8. Cấu trúc luận văn
1.5.2 Yếu tố khách quan
1.5.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
Lứa tuổi THPT có sự phát triển nhanh chóng về thể chất và tinh thần, phát. Đây là giai đoạn các em phát triển và hoàn thiện nhân cách - lứa tuổi bùng phát năng lượng. Các em đề cao cái “tơi”, thích làm “người hùng” và muốn chứng minh cho mọi người xung quanh là mình đã lớn.
Nếu các em không được giáo dục cẩn thận ngay từ nhỏ ở gia đình, nhà trường, khơng được chú trọng rèn kỹ năng sống sẽ dẫn đến khả năng ứng xử còn non nớt, nhận thức nhiều hành vi cịn sai lệch. Khi gặp phải những tình huống khơng theo ý muốn như buồn chán chuyện gia đình, tình cảm bạn bè, bị cô mắng, bạn bè trêu đùa, khích bác là sự bực tức, cáu giận trong các em trỗi dậy mạnh mẽ, không kiềm chế được cảm xúc bản thân và phản kháng lại bằng cách gây bạo lực.
Đặc biệt nguy hiểm ở một số học sinh từ nhỏ đã thiếu người chăm lo, dạy dỗ dẫn đến sa vào tệ nạn như nghiện game, ma túy, rượu bia… Khi dùng những chất kích thích gây nghiện này, học sinh thường thích gây hấn, trở nên hung hăng, thích đánh đập, thậm chí giết người vì thần kinh ln ở trạng thái kích thích, hoang tưởng và hồn tồn khơng kiểm sốt được lời nói, hành vi
của mình.
1.5.2.2 Mơi trường xã hội
Những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến lối sống của giới trẻ. Các em đua đòi cuốn theo lối sống thực dụng, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những ảnh hưởng của mơi trường văn hóa bạo lực xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet, băng đĩa với những bộ phim chém giết rùng rợn hay những bộ phim tâm lý đầy tính nhục dục, phản cảm được phát tán với tần suất dày đặc, thu hút số lượng đông các bạn trẻ theo dõi, truy cập trong đó phần đơng là học sinh.
Ở tuổi vị thành niên, mọi nhận thức vẫn cịn non nớt, khơng tránh được ảnh hưởng xấu tới đầu óc các em thơng qua những hình ảnh đó. Xu hướng bắt chước, thử nghiệm, muốn làm theo để khẳng định cái “tôi”, khẳng định bản thân là điều dễ hiểu.
Cùng với đó là các tệ nạn xã hội như ma túy, rượu bia, chất gây nghiện… không được quản lý chặt chẽ đang từng ngày đầu độc giới trẻ, là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển tâm sinh lý mà hệ lụy là tình trạng BLHĐ ngày càng lan rộng cả về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng.
Để giải quyết được thực trạng bạo lực học đường ngoài bản thân mỗi học sinh cần chủ động rèn luyện bản thân, tích cực học tập, tiếp cận với những hành vi lành mạnh còn cần sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Môi trường giáo dục vốn là một môi trường chuẩn mực về các mối quan hệ, ứng xử, nơi trị phải kính trọng thầy, thầy phải tơn trọng trị; nơi quan hệ bạn bè là bình đẳng, giúp nhau cùng tiến bộ. Có đảm bảo được những yêu cầu như vậy thì nhà trường mới trở thành môi trường thuận lợi để học sinh rèn luyện và phát triển nhân cách. Trong khi đó, hành vi bạo lực học đường lại thường xuyên xảy ra đối với học sinh phổ thông, bao gồm nhiều hành vi từ xô xát, trêu chọc nhau, trấn áp bạn để lấy đồ dùng, tiền bạc... đến đánh đập nhau, có phe nhóm, có người người cầm đầu chỉ huy v.v...
Trong quá trình quản lý giáo dục, những người làm công tác quản lý nhà trường phải hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi, hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là nắm chắc lý luận của khoa học quản lý giáo dục, đánh giá một cách đúng mực thực trạng quản lý giáo dục trong nhà trường để từ đó lập kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh. Nội dung quản lý cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường bao gồm: lập kế hoạch giáo dục phòng, tổ chức thực hiện kế hoạch cơng tác phịng chống bạo lực học đường, tổ chức các lực lượng tham gia giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường.
Kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1 là cơ sở định hướng để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cơng tác phịng chống bạo lực học đường cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ở Chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lý quản lý cơng tác phịng chống bạo lực học đường cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ở Chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠNG TÁC GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN PHÙ CÁT,
TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1 Mục đích khảo sát
Mục tiêu khảo sát thực trạng là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho HS, cũng như thực trạng quản lý cơng tác phịng chống bạo lực học đường cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ kết quả khảo sát xác định các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát.
2.1.2 Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề chính sau:
- Khảo sát về thực trạng công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
- Khảo sát về thực trạng quản lí cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
- Khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
2.1.3 Khách thể khảo sát
Khảo sát 12 CBQL gồm 7 Hiệu trưởng, 5 phó Hiệu trưởng, 150 GV, 100 CMHS và 135 HS của 7 trường: THPT số 1 Phù Cát, THPT số 2 Phù Cát,
THPT số 3 Phù Cát, THPT Nguyễn Hồng Đạo, THPT Ngô Lê Tân, THPT Ngô Mây, THPT Nguyễn Hữu Quang.
2.1.4 Phương pháp khảo sát
Quan sát các hoạt động bằng việc tham dự buổi các buổi tổ chức giáo dục phòng chống BLHĐ tại các trường học tiến hành khảo sát và các hoạt động xã hội với chủ đề có liên quan. Từ đó nắm được khái quát nhận thức chung của các đối tượng khảo sát về vấn đề bạo lực học đường, có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này.
- Nghiên cứu kế hoạch quản lý giáo dục, phòng chống BLHĐ của một số cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm. Các kế hoạch này có thể theo tuần, tháng, năm. Thơng qua đó nhận thức được mức độ đầu tư cho giáo dục phòng chống bạo lực học đường tại đơn vị trường đó.
- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, trao đổi trò chuyện trưc tiếp với các cán bộ quản lý, GV, GVCN, học sinh về vấn đề bạo lực học đường. Tiến hành lấy ý kiến thông qua phiếu khảo sát tại 7 trường THPT trên địa bàn huyện Phù Cát, nội dung của phiếu khảo sát gắn liền với giáo dục phòng chống bạo lực học đường cũng như công tác quản lý hoạt động này. Kết hợp với trò chuyện lấy ý kiến cá nhân của các đối tượng khảo sát để mang lại cái nhìn thực tế nhất về giáo dục phòng chống bạo lực học đường.
2.1.5 Kỹ thuật xử lý số liệu
Sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để tiến hành thống kê, tính điểm trung bình (ĐTB), tính tỷ lệ phần trăm cho tất cả các mức độ khảo sát trong đề tài nghiên cứu.
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau, được quy định ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Quy ước điểm số cho bảng hỏi
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Khơng quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Không thực hiện Ít thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên
Chưa đạt Trung bình Khá Tốt
Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Khơng cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi
Chuẩn đánh giá (theo điểm):
Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:
- Mức 1: Tốt (Rất quan trọng; Rất thường xuyên; Rất ảnh hưởng; Rất
cần thiết; Rất khả thi; Tốt): .
- Mức 2: Khá (Quan trọng; Thường xuyên; Ảnh hưởng; Khả thi; Khá):
.
- Mức 3: Trung bình (Ít quan trọng; Ít thường xun; Ít ảnh hưởng; Ít
cần thiết; Ít khả thi; Trung bình): .
- Mức 4: Chưa đạt (Không quan trọng; Không thường xuyên; Không
ảnh hưởng; Không cần thiết; Không khả thi; Chưa đạt): . Ý nghĩa sử dụng :
Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, khơng có cùng quy mơ.
Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình: .
3,25 X 4,0 2,5 X 3,24 1,75 X 2,49 1,0 X 1,75 X k i i i n X K X n
: Điểm trung bình. : Điểm ở mức độ i.
: Số người tham gia đánh giá ở mức độ .
n: Số người tham gia đánh giá.
