Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3 Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng

tránh bạo lực học đường

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa

- Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ giúp tránh sự nhàm chán cho HS. Nó giúp cho GV thể hiện được sự sáng tạo của mình thơng qua các bài giảng, qua đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh.

- Giúp cho GV tìm ra nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ phù hợp, hiệu quả cho các đối tượng HS, thực hiện tinh thần đổi mới trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT phát động.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a) Hiệu trưởng chỉ đạo GV lồng ghép giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho HS THPT trong các môn học chiếm ưu thế.

Hiệu trưởng chỉ đạo xác định nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các môn học chiếm ưu thế và xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thơng qua con đường tích hợp vào nội dung môn học chiếm ưu thế.

Kế hoạch tích hợp giáo dục phịng tránh bạo lực học đường thơng qua dạy học các môn học chiếm ưu thế phải thể hiện rõ mục tiêu kép của hoạt động đó là mục tiêu của bài học, mơn học và mục tiêu giáo dục phịng tránh bạo lực học đường cho học sinh. Kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện thơng qua các nội dung dạy học và hình thức tổ chức dạy học, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường và thiết kế bài học tích hợp nội dung giáo dục phịng tránh bạo lực học đường cho học sinh.Tổ

chức thực hiện giờ dạy tích hợp giáo dục phịng tránh bạo lực học đường, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn và đồng nghiệp.

Đánh giá kết quả giáo dục phịng tránh bạo lực học đường thơng qua đánh giá kết quả của môn học, bài học chú ý đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về khái niệm BLHĐ, nội dung BLHĐ….

b) Chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.

Xác định các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa: Xác định nội dung giáo dục phịng tránh bạo lực học đường thông qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông…Lập kế hoạch giáo dục phịng tránh bạo lực học đường thơng qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, truyền thông. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho HS về ý thức chấp hành nội quy trường, lớp; Hành vi văn hóa ứng xử; Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường.....

Nâng cao ý thức tự giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh bằng công tác tuyên truyền kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường....

Trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa, HS ý thức được điểm mạnh, điểm yếu từ đó tự đối chiếu với bản thân mình để

phấn đấu học tập rèn luyện những chuẩn mực đạo đức.

c) Tổ chức các câu lạc bộ giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.

CBQL chỉ đạo GV thành lập câu lạc bộ được tổ chức nhằm giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS.

GV hướng dẫn HS thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ hùng biện, câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ phóng viên, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ văn học…Để phát huy hiệu quả mơ hình các CLB trong trường học, nhà trường đã tuyển chọn các nhân tố có năng lực, phù hợp với đặc thù của các CLB; chọn cử, tin tưởng giao nhiệm vụ cho từng giáo viên có năng lực phụ trách các CLB; xây dựng đa dạng các hình thức sinh hoạt của các CLB gắn liền với chuyên môn theo từng chủ đề, chủ điểm nhằm phát huy năng lực của học sinh. Quá trình các CLB hoạt động có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, định hướng, phối hợp chặt chẽ của chun mơn; cuối kỳ có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc.

Tại các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ, GV tổ chức cho học sinh được, chia sẻ về thực trạng bạo hành, bạo lực học đường trong trường học hiện nay; Được xem các tiểu phẩm về phòng chống bạo lực học đường do các bạn học sinh của trường biểu diễn. Qua đó, tạo điều kiện để đoàn viên, thiếu niên chủ động chia sẻ, trao đổi những vấn đề liên quan về phòng, chống BLHĐ.

Tạo môi trường giúp học sinh rèn luyện, trưởng thành và tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là tình trạng BLHĐ, góp phần tạo nên mơi trường học tập thân thiện.

d) Tổ chức hội thảo, chuyên đề giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh…

Tổ chức các buổi hội thảo về giáo dục phòng tránh BLHĐ, trong buổi hội thảo mời chuyên gia tâm lý để cung cấp kiến thức, tư vấn cho GV và gia đình

HS về sự thay đổi về tâm sinh lý theo từng giới ở từng giai đoạn lứa tuổi; Tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường..... từ đó có hình thức, phương pháp giáo dục phịng tránh BLHĐ sao cho phù hợp. Mặt khác, đối với các vấn đề riêng cần có sự tư vấn kịp thời.

