8. Những đóng góp mới của đề tài
1.2.4. Giáo dục môi trường
GDMT đã có một lịch sử lâu dài. Đặc biệt trong khoảng 10 năm gần đây kể từ khi Uỷ ban thế giới Môi trường và Phát triển công bố báo cáo “Tương lai của chúng ta” thì GDMT được nhắc đến một cách thường xuyên trong các diễn đàn quốc tế, quốc gia cũng như tại các địa phương, cơ sở giáo dục, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh,…Tuy nhiên, GDMT được hiểu theo những quan niệm khác nhau và dẫn tới những vấn đề phức tạp trong thực thi GDMT.
Định nghĩa GDMT thường được gắn với mục tiêu của GDMT. Định nghĩa được chấp nhận phổ biến nhất do Hội nghị quốc tế về GDMT của Liên hiệp quốc được tổ chức tại Tbilisi (Gruzia) năm 1977 đưa ra. Theo Hội nghị này thì GDMT có mục đích là “làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường”. (7)
GDMT cũng được quan niệm là: Một quá trình thường xuyên, qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kĩ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai (Dự án VIE/95/041,1997).
Qua các định nghĩa nêu trên có thể rút ra nhận xét tổng quát rằng: GDMT nói chung (không phân biệt GD cho đông đảo nhân dân, GD trong các nhà trường phổ thông, GD trong các trường Đại học…) có mục tiêu đem lại cho đối tượng các vấn đề sau:
- Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển bền vững, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. Thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến thức về môi trường.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển đối với bản thân họ cũng như cộng đồng. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mĩ. Đây chính là định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường.
- Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường cụ thể nơi họ sinh sống, học tập, làm việc. Đây là mục tiêu về khả năng hành động.
Tuy nhiên, giáo dục môi trường trong phạm vi quốc gia thường được phân thành các bộ phận phù hợp với trình độ nhận thức và tính chất đặc thù của cương vị công tác:
- GDMT cho cộng đồng: còn gọi là nâng cao nhận thức về môi trường cho quần chúng, được thực hiện chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn ngắn hạn, các hoạt động văn hoá truyền thông và các cuộc vận động quần chúng rộng rãi.
- GDMT cho các nhà quản lý các cấp, các cán bộ ra quyết định được thực hiện bằng nhiều biện pháp phù hợp với chuyên môn, nghề nghiệp và vị trí công tác cụ thể.
- GDMT trong hệ thống GD –ĐT ở các trường từ mầm non đến bậc phổ thông, cao đẳng và đại học được tiến hành bằng những hình thức và biện pháp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm địa phương.
- Đào tạo nhân lực chuyên môn về môi trường, bao gồm công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy,…
Như vậy, GDMT không phải chỉ một lần, một giai đoạn mà là GD thường xuyên, giáo dục suốt đời. Phải tiến hành GDMT sâu rộng ngày từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành. Đối với lứa tuổi đang phát triển, tuổi học sinh thì GDMT có mục tiêu tạo nên “con ngƣời giác ngộ về môi trƣờng”; với lứa tuổi trưởng thành nhằm tạo dựng mẫu “ngƣời công dân có trách nhiệm với môi trƣờng”; với những người lao động đang hoạt động sản xuất, kinh doanh,… là nhằm xây dựng “nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trƣờng”.
Trong khuôn khổ của việc GDMT trong nhà trường phổ thông thì GDMT được hiểu là quá trình tạo dựng nhận thức, kỹ năng, tình cảm, đạo đức cho học sinh về vấn đề môi trường. Hay cụ thể hơn, GDMT là quá trình hình thành có mục đích phong cách, tư duy sinh thái và đạo đức sinh thái, những quan điểm sinh thái, pháp luật cần thiết đối với thiên nhiên và nơi ở của con người, hình thành những hành vi đúng đắn và lập trường tích cực đối với môi trường.
Như vậy, GDMT là một bộ phận của quá trình giáo dục nhân cách, vì nó không chỉ hình thành cho học sinh hệ thống những tri thức về môi trường, mà còn hình thành những quan điểm, niềm tin để có thể thay đổi thái độ, hành vi của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Vì thế, GDMT phải được tiến hành bằng nhiều con đường, với những phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể.