0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nội dung của biện pháp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 91 -125 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- HT nhà trƣờng phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về nhu cầu cần thiết của việc đổi mới PPDH và giúp GV hiểu rõ: Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phƣơng pháp, đổi mới các phƣơng tiện và hình thức triển khai phƣơng pháp trên cơ sở khai thác triệt để ƣu điểm của các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phƣơng pháp mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của ngƣời học.

- Chỉ đạo DH phát huy tính tích cực của HS thông qua hàng loạt các tác động của GV là bản chất của phƣơng pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động đƣợc nảy sinh từ phía HS, đƣợc biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy đƣợc tính tích cực mà HS không còn bị thụ động. HS trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng đƣợc khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với ngƣời GV là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những HS học tốt đƣợc thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những HS học yếu cũng không thấy bị bỏ rơi, cũng tham

gia đƣợc vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị nhồi nhét nữa. Nhƣ vậy, hành động của HS thế này hay thế khác đúng với kết quả kiến thức mong muốn của chúng ta.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Để đổi mới PPDH đƣợc thành công thì phải xem xét đồng bộ các yếu tố: Chƣơng trình, điều kiện dạy học, vai trò ngƣời thầy, vai trò tổ nhóm chuyên môn và cách thức đánh giá GV.

- Về chƣơng trình: Chƣơng trình dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày là chƣơng trình mở đƣợc dựa trên khung chƣơng trình của Bộ GD&ĐT quy định, từ đó chỉ đạo GV lựa chọn nội dung chƣơng trình phù hợp với vùng miền và đối tƣợng nhận thức của HS, cùng với nhà trƣờng xây dựng chƣơng trình buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày sao cho cụ thể, phù hợp gắn liền với thực tiễn, rèn kĩ năng sống cho HS, nhằm phát triển toàn diện về nhân cách và tri thức đáp ứng nguồn nhân lực xã hội đòi hỏi.

- Phát huy vai trò của tổ nhóm chuyên môn: Thành bại trong đổi mới PPDH diễn ra ở nhà trƣờng, nên các nhà trƣờng, tổ nhóm chuyên môn phải đầu tƣ thoả đáng cho đổi mới PPDH bằng những hành động thiết thực. HT nhà trƣởng tổ chức cho GV học tập các chỉ thị, hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT thông qua các buổi họp và truy cập mạng công nghệ thông tin ở văn phòng nhà trƣờng. Chỉ đạo GV tham gia học hè đầy đủ, tích cực theo chỉ đạo của phòng GD&ĐT. Tổ chức các chuyên để cấp tổ, nhóm chuyên môn; vận dụng đổi mới PPDH ở tất cả các môn học trong từng khối. Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức hội thảo trao đổi về đổi mới PPDH, sau đó rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng trong toàn trƣờng.

- Nhà trƣờng chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về việc đổi mới PPDH trong trƣờng trên cơ sở chỉ đạo hoạt động thƣờng xuyên và có hiệu quả. Đồng thời tổ chức cho GV đi tham quan,

- Đặc biệt coi trọng tài nghệ của ngƣời thầy, khuyến khích tính chủ động sáng tạo của GV:

Để đổi mới PPDH đƣợc thành công thì tài nghệ của GV, lao động sƣ phạm của ngƣời thầy phải đƣợc đánh giá đúng.

Tài nghệ của GV trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu ngƣời GV khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS thì con ngƣời đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển của bản thân, xã hội và lịch sử. Nhà trƣờng cần động viên khen thƣởng kịp thời những GV tích cực đổi mới PPDH, những sáng kiến kinh nghiệm áp dụng đổi mới PPDH.

