã hội, các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc (Trang 38 - 40)