Tổ chức cụm sinh hoạt chuyên đề về giáo dục phòng tránh BLHĐ giữa các trường THPT nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục phòng tránh BLHĐ. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề, CBQL và GV chia sẻ kinh nghiệm cũng như hình thức và phương pháp giáo dục phịng tránh BLHĐ sao cho hiệu quả nhất

e) Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về phịng chống BLHĐ cho HS

CBQL chỉ đạo GV tổ chức cuộc thi, tìm hiểu về phịng chống BLHĐ cho HS nâng cao nhận thức về giáo dục phòng chống BLHĐ để HS nhận biết các hành vi BLHĐ

Thông qua các cuộc thi, giáo viên tổ chức trị chơi đóng vai xử lý tình huống về phịng chống BLHĐ cho học sinh, từ đó trang bị, hướng dẫn cho HS các kỹ năng: kỹ năng phòng vệ trong trường hợp bất ngờ bị tấn công; Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng các nguyên tắc sống cơ bản; Kỹ năng xử lý các tình huống có nguy cơ bị BLHĐ.

Thơng qua bài thi viết nhằm mục đích tuyên truyền, đánh giá mức độ hiểu biết của từng học sinh. CBQL các trường phải thành lập ban tổ chức; xây dựng quy chế, thể lệ cuộc thi; lập kế hoạch; tìm kiếm các tổ chức, các nhà tài trợ để hỗ trợ giải thưởng; liên hệ các đơn vị gửi bài thi để được phối hợp, tạo điều kiện thực hiện

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng và giáo viên bộ môn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh.

Mời chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục phòng tránh BLHĐ về tư vấn. Huy động các lực lượng khác như Đoàn Hội phụ nữ, các chuyên gia, GV cốt cán… tham gia vào cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ.

Chuẩn bị kinh phí, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ….

Giáo viên chủ nhiệm lớp phải có năng lực về giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh và năng lực tổ chức hoạt động cho học sinh.

Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng về cơng tác giáo dục phịng tránh BLHĐ cho học sinh THPT.

3.2.4 Tăng cường sự phối hợp các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa

Tạo ra nhiều môi trường giáo dục khác nhau, cùng tác động, nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ.

Nâng cao trách nhiệm của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Cần coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm và GD là quá trình lâu dài. Cả nhà trường, gia đình và xã hội phải luôn chủ động, sẵn sàng phối hợp; không trông chờ hay ỷ lại vào môi trường khác. Đồng thời, phải tạo điều kiện thuận lợi để cùng thực hiện mục tiêu GD toàn diện HS.

Nhà trường kết hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức chuyên đề về giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS, tổ chức tốt các phong trào thi đua, gắn kết với các cuộc vận động, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan dã

ngoại; qua đó ln nhắc nhở cán bộ, giáo viên có ý thức trách nhiệm giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS và phối hợp các lực lượng liên quan cùng GD. Cuộc họp CMHS cần được tổ chức định kì. Thơng qua các cuộc họp này, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tích cực tuyên truyền cho CMHS thấy được vị trí, vai trị quan trọng của gia đình đối với việc hình thành văn hóa mơi trường cho HS; trách nhiệm của CMHS trong việc phối hợp với nhà trường, xã hội để GD HS. Nhà trường kết hợp cùng với các lực lượng xã hội và huy động cán bộ, giáo viên, CMHS tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại để HS được trải nghiệm, qua đó góp phần giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS.