- Các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH: Để đổi mới PPDH thành công các nhà trƣờng phải trang bị các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhƣ: máy tính,máy chiếu, mạng Internet, các phần mềm ứng dụng nhƣ: Elearning, violet…Hiện nay, công nghệ thông tin hiện đại góp phần tích cực đổi mới công tác soạn giảng và đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy học. Tuy nhiên chỉ đạo đổi mới công tác dạy học không có nghĩa là hoàn toàn sử dụng phƣơng pháp, hình thức dạy học bằng công nghệ thông tin mà GV tiểu học vẫn phải tăng cƣờng sử dụng trực quan bằng vật thật, phối hợp nhịp nhàng bảng đen và giáo án điện tử, lời giảng của GV sao cho HS vẫn đƣợc rèn kĩ năng kĩ xảo trong khi tiếp thu kiến thức. HT nhà trƣờng cần khuyến cáo cho GV thấy rõ rằng đổi mới PPDH không có nghĩa là hoàn toàn ứng dụng công nghệ thông tin; kiên quyết chống hiện tƣợng lạm dụng vào màn trình chiếu, thay giờ học rèn kĩ năng thực hành bằng một giờ xem tranh ảnh, phông chữ màu sắc trên màn chiếu dẫn đến HS thụ động kiến thức.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo đổi mới PPDH. Hỗ trợ trang bị cho các nhà trƣờng phƣơng tiện dạy học hiện đại.

- HT cần trang bị choGV những phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. - HT quan tâm đến CSVC, trang thiết bị hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH.

3.2.7. Biện pháp 7: Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất nâng cao chất lượng dạy học lớp 2 buổi/ngày

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng về thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng dạy học lớp 2 buổi/ngày góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

- Chủ động đề xuất tham mƣu với các cơ quan có thẩm quyền về huy động nguồn lực xây dựng CSVC nhà trƣờng đủ phòng học, khang trang, an toàn, môi trƣờng thân thiện.

- Phối hợp giữa gia đình- nhà trƣờng và các tổ chức chính trị xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục của địa phƣơng.

-Tuyên truyền vận động trẻ ra lớp đúng độ tuổi, tuyên truyền tới phụ huynh HS mô hình dạy học 2 buổi/ngày để phụ huynh tự nguyện đăng kí cho con học lớp 2 buổi/ngày.

3.2.7.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Phát huy nội lực: Nhà trƣờng phân công trách nhiệm phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân và các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng. GV ngoài chức năng giảng dạy còn có vai trò trực tiếp giúp nhà trƣờng huy động XHH giáo dục, đặc biệt là GVCN. Họ biết từng hoàn cảnh của gia đình HS, cơ quan công tác của CMHS, thế mạnh của từng phụ huynh, từ đó khéo léo vận động phụ huynh ủng hộ nhà trƣờng về các hoạt động trong năm học và hỗ trợ đầu tƣ CSVC và kinh phí tổ chức các hoạt động học tập trong năm học.

- Huy động ngoại lực: Đẩy mạnh việc thực hiện công tác XHHGD, tham mƣu với cấp có thẩm quyền trong việc tăng đầu tƣ cho GDTH. Cùng với ngân sách nhà nƣớc, ngành Giáo dục và các nhà trƣờng cần mạnh dạn huy động các

nguồn lực và trí tuệ nhân dân để phát triển giáo dục, gắn chặt hơn nữa sự hợp tác, phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và XH. Tùy vào tình hình điều kiện của mỗi nhà trƣờng và kinh tế xã hội của địa phƣơng để đa dạng hóa các loại hình tổ chức 2 buổi/ngày có bán trú hoặc không bán trú, dạy học 2buổi/ngày toàn trƣờng hoặc một số khối lớp. Với tình hình thực tế hiện nay ở huyện Đông Triều đang thực hiện chủ trƣơng cao tầng hóa 100% số trƣờng học vì thế một số trƣờng trong giai đoạn xây dựng thiếu phòng học để tổ chức lớp 2buổi/ngày. Cho nên các nhà trƣờng cần ƣu tiên cho các khối lớp 1 và 2 đƣợc học 2 buổi/ngày.

