Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 115 - 124)

8. Cấu trúc luận văn

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm

3.4.3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết

Theo kết quả khảo sát ghi nhận trong Bảng 3.1 thì tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết” với điểm trung bình chung các biện pháp khá cao là 3,49 điểm và khơng có ý kiến nào đánh giá là khơng cần thiết. Trong số các điểm trung bình của các biện pháp, điểm trung bình thấp nhất là 3,46 điểm (Biện pháp 5) và điểm trung bình cao nhất là 3,52 điểm (Biện pháp 1).

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đều xuất

TT Nội dung Mức độ ĐTB hạng Xếp Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CMHS và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục phòng chống bạo lực học đường

85 77 0 0 3.52 1

2

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường phù hợp với các hoạt động trong nhà trường

80 82 0 0 3.49 3

3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường

83 79 0 0 3.51 2

4

Tăng cường sự phối hợp các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường

TT Nội dung Mức độ ĐTB hạng