8. Những đóng góp mới của đề tài
3.3.1 Biện pháp thứ nhất:
Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về tầm quan trọng của công tác GDMT cho học sinh
Nhằm giúp các lực lượng giáo dục trong nhà trường: Ban giám hiệu, GV chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác GDMT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, từ đó đặt công tác GDMT ở vị trí là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường.
3.3.1.2 Cơ sở khoa học của biện pháp
Mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đều có mục tiêu chung và xuyên suốt đó là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Trong đó giáo dục nhà trường được coi là khâu trung tâm, đóng vai trò chủ đạo. Chính vì thế trong mọi hoạt động giáo dục, trước hết các lực lượng giáo dục trong nhà trường phải xác định được vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển con người, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. GDMT là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nhân cách con người. Để nâng cao hiệu quả GDMT, trước hết các lực lượng GD trong nhà trường cần nhận thức được vai trò, vị trí của công tác GDMT đối với sự phát triển con người nói riêng và đối với sự tiến bộ của xã hội nói chung.
Qua thực tế tìm hiểu nhận thức của GV và cán bộ quản lý của các nhà trường về vai trò và ý nghĩa của công tác GDMT cho HS, phần lớn họ đều nhận thức được đây là một nội dung GD rất quan trọng và cần thiết, tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động của nhà trường và của các GV, thì công tác GDMT vẫn chưa được coi trọng và đặt lên vị trí những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác GD toàn diện học sinh. Đặc biệt vẫn có số ít giáo viên thường trực tâm lý xem nhẹ nội dung GDMT trong mục tiêu GD của nhà trường. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả GDMT cho HS của các nhà trường. Vì vậy việc giúp cho các lực lượng GD trong nhà trường có được nhận thức đúng đắn và hiểu biết đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDMT trong nhà trường sẽ là nền tảng giúp họ tích cực và có trách
3.3.1.3 Cách thực hiện
- Các lực lượng GD trong nhà trường THPT bao gồm: + Ban giám hiệu nhà trường
+ Hội đồng giáo dục nhà trường + Giáo viên chủ nhiệm lớp + Giáo viên bộ môn
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh + Tập thể lớp
+ Các câu lạc bộ ………..
Đây là những nhân tố trung tâm góp phần cấu thành nên nhà trường, đồng thời là những lực lượng có sứ mệnh giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ trong mọi thời đại.
Để các lực lượng GD trong nhà trường nhận thức được công tác GDMT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình giáo dục nhà trường, đòi hỏi các nhà trường, mà đứng đầu là BGH nhà trường phải:
+ Quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về môi trường và bảo vệ môi trường trong chương trình công tác của nhà trường.
+ Tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật về môi trường, đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường.
+ Cung cấp cho GV những thông tin về môi trường đặc biệt là hiện trạng môi trường của địa phương, của nước ta và diễn biến môi trường toàn cầu một cách thường xuyên cho giáo viên và các lực lượng GD. Từ đó họ có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường và công tác GDMT cho thế hệ trẻ.