- Mở rộng và tăng cƣờng các mối quan hệ của nhà trƣờng với các ngành, địa phƣơng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội …tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trƣờng, hỗ trợ kinh phí cho nhà trƣờng, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Cụ thể:

+ Báo cáo kịp thời với phòng GD&ĐT huyện Đông Triều về thực trạng CSVC của trƣờng, chủ động sáng tạo đề xuất các nhu cầu cần thiết của nhà trƣờng phục vụ nâng cao chất lƣợng dạy học lớp 2 buổi/ngày.

+ Tranh thủ các diễn đàn hội họp tại địa phƣơng khi hiệu trƣởng đƣợc tham gia để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tranh thủ sự ủng hộp của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, UBND huyện Đông Triều, phát huy vai trò của các tổ chức khác trên địa bàn trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành

"vào cuộc", có những định hƣớng, có những cơ chế, điều chỉnh các mối quan hệ, tạo điều kiện để nhà trƣờng thực hiện có hiệu quả XHHGD.

+ Thành lập Ban đại diện CMHS, coi đó là thành viên của Hội đồng giáo

dục nhà trƣờng để liên minh, liên kết, cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục HS, tuyên truyền mọi chính sách chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về công tác GD&ĐT làm cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đóng góp kinh phí cũng nhƣ việc cùng với nhà trƣờng quản lý phối kết hợp với

nhà trƣờng và XH để GD con em của mình đƣợc tốt hơn. Cần làm rõ trách nhiệm của CMHS với việc gửi con học 2 buổi/ngày tại nhà trƣờng để họ cùng hợp tác giáo dục con em mình không ỷ lại cho cô giáo và có trách nhiệm đóng góp kinh phí hoàn thiện CSVC tổ chức dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày hiệu quả.

+ Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các lực lƣợng kinh tế -

xã hội, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện... nhằm tăng cƣờng thêm cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và học.

+ Gửi thƣ cảm ơn những cá nhân và tập thể đã đóng góp giúp đỡ nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng dạy học. Tuyên dƣơng và khen thƣởng GV, các tổ chức trong nhà trƣờng làm tốt công tác XHHGD. Sử dụng đúng mục đích nguồn tài trợ vào phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trƣờng có hiệu quả.

- Việc tổ chức thự hiện xã hội hóa GD cần phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, của nhà trƣờng vì thực tế ở mỗi trƣờng, mỗi địa phƣơng khác nhau về điều kiện kinh tế, CSVC và trình độ dân trí nên việc huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa trên tinh thần tự nguyện, không cào bằng mức thu với từng HS.

- Đối với trƣờng chƣa đủ phòng học, còn diện tích xây dựng, HT nhà trƣởng tham mƣu phòng giáo dục, UBND huyện cung cấp kinh phí xây dựng trƣờng bằng nhiều hình thức: đầu tƣ vốn ngân sách nhà nƣớc hoặc huy động đóng góp trong dân và tài trợ của các doanh nghiệp, lấy từ quỹ tiết kiệm của nhà trƣờng…

- Đối với trƣờng chƣa đủ phòng học, không đủ diện tích xây dựng, HT nhà trƣởng tham mƣu phòng GD&ĐT, UBND các cấp mở rộng diện tích nhà trƣờng bằng cách giải phóng đền bù cho nhà dân hoặc thay đổi địa điểm trƣờng ở một nơi khác thuận tiện hơn.

+ Giải pháp trƣớc mắt cho trƣờng không đủ phòng học mà nhu cầu phụ huynh cần tổ chức 2 buổi/ngày cao đó là:

. Tuyển HS đúng tuyến, hạn chế tối đa HS trái tuyến để giảm bớt số lƣợng HS.