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh GD HS là trách nhiệm chung của tồn xã hội nhưng nhà trường với vai trị chủ đạo, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục; tham mưu với các cấp lãnh đạo như Sở GD&ĐT, UBND huyện để nhận được sự hỗ trợ cho kế hoạch đã xây dựng có tính khả thi. Khi xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS thì cần lấy ý kiến của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm cùng thống nhất các nội dung trong kế hoạch. Sau đó, nhà trường cần tổ chức triển khai đến các thành viên trong nhà trường, các lực lượng phối hợp để hiểu đầy đủ kế hoạch và cùng nhau thực hiện. Bản kế hoạch cần: xác định rõ vai trị, tầm quan trọng của cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS, sự cần thiết của việc phối hợp các lực lượng giáo dục; nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch và kết quả cần đạt tới.

Về mục tiêu: Xây dựng một kế hoạch cụ thể, có tính khả thi và có tính hiệu quả cao, nhằm định hướng việc tổ chức và QL các hoạt động phối hợp. Về nội dung: căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương; bám sát phương hướng phát triển của nhà trường;

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của từng năm học, dựa vào những nội dung cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ, vào ý thức của HS nhà trường và kết quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong thời gian qua, Hiệu trưởng đề ra nội dung của hoạt động phối hợp trong thời gian tới; xác định rõ nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm tổ chức, các lực lượng tham gia và người chỉ đạo hoạt động phối hợp. Trong kế hoạch cần nêu rõ nguồn kinh phí, các phương tiện vật chất hỗ trợ cho hoạt động phối hợp sẽ được trích ra từ đâu, huy động từ nguồn nào, việc kiểm tra, đánh giá sự phối hợp sẽ được tiến hành như thế nào?... Về cách thức tiến hành: sau khi xác định được mục tiêu, nội dung, các điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến tính khả thi của kế hoạch, hiệu trưởng tiến hành xây dựng Dự thảo kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS. Sau khi đã xin ý kiến đóng góp của các lực lượng giáo dục để chỉnh sửa cho phù hợp, Dự thảo nói trên được đưa ra Hội đồng GD nhà trường thông qua và đưa vào thực hiện.

Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động đối với vấn đề phòng chống BLHĐ là một điều kiện cần thiết để từ đó tác động đến nhận thức, hành vi của HS, dần dần hình thành ở HS ý thức phòng chống BLHĐ. Muốn vậy, nhà trường cần thống nhất các nội dung công tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS khi ở nhà, khi đến trường và khi đi ra ngoài xã hội; trao đổi phương pháp GD và xây dựng được những hình thức phối hợp GD đa dạng, phong phú giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục. Tại nhà trường, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS được thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Song, để hình thành ý thức phịng chống BLHD cho HS, cần có sự tham gia của gia đình và xã hội.

Gia đình và xã hội nắm vững mục tiêu, nội dung cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS THPT, từ đó cùng với nhà trường phối hợp hiệu quả.

Tăng cường giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS thông qua trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu khoa học, khám phá... là những hình thức đem lại hiệu quả cao trong cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS và cần có sự tham gia phối kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

Xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện Giữa nhà trường và gia đình có thể phối hợp thơng qua Ban đại diện CMHS hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm, có thể gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, sổ liên lạc truyền thống hoặc điện tử, các buổi họp CMHS để thơng báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến HS. Sự phối trong công tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS có thể được tiến hành thơng qua định kì họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, giữa nhà trường và địa phương cần có quy chế phối hợp trong việc xây dựng và hình thành ý thức phịng chống BLHĐ trong và ngoài nhà trường cho HS thông qua các hoạt động chủ điểm.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Nhà trường thường xuyên có các buổi họp định kỳ với CMHS và đại diện các cơ quan, đồn thể chính trị - xã hội của địa phương. Các nội dung cuộc họp này phải chuẩn bị chu đáo, đi vào thực chất, tránh hình thức, chiếu lệ.

- Các cuộc họp giữa nhà trường, gia đình HS và đại diện cơ quan, đồn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 99)