2.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Bình Định
2.2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội
Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nằm trên tọa độ 13054’ – 14032’ vĩ Bắc và 108055’ – 109005’ kinh Đơng. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Hồi Ân. Phía Nam giáp thị xã An Nhơn, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn. Phía Đơng giáp biển Đông với chiều dài 35 km và chếch về phía Đơng Nam giáp huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Theo thống kê, huyện Phù Cát có diện tích là 680,49 Km2, mật độ dân số 279 người/Km2.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là người Kinh và một số ít là người Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu nằm rải rác tại các xã Cát Sơn, Cát Lâm.
Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã là Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Tân và 02 thị trấn là Thị trấn Ngô Mây và thị trấn Cát Tiến. Dưới xã - thị trấn được phân chia thành 117 thôn và khu phố.
Địa hình Phù Cát đa dạng, gồm có đồng bằng chun trồng lúa nước, tập trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh như xã Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Thắng, vùng núi thấp – gò đồi trồng các loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Tài, Cát Hưng ngồi ra cịn có các vùng đầm, bãi ngang ven biển thuộc các xã
X i
X
i
Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Chánh, thị trấn Cát Tiến.
Năm 2021, huyện Phù Cát tạo dấu ấn tăng trưởng ở mức 12,12%, bức tranh kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc. Trong tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện tăng 7,45%, sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 14,85%, thương mại - dịch vụ tăng 13,25%. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt mốc 1.159 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người ở mức 44 triệu đồng/người. “Mặc dù gặp khơng ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức đồng lòng của nhân dân, bức tranh kinh tế trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng cao.
Điểm sáng rõ nhất ở Phù Cát là đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường thu hút đầu tư thơng thống. Ơng Võ Văn Tài, Phó trưởng phịng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phù Cát, cho hay, để thu hút DN, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào hoạt động, đến nay huyện đã hình thành 12 cụm, điểm cơng nghiệp, thu hút các ngành nghề chủ lực như: Dệt may, đồ gỗ xuất khẩu, cơ khí chế tạo máy, vật liệu xây dựng, đá xuất khẩu… Trong đó, Cụm cơng nghiệp (CCN) Gị Mít rộng 13,4 ha, thu hút 22 cơ sở, DN; CCN Cát Nhơn 60,24 ha, thu hút 9 DN; CCN Cát Trinh 16,8 ha, thu hút 4 DN…
Hầu hết DN đều được chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện về thủ tục đầu tư, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Nhiều nhà đầu tư đến Phù Cát đều có chung nhận định, mơi trường đầu tư ở đây được cải thiện rất nhiều. Ông Đặng Trung Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cơng ty CP Tập đồn Trường Thành Việt Nam, cho hay: “Tập đồn chúng tơi liên doanh với Công ty Quadran International (Pháp) đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 49,5 MWp tại xã Cát Hiệp, vốn đầu tư hơn 1.030 tỷ đồng. Từ khi bắt đầu triển khai dự án, DN nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn của
chính quyền địa phương trong phối hợp giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, nhà máy đã hoàn thành và đi vào vận hành thương mại, nối lên lưới điện quốc gia từ tháng 6.2019. Hiện DN đang triển khai các bước để đầu tư tiếp nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp 2, với diện tích 55,5 ha”.
Với quyết tâm cao trong thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022, huyện xác định mục tiêu tổng quát: Huy động và phân bổ các nguồn lực cho đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy phát triển nhanh KT-XH đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tạo ra những chuyển biến mới, bền vững về mặt xã hội. Trong đó, hướng phát triển kinh tế chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tạo chuyển biến toàn diện về KT-XH.
Và một tin vui với huyện Phù Cát là mới đây là UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 4389 (ngày 03/11/2021) về phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Phù Cát đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đồ án, vùng huyện Phù Cát được quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện, gồm 02 thị trấn và 16 xã, dân số đến năm 2030 đạt khoảng 245.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 86.200 người; đến năm 2040, dân số đạt khoảng 300.000 người, dân số nội thị khoảng 113.500 người. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế đến năm 2030 khoảng 65% dân số và ở mức 67% vào năm 2040. Và mới đây Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 10/5/2022 công nhận huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đạt chuẩn nơng thơn mới năm 2020, theo đó Phó Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có trách nhiệm cơng bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo huyện Phù Cát tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về mơi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.