. Kêu gọi phụ huynh, GV giúp đỡ về mƣợn phòng học hoặc thuê nhà dân với CSVC đảm bảo vệ sinh học đƣờng. Bố trí lớp học 1 buổi chính khóa ở trƣờng, buổi thứ hai ở nhà dân. Tuyệt đối không bố trí HS học cả ngày ở nhà dân. Kinh phí thuê nhà do thoả thuận CMHS đăng kí học 2 buổi/ngày chi trả kể cả những HS đƣợc học cả ngày tại phòng học của trƣờng.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- UBND huyện, Phòng GD&ĐT cần có những văn bản chỉ đạo cụ thể việc thực hiện công tác XHHGD.

- HT cần xây dựng kế hoạch XHH cụ thể,dài hơi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.8. Biện pháp 8: Vận dụng tư duy quản lý sự thay đổi để quản lý tốt dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày của HT các trường TH, hướng tới mục tiêu chất lượng và hiệu quả

3.2.8.1.Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới tƣ duy quản lí nhằm đƣa nhà trƣờng có tầm nhìn, sứ mạng và thƣơng hiệu chất lƣợng giáo dục hiệu quả.

3.2.8.2.Nội dung của biện pháp

Thực hiện chủ đề năm học 2012 - 2013: Tiếp tục đổi mới công tác QL, nâng cao chất lƣợng GD. Nhằm đáp ứng với sự phát triển XH, mỗi HT phải thay đổi tƣ duy QL. Cần xác định cho trƣờng mình một tầm nhìn, sứ mạng và hệ giá trị rõ ràng. Trong đó cần xác định rõ việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày là một trong những sứ mạng của nhà trƣờng TH, nhƣng phải làm thế nào để xây dựng hình ảnh về một nhà trƣờng dạy 2 buổi với qui mô hợp lý, bố trí không gian học tập và sinh hoạt cho học sinh hài hòa với một chƣơng trình DH hợp lý để nhà trƣờng trở thành nơi hấp dẫn thu hút trẻ đến trƣờng, là nơi đƣợc CMHS tin tƣởng để gửi gắm con em mình, và tạo dựng môi trƣờng học tập lành mạnh và

chăm sóc để phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tƣ duy của mỗi HS, là nơi mà các GV khao khát đƣợc cống hiến cho sự nghiệp GD.

Mỗi nhà trƣờng, HT phải bắt đầu từ xác định tầm nhìn, sứ mạng và định hƣớng giá trị, chia sẻ chúng với cán bộ, GV, nhân viên. Đồng thời phải biết lựa chọn đúng những việc cần làm của trƣờng mình theo yêu cầu dạy 2 buổi/ ngày để xây dựng những KH hành động cụ thể thực hiện những công việc đó.

3.2.8.3.Tổ chức thực hiện biện pháp

Có thể áp dụng qui trình QL sự thay đổi để triển khai QLDH 2 buổi/ ngày nhƣ sau:

Bước 1. Chuẩn bị cho “sự thay đổi”- chuẩn bị cho thực hiện dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày.

Ở bƣớc này ngƣời HT cần làm cho mọi GV hiểu đúng mục đích, nội dung của việc DH buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày. Trƣớc hết ngƣời HT phải nhận diện đƣợc mô hình dạy học buổi thứ hai của 2 buổi/ ngày trong trƣờng TH do yêu cầu của sự phát triển GD, của XH, dƣới sự chỉ đạo của ngành và do chính sự mong muốn nâng cao chất lƣợng GD của trƣờng đặt ra. Tiếp theo đó cần chuẩn bị cho việc thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày.

- Chuẩn bị tâm thế cho bản thân và cho mọi thành viên trong trƣờng khả năng để thực hiện việc dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày.

- Chuẩn bị về nhận thức cho CBQL, GV, HS về dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày và yêu cầu đổi mới QLDH.

- Chuẩn bị các điều kiện tối thiểu để triển khai dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày.

Bước 2: Lập kế hoạch cho “sự thay đổi” - kế hoạch triển khai dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày.

Phân tích bối cảnh nhà trƣờng, tìm hiểu các căn cứ để thực hiện mô hình dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BUỔI THỨ HAI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 91 -125 )

×