8. Cấu trúc luận văn
1.2.1.8. Dạy học lớp 2buổi/ngày
*Khái niệm: Dạy học lớp 2 buổi/ngày đƣợc hiểu là hình thức tổ chức cho HS giáo dục và học tập trong nhà trƣờng cả buổi sáng và buổi chiều, tạo điều kiện giáo dục toàn diện, bảo đảm sự hài hoà cân đối giữa học tập có chất lƣợng ngay trên lớp với các hoạt động vui chơi lành mạnh. Dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày không phải là dạy thêm mà giãn thời gian học tập ở buổi thứ nhất để bớt căng thẳng cho HS và bổ sung các môn học nhằm phát triển về trí tuệ, thể chất, năng khiếu cho HS.
*Ý nghĩa:
Khi tổ chức học lớp 2 buổi/ngày, có bộ phận HS ăn, nghỉ trƣa tại trƣờng (HS bán trú) và một bộ phận HS không ở lại trƣờng vào buổi trƣa (không bán trú). Trong tổ chức dạy học lớp 2 buổi/ ngày sẽ bao gồm cả việc tổ chức quản lý HS bán trú. Việc tổ chức học lớp 2 buổi/ngày kể cả bán trú hay không bán trú, đều mang lại lợi ích xã hội, thoả mãn nhu cầu của một bộ phận CMHS muốn gửi con ở trƣờng cả ngày để yên tâm công tác. Đồng thời tạo môi trƣờng sƣ phạm tích cực: Tăng không gian giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV - GV, phù hợp với mô hình trƣờng học thân thiện, HS tích cực. Tham gia học lớp 2 buổi/ngày, ngoài việc học các môn văn hoá, các em có điều kiện tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá, vui chơi, rèn luyện về âm nhạc, thể dục, mĩ thuật…Các em đƣợc học các môn tự chọn nhƣ tin học, ngoại ngữ, hiểu biết thêm kiến thức thực tế, rèn kinh nghiệm sống. Đặc biệt với những học sinh ở những địa phƣơng, vùng, miền khó khăn đƣợc học 2 buổi/ngày ở trƣờng sẽ là cơ hội để các em phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể lực. Các em HS sẽ có thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với thời gian dài ở ngay tại trƣờng học, không bị gián đoạn chỉ trong có 1 buổi học nữa điều đó giúp cho HS tiếp xúc với môi trƣờng sƣ phạm nhiều hơn, đƣợc giao lƣu với các thầy cô giáo, bạn bè trong một không khí thân thiện, cởi mở hơn. Việc tổ chức dạy học lớp 2 buổi khắc phục tình trạng quá tải ở TH: Nội dung tổng thể chƣơng trình TH đƣợc giữ nguyên, trong khi thời lƣợng đƣợc giãn ra sẽ không gây quá tải cho HS.