8. Cấu trúc luận văn
1.2.2.2. Mục tiêu và nội dung của giáo dục tiểu học
Điều 27, khoản 1 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ về mục tiêu giáo dục tiểu học là: “ Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng
Trong giai đoạn hiện nay, GDTH cần đạt một số mục tiêu cụ thể: Nâng cao chất lƣợng PCGD và PCGD tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở bậc TH bằng các giải pháp:
- Tổ chức, quản lý tốt và nâng cao chất lƣợng HS học 2 buổi/ngày.
- Thực hiện dạy học theo chƣơng trình sách giáo khoa mới, dạy đủ các môn học bắt buộc và tự chọn, dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng môn học có gắn với đặc thù vùng miền, tăng cƣờng giáo dục thể chất và kĩ năng sống nhằm phát triển toàn diện cho HS đáp ứng nhu cầu phát triển XH.
- Xây dựng và đánh giá trƣờng TH theo chuẩn quốc gia tiến đến ở mức độ 2, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục HS về các mặt: đức, trí, thể, mỹ, môi trƣờng và các kỹ năng cơ bản.
Với mục tiêu trên, nội dung GDTH thể hiện ở điều 28, Luật Giáo dục 2005: “Phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, mĩ thuật”.
Để đạt đƣợc mục tiêu GDTH, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai - Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII đã nhấn mạnh về vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học và chỉ ra những định hƣớng “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành một nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện về thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. [3]
Dạy cho học sinh tích cực tự học, rèn kĩ năng sống, bảo vệ môi trƣờng là yêu cầu chức năng, nhiệm vụ mới của giáo viên trong thời kì hiện nay, đó chính là quan điểm phát huy nội lực của HS, kết hợp sự giúp đỡ bên ngoài, đặc biệt là sự hƣớng dẫn, định hƣớng của thầy cô giáo. Trong quản lý và giảng dạy, giáo viên cần chú ý xây dựng kỉ cƣơng, nề nếp DH, thực hiện chức năng hành chính
đƣa các hoạt động vào kỉ cƣơng bằng hệ thống nội quy, quy định chặt chẽ. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ học hỏi lẫn nhau trong quá trình DH, tạo ra trạng thái tinh thần lành mạnh, bầu không khí sƣ phạm thân ái, đoàn kết làm nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu GD, nâng cao chất lƣợng DH. Đồng thời có những hình thức động viên, khen thƣởng kịp thời và định mức với những cống hiến và thành tích của cán bộ, giáo viên, học sinh, tạo điều kiện để cho cán bộ, giáo viên lao động cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần.
Trong giai đoạn phát triển của đất nƣớc ta hiện nay, giáo dục TH có vai trò quan trọng và là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đa số phụ huynh học sinh đều có nhu cầu gửi con học 2 buổi/ ngày để nhằm nâng cao chất lƣợng GD, phát triển toàn diện cho HS trong môi trƣờng học tập thân thiện và có chất lƣợng cao. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà QLGD phải biết vận dụng các biện pháp QLDH phù hợp, linh hoạt, sáng tạo để phát huy nội lực và ngoại lực đạt hiệu quả, mục tiêu GD.
1.2.2.3. Nhiệm vụ quyền hạn trường Tiểu học
Điều 3, chƣơng 1, Điều lệ trƣờng TH Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng TH nhƣ sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trƣờng, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và trẻ em trong
3. Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phƣơng.
4. Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục.
5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2.4. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học
Ngày nay, với sự phát triển của thế kỉ 21, thế kỉ của nền tri thức, ngƣời QL giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển XH đặt ra cho hiệu trƣởng nhà trƣờng những trọng trách lớn lao trong việc điều hành các quá trình DH và quá trình GD sao cho đạt hiệu quả, đào tạo nhân tài đáp ứng xu thế phát triển của xã hội hiện nay.
Vai trò của HT nhà trƣờng là bảo đảm chỉ đạo toàn diện việc vận hành guồng máy QL, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động toàn lực lƣợng tham gia GD. HT cần phải biết cách quản lý sáng tạo, đó là nghệ thuật điều hành và quản lý.
Điều 20, chƣơng II, Điều lệ trƣờng Tiểu học Ban hành kèm theo Thông tƣ số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 201 0của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “ Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Người được bổ
nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định”.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thƣởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trƣờng; quyết định khen thƣởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và các đối tƣợng khác trên địa bàn trƣờng phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và các chính sách ƣu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lƣợng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trƣờng đối với cộng đồng.
Như vậy HT trường tiểu học phải vừa là nhà giáo, vừa là nhà lãnh đạo, quản lý các hoạt động của nhà trường. Trong vai trò đó, với những qui định cụ thể trong Điều lệ nhà trường HT phải không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi và sáng tạo, lựa chọn và mạnh dạn trong việc áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với qui định của Nhà nước và điều kiện nhà trường. Đặc biệt HT phải có khả năng tập hợp, lôi cuốn, dẫn dắt đội ngũ; phân bổ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học giáo dục trong nhà trường mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó tìm kiếm biện pháp quản lý dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ ngày là trách nhiệm của HT trường tiểu học.
1.3. Một số căn cứ pháp lý của việc quản lý dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ ngày ở trƣờng TH buổi/ ngày ở trƣờng TH
1.3.1. Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về GD&ĐT liên quan đến việc quản lý dạy học buổi thư hai, lớp 2 buổi/ngày ở TH dạy học buổi thư hai, lớp 2 buổi/ngày ở TH
- Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII về GD&ĐT
1.3.2. Luật và các văn bản dưới Luật về giáo dục tiểu học liên quan đến việc quản lý dạy học 2 buổi/ ngày ở trường tiểu học
- Luật Giáo dục ban hành ngày 14/6/2005;
1.3.3. Các văn bản của Bộ GD& ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, phòng GD&ĐT Đông Triều về chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày GD&ĐT Đông Triều về chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày
Để thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày ở trƣờng tiểu học, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn:
- Ngày 07 tháng 11 năm 2000, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 10176/BGDĐT-GDTH về việc hƣớng dẫn kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, trong
đó nêu rõ: Việc dạy học 2 buổi/ngày chỉ tổ chức ở những nơi có nhu cầu và có sự tự nguyện của phụ huynh HS, đƣợc sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền. Kinh phí bồi dƣỡng GV dạy hợp đồng, GV dạy quá 5 buổi/tuần, nhân viên phục vụ,… do gia đình HS đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện và đúng quy định của các cấp có thẩm quyền. Trong văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, Bộ GD&ĐT đều hƣớng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày các địa phƣơng triển khai thực hiện có hiệu quả. Bộ GD&Đ yêu cầu ở buổi học thứ nhất các trƣờng dạy theo kế hoạch GD quy định cho mỗi lớp đã đƣợc quy định trong kế hoạch GD. Ở buổi học thứ hai căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng địa phƣơng, Sở GD& ĐT chỉ đạo các trƣờng TH lập kế hoạch thực hiện với điều kiện thời lƣợng bố trí tối đa 15 tiết/tuần. Đặc biệt, về nguyên tắc, giáo viên không đƣợc thêm nội dung kiến thức mới mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã có trong sách giáo khoa, củng cố và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã học hoặc chủ yếu giúp đỡ học sinh nắm đƣợc các kiến thức đã học ở các tiết học trong tuần của buổi thứ nhất; dành thời gian để học sinh giải quyết hết bài tập trong sách giáo khoa...
- Thông tƣ liên tịch số 50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 09/9/2008: “Hƣớng dẫn thực hiện chế độ trả lƣơng dạy thêm đối với trƣờng công lập”.
- Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 về việc Hƣớng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tại điểm b, khoản 1, mục II đã quy đinh:
+ Đối với trƣờng tiểu học dạy 1 buổi trong ngày đƣợc bố trí biên chế không quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp;
+ Đối với trƣờng tiểu học dạy 2 buổi trong ngày đƣợc bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp;
- Công văn số 5379/BGDĐT-GDTH ra ngày 20/8/2012 về Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 đối với GDTH phần nhiệm vụ cụ thể có quy
định rõ đối với các trƣờng, lớp dạy học 2 buổi/ ngày. Hiệu trƣởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Về thời lƣợng: Kế hoạch dạy học và giáo dục đối với trƣờng, lớp 2 buổi/ ngày đảm bảo không quá 7 tiết/ ngày.
+Về nội dung:
. Nhà trƣờng chủ động bố trí thời gian và nội dung hợp lí đối với các hoạt động dạy học và giáo dục để thực hiện chƣơng trình và sách quy định cho mỗi lớp nêu ở điểm 1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III của công văn này; thực hành vận dụng kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phƣơng; học sinh đƣợc tự học có sự hƣớng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dƣỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá…
. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày nhằm tăng cƣờng các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… đƣợc tổ chức một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh.
. Giáo viên lựa chọn nội dung, bố trí thời gian hợp lý hƣớng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp.
. Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cần lƣu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cƣờng Tiếng Việt, tập trung củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học.
. Tổ chức bán trú: Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh; linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú: tổ chức nghỉ trƣa, ăn trƣa cho học sinh, có thể tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ nghỉ trƣa nhƣ xem phim, xem tivi, đọc
sách, tham gia các trò chơi dân gian…Nhà trƣờng cần tăng cƣờng kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ học sinh.
. Ở những vùng dân tộc thiểu số, miền núi có kế hoạch phát triển trƣờng phổ thông dân tộc bán trú, các lớp bán trú với sự kết hợp đầu tƣ từ ngân sách, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ từ các lực lƣợng xã hội.