8. Cấu trúc luận văn
1.2 Các khái niệm chính của đề tài
1.2.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường được xem là một thiết chế chuyên biệt của xã hội thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Bản chất của nhà trường thể hiện ở ba khía cạnh đó là: bản chất sư phạm, bản chất xã hội và bản chất giai cấp. Nhà trường là cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà trường có những dấu hiệu đặc trưng như: nhà trường là mơi trường học tập; có tính mục đích thể hiện qua việc nhà trường hình thành và phát triển nhân cách cho người học theo mục tiêu đã xác định; tính tổ chức và kế hoạch cao; tính lý tưởng hóa giá trị xã hội và tính chun biệt cho từng đối tượng hay tính phân biệt đối xử theo đặc điểm tâm - sinh lý thể hiện trong nội dung và phương pháp giáo dục và dạy học phù hợp với đặc điểm từng độ tuổi học sinh.
Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thưc hiện các mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt nam đó là hình thành phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của xã hội.
Như vậy, Quản lý nhà trường được xem như quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thơng tin…), đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội,…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục.