8. Những đóng góp mới của đề tài
1.4.7. Kiểm tra, đánh giá trong GDM Tở nhà trườngTHPT
- Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh về các nội dung GDMT để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức chung cũng như các kiến thức GDMT mà các em lĩnh hội được, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin, giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động của mình.
Trong chương trình dạy học – giáo dục ở nhà trường THPT, không có phần đánh giá riêng về kết quả học tập các kiến thức về GDMT. Do vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh về GDMT là không dễ dàng. Tuy nhiên, người giáo viên có thể thông qua các môn học, bài học có liên quan đến các nội dung giáo dục môi trường để ra đề kiểm tra có bao hàm các kiến thức về môi trường yêu cầu học sinh làm, qua đó để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cũng có thể kiểm tra mức độ lĩnh hội và vận dụng kiến thức GDMT của học sinh thông qua việc đặt các câu hỏi với các nội dung liên quan đến thái độ và hành vi của các em trước các sự vật, hiện tượng có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: tổ chức cho học sinh lao động dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, thi vẽ, hát, đóng kich… về chủ đề môi trường cũng được coi là những cách thức để kiểm tra và đánh giá mức độ lĩnh hội và vận dụng kiến thức GDMT của học sinh.
- Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của GV đối với việc thực hiện các mục tiêu GDMT trong nhà trường phổ thông chủ yếu do người hiệu trưởng quản lý và thực hiện trên cơ sở kế hoạch GDMT đã được xác định từ đầu năm cho mỗi khối học. Để làm tốt công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDMT của GV, người hiệu trưởng phải nắm vững tình hình giáo viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, yêu cầu họ lập kế hoạch đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức
môi trường và bảo vệ môi trường một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình, đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến môi trường…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng dạy học GDMT trong nhà trường.
Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục môi trường không chỉ nhằm mục đích ghi nhận được thực trạng GDMT của nhà trường mà còn là cơ sở cho những hoạt động giáo dục tiếp theo, đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá trong GDMT phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học sao cho hợp lý và cuối cùng là thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu.