Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1 Yếu tố chủ quan

1.5.1.1 Nhận thức và năng lực của các bộ quản lý

Nhà trường là môi trường học tập của các em HS, là môi trường tốt nhất để các em rèn luyện nhân cách đạo đức của mình, đồng thời cũng là nơi các em xây dựng những ước mơ tốt đẹp nhất để sau này bước vào đời. Tuy nhiên, trước thực trạng của các nhà trường hiện nay “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, những tình trạng vi phạm đạo đức của HS, nhất là các hành vi BLHĐ cũng chưa được các cán bộ quản lý quan tâm đúng mức. Thậm chí, có nhiều cán bộ quản lý, vì thành tích của nhà trường, các hành vi BLHĐ đã có những biểu hiện bao che hoặc giấu diếm đối với lãnh đạo cấp trên hay dư luận xã hội. Chính thái độ nhận thức đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng BLHĐ.

1.5.1.2 Nhận thức và năng lực của giáo viên

Đa số các giáo viên đều cho rằng, nhiệm vụ chính của người giáo viên khi đến lớp là phải có đầy đủ giáo án, thực hiện đúng nội chương trình bộ mơn mình phụ trách, truyền đạt đầy đủ kiến thức trong bài giảng cho các em,

chấm, trả bài, vào điểm đúng quy định,..còn các việc khác không… quan trọng. Sản phẩm của người giáo viên là có nhiều HS có học lực giỏi, đỗ nhiều trong các kỳ thi. Nếu HS có xảy ra đánh nhau thì cũng là những mâu thuẫn trẻ con, khơng đáng quan tâm. GV bộ mơn dạy hết tiết cũng là hồn thành nhiệm vụ. Cán bộ Đồn có phát hiện HS có hành vi BLHĐ thì trả về cho giáo viên chủ nhiệm. GV chủ nhiệm có HS có hạnh vi BLHĐ thì cũng bắt phạt trực nhật, viết bản kiểm, nặng hơn nữa thì báo với Ban giám hiệu, mời CMHS đến,… Nhận thức của GV về hành vi BLHĐ như vậy cũng không giải quyết được tận gốc tình trạng BLHĐ trong HS.

Trường thiếu sự quản lý nghiêm túc, thầy cô giáo thiếu nghiêm khắc với học sinh; khi học sinh mắc sai lầm nhà trường khơng kiên trì giáo dục tư tưởng mà dùng biện pháp trừng phạt dễ dẫn đến các em tâm lý tự ty, vi phạm pháp luật, hư hỏng hoặc có những hành vi BLHĐ. Từ đó tạo nên khoảng cách, đối lập giữa học sinh với nhà trường, thầy cơ giáo; khiến cho các em có những lời nói thiếu kiểm sốt, hành động cảm tính, thơ bạo hơn đối với mọi người xung quanh.

1.5.1.3 Yếu tố gia đình

Gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến BLHĐ. Nếu cha mẹ và các thành viên trong gia đình tơn trọng nhau, cư xử đúng mực, gương mẫu thì con cái sẽ ứng xử, giải quyết mọi vấn đề đúng đắn theo những chuẩn mực đạo đức mà thành viên gia đình đã hình thành trong quá trình chung sống. BLHĐ ít xảy ra đối với những học sinh có sự giáo dục tốt từ gia đình.

Song thực tế khơng phải gia đình nào cũng được yên ấm, hạnh phúc. Nhiều gia đình cha mẹ nghiện ngập hay phạm pháp, phải vào tù, ly hơn, gia đình vừa trải qua cú sốc kiện cáo, phá sản hay mất người thân…Nhiều gia đình, cha mẹ chỉ lo làm giàu mà bỏ bê, con cái phó mặc cho người giúp việc. Ít có những bữa cơm thân mật, những buổi nói chuyện, những hoạt động để

kết nối tình cảm giữa các thành viên.

Nếu cha mẹ thường xuyên chỉ trích, quát tháo con, các thành viên trong gia đình thường xuyên xúc phạm, chửi bới, đánh đập nhau khiến bạo lực hiện diện trong chính ngơi nhà mình một cách thường xuyên mỗi ngày thì nhân cách của con cái sẽ phát triển theo hướng lệch lạc. Niềm tơn kính cha mẹ mất dần thay vào đó là những buồn chán, những bức xúc tích tụ, dồn nén theo thời gian và hình thành nên nhân cách cáu bẳn, giận dữ, cục cằn… Những tác động xấu từ gia đình gây nên những tổn thương khơng thể chữa lành và là tác nhân hình thành nên những nhân cách lệch lạc và méo mó cho con.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)