Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về GD&ĐT liên quan đến việc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học huyện đông triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 125)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về GD&ĐT liên quan đến việc

- Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII về GD&ĐT

1.3.2. Luật và các văn bản dưới Luật về giáo dục tiểu học liên quan đến việc quản lý dạy học 2 buổi/ ngày ở trường tiểu học

- Luật Giáo dục ban hành ngày 14/6/2005;

1.3.3. Các văn bản của Bộ GD& ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, phòng GD&ĐT Đông Triều về chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày GD&ĐT Đông Triều về chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày

Để thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở trƣờng tiểu học, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn:

- Ngày 07 tháng 11 năm 2000, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 10176/BGDĐT-GDTH về việc hƣớng dẫn kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, trong

đó nêu rõ: Việc dạy học 2 buổi/ngày chỉ tổ chức ở những nơi có nhu cầu và có sự tự nguyện của phụ huynh HS, đƣợc sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền. Kinh phí bồi dƣỡng GV dạy hợp đồng, GV dạy quá 5 buổi/tuần, nhân viên phục vụ,… do gia đình HS đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện và đúng quy định của các cấp có thẩm quyền. Trong văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ GD&ĐT đều hƣớng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày các địa phƣơng triển khai thực hiện có hiệu quả. Bộ GD&Đ yêu cầu ở buổi học thứ nhất các trƣờng dạy theo kế hoạch GD quy định cho mỗi lớp đã đƣợc quy định trong kế hoạch GD. Ở buổi học thứ hai căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng địa phƣơng, Sở GD& ĐT chỉ đạo các trƣờng TH lập kế hoạch thực hiện với điều kiện thời lƣợng bố trí tối đa 15 tiết/tuần. Đặc biệt, về nguyên tắc, giáo viên không đƣợc thêm nội dung kiến thức mới mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã học hoặc chủ yếu giúp đỡ học sinh nắm đƣợc các kiến thức đã học ở các tiết học trong tuần của buổi thứ nhất; dành thời gian để học sinh giải quyết hết bài tập trong sách giáo khoa...

- Thông tƣ liên tịch số 50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 09/9/2008: “Hƣớng dẫn thực hiện chế độ trả lƣơng dạy thêm đối với trƣờng công lập”.

- Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 về việc Hƣớng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tại điểm b, khoản 1, mục II đã quy đinh:

+ Đối với trƣờng tiểu học dạy 1 buổi trong ngày đƣợc bố trí biên chế không quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp;

+ Đối với trƣờng tiểu học dạy 2 buổi trong ngày đƣợc bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp;

- Công văn số 5379/BGDĐT-GDTH ra ngày 20/8/2012 về Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 đối với GDTH phần nhiệm vụ cụ thể có quy

định rõ đối với các trƣờng, lớp dạy học 2 buổi/ ngày. Hiệu trƣởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Về thời lƣợng: Kế hoạch dạy học và giáo dục đối với trƣờng, lớp 2 buổi/ ngày đảm bảo không quá 7 tiết/ ngày.

+Về nội dung:

. Nhà trƣờng chủ động bố trí thời gian và nội dung hợp lí đối với các hoạt động dạy học và giáo dục để thực hiện chƣơng trình và sách quy định cho mỗi lớp nêu ở điểm 1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III của công văn này; thực hành vận dụng kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phƣơng; học sinh đƣợc tự học có sự hƣớng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dƣỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá…

. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày nhằm tăng cƣờng các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… đƣợc tổ chức một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh.

. Giáo viên lựa chọn nội dung, bố trí thời gian hợp lý hƣớng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp.

. Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cần lƣu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cƣờng Tiếng Việt, tập trung củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học.

. Tổ chức bán trú: Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh; linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú: tổ chức nghỉ trƣa, ăn trƣa cho học sinh, có thể tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ nghỉ trƣa nhƣ xem phim, xem tivi, đọc

sách, tham gia các trò chơi dân gian…Nhà trƣờng cần tăng cƣờng kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ học sinh.

. Ở những vùng dân tộc thiểu số, miền núi có kế hoạch phát triển trƣờng phổ thông dân tộc bán trú, các lớp bán trú với sự kết hợp đầu tƣ từ ngân sách, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ từ các lực lƣợng xã hội.

- Động viên phụ huynh đầu tƣ, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.

Song song với các văn bản trên, Bộ GD&ĐT còn có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện kế hoạch nội dung, chƣơng trình dạy học 2 buổi/ngày để làm hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các địa phƣơng tổ chức và quản lý tốt việc dạy học 2 buổi/ngày: Ngày 27/7, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục - đào tạo năm học 2012-2013. Theo đó, năm học này, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong đó nhóm nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục phổ thông có yêu cầu: Với giáo dục phổ thông, tiếp tục rà soát, đánh giá thƣờng xuyên chƣơng trình, SGK; tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới phƣơng pháp dạy học; mở rộng diện học sinh đƣợc học 2 buổi/ngày…

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, phòng GD&ĐT huyện Đông Triều đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các địa phƣơng có điều kiện tổ chức các lớp học 2 buổi/ngày; tham mƣu với UBND các cấp để tạo điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và có những văn bản pháp lí về thu, chi công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Cụ thể Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản: Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học 2011 -2012 cấp Tiểu học số 2580/SGD ĐT- GDTH ngày 24/8/2011; Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 cấp tiểu học số 2358/SGD&ĐT-GDTH ngày 23/8/2012. Phòng GD&ĐT Đông Triều đã ra các văn bản: Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 cấp Tiểu học số 552/PGDĐT- CMTH ngày 5/9/2011;

Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 cấp tiểu học số 2358/PGD&ĐT- CMTH ngày 27/8/2012 và trong các văn bản hƣớng dẫn đó đều chỉ đạo các trƣờng quan tâm đến việc tổ chức các lớp dạy buổi/ngày.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày buổi/ngày

1.4.1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học

Trong quá trình phát triển tâm lý con ngƣời về phƣơng diện cá thể, học sinh TH thuộc thời kì đầu tiên trong giai đoạn tuổi đi học, thƣờng đƣợc gọi là tuổi nhi đồng (từ 6 đến 12 tuổi). Đây là lứa tuổi đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc đời HS với sự xuất hiện lần đầu tiên hoạt động học tập theo phƣơng pháp nhà trƣờng. Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của lứa tuổi TH.

Những đặc điểm nhân cách của HSTH là tính hồn nhiên, tính chỉnh thể, tính chất đang phát triển và có khả năng tiềm tàng trong quá trình phát triển.

Những yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển của HSTH đó là nhà trƣờng, gia đình và hoạt động giao tiếp trong điều kiện lịch sử - XH nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu tâm lí học, giáo dục học và qua thực tiễn cho thấy: Trẻ em ở lứa tuổi TH không chỉ có nhu cầu học 9 môn học bắt buộc mà các em còn rất ham tìm hiểu về môi trƣờng xung quanh, về các hiện tƣợng tự nhiên, về các môn thể thao …Nhiều HS thích học ngoại ngữ, tin học, các môn năng khiếu âm nhạc, hội hoạ. Chính vì vậy, chỉ có học lớp 2 buổi/ngày ở trƣờng TH mới đủ thời gian tổ chức cho HS đƣợc học tập phát triển năng khiếu, đƣợc tham gia nhiều các hoạt động ngoài giờ, đƣợc rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp tốt nhất. Vậy để hoạt động dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày đạt hiệu quả cao đòi hỏi ngƣời hiệu trƣởng phải có biện pháp quản lý tốt hoạt động dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày ở trƣờng TH để nâng cao chất lƣợng dạy học.

1.4.2. Sự kết hợp giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình, xã hội

1.4.2.1. Ý nghĩa và yêu cầu của việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Giáo dục trẻ em là mối quan tâm của toàn XH. Chính XH sinh ra nhà trƣờng và đặt hàng cho nhà trƣờng những yêu cầu nguồn nhân lực tƣơng ứng với xu thế phát triển XH. Gia đình là nơi trẻ sinh ra và lớn lên, đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự thống nhất giữa các lực lƣợng GD (nhà trƣờng, gia đình, xã hội) là đòi hỏi tất yếu và nhƣ là một nguyên tắc cơ bản của quá trình giáo dục trẻ em.

Ở TH sự kết hợp giữa các lực lƣợng GD lại càng quan trọng, bởi HSTH có những nét tính cách đang đƣợc hình thành, chƣa có độ bền vững nhất định và các em chƣa có niềm tin vững chắc để có thể định hƣớng cho mình trong những tình huống phức tạp trong cuộc sống. Sự thống nhất giữa các lực lƣợng GD sẽ là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa hiện tƣợng “lệch hƣớng” trong nhận thức, thái độ hành vi của các em; sẽ hình thành những tình cảm đẹp đẽ, những hành vi ứng xử đúng đắn, giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế sự kết hợp thống nhất giữa nhà trƣờng, gia đình, XH là tất yếu trong quá trình GD trẻ. Trong đó giáo dục nhà trƣờng là trung tâm, có vai trò chủ đạo, tổ chức phối hợp và định hƣớng công tác giáo dục của các lực lƣợng giáo dục khác trong xã hội.

1.4.2.2. Kết hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình

Nhà trƣờng giúp đỡ gia đình trong việc lựa chọn nội dung, phƣơng pháp DH và GD buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày phù hợp với mục tiêu GD. Nhà trƣờng thông báo cho gia đình biết những chính sách GD, những tri thức phổ thông trong lĩnh vực GD trẻ em ở gia đình. Gia đình thông báo cho nhà trƣờng về đặc điểm cá tính HS: học lực, đạo đức, thói quen, sở thích, năng khiếu… với mục đích cùng phối hợp với nhà trƣờng giáo dục HS.

Một vấn đề có tính cốt lõi trong GD gia đình, đó là vấn đề GD đạo đức cho trẻ. Gia đình GD cho trẻ những phẩm chất đạo đức nhƣ tính nhân đạo, sự

đồng cảm sâu sắc, quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ ngƣời khác, văn hoá giao tiếp ứng xử, lòng biết ơn, ý thức giữ gìn bảo vệ môi trƣờng… Ngƣợc lại chính từ gia đình mà trẻ nảy sinh ích kỉ, thô bạo, thiếu kính trọng ngƣời trên, không chú ý ngƣời khác…Vì vậy những ngƣời thân trong gia đình trƣớc hết phải là tấm gƣơng cho trẻ noi theo. Việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình trong việc giáo dục HSTH là việc quan trọng. Nhà trƣờng và gia đình cần có sự thống nhất về mục đích, nội dung, phƣơng thức GD học sinh, con em mình ở từng giai đoạn của quá trình GD và trách nhiệm khả năng GD của mỗi bên.

1.4.2.3. Kết hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và xã hội

Giáo dục Tiểu học đang đƣợc Nhà nƣớc và toàn xã hội quan tâm. Nhà nƣớc đã ban hành: “Luật phổ cập GDTH”, “ Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em”, vận động các tổ chức, lực lƣợng toàn xã hội đều tham gia vào việc bảo vệ, chăm sóc GD trẻ em. Do đó việc kết hợp giữa nhà trƣờng và XH để giáo dục trẻ em là xây dựng một môi trƣờng và điều kiện thích hợp để GD đúng đắn, mà trong đó tất cả các mối quan hệ XH trong tất cả các lĩnh vực của đời sống XH đều mang tính chất chuẩn mực. Điều đó không chỉ trực tiếp tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách trẻ em mà còn tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc GD của nhà trƣờng và gia đình.

Hiện nay, Nhà nƣớc đã thành lập Hội đồng GD các cấp bao gồm đại diện của Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng, đại diện ngành GD, hội CMHS, các đoàn thể XH và một số ngƣời am hiểu và quan tâm đến GD. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức, phối hợp, sử dụng hợp lý các lực lƣợng XH để phát triển sự nghiệp GD địa phƣơng.

Về phía nhà trƣờng, thành lập Hội đồng trƣờng để tổ chức và chịu trách nhiệm quyết định về phƣơng hƣớng hoạt động của nhà trƣờng, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực giành cho nhà trƣờng, gắn nhà trƣờng với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu GD.

1.4.2.4. Xây dựng môi trườnghọc tập thân thiện, học sinh tích cực, phát triển toàn diện và bền vững đáp ứng xu thế phát triển xã hội

Trƣờng học tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi và phải chịu trách nhiệm về công tác PCGD đối với địa phƣơng. Nhà trƣờng phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào về tình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán..., kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiết tha vƣơn lên và có khả năng học tập. Nhà trƣờng phải tận tình giúp đỡ HS chƣa ngoan, giúp đỡ HS học lực yếu kém, giảm lƣu ban, không để HS bỏ học, cùng với Ban đại diện CMHS tận tâm cƣu mang, giúp đỡ những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cuộc vận động “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng GD toàn diện, xây dựng trong mỗi trƣờng học môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, an toàn. Trƣờng học thân thiện không tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình phấn đấu không mệt mỏi của các nhà trƣờng, phối hợp nhiều lực lƣợng tham gia công tác GD, trong đó thầy và trò là lực lƣợng nòng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, khắc phục yếu kém, thách thức, là mô hình của trƣờng chuẩn quốc gia. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT thì trƣờng học thân thiện không phải là một mô hình hoàn toàn mới ở nƣớc ta mà trên thực tế đã có nhiều điển hình tiên tiến đã và đang phấn đấu thực hiện. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trƣờng học thân thiện cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nƣớc với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Do nội dung của “Trƣờng học thân thiện” khá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở các trường tiểu học huyện đông triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 125)