Đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 91 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học đường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phù Cát phải thực hiện được và đảm bảo tính khả thi cao. Muốn vậy, các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ việc nghiên cứu sâu sát thực tiễn. Cụ thể:

- Một là, các biện pháp phải xuất phát từ tình hình của nhà trường về năng lực của đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh nói riêng, những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho học sinh.

- Hai là, các biện pháp được đề xuất trên cơ sở xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện, bởi vì đây là điều kiện làm cho kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đường khả thi. Trong các trường THPT, nguồn lực bên trong chính là chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và tập thể học sinh, là yếu tố quyết định trong việc thực hiện cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho học sinh.

- Ba là, giáo dục phòng, chống bạo lực học đường phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của từng độ tuổi. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục. Đây chính là những căn cứ vững chắc, thuyết phục làm cho việc giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Phù Cát huy động triệt để sự tham gia tự giác, tích cực của đơng đảo cán bộ, giáo viên trong nhà trường và các lực lượng xã hội, từ đó mà có tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 91 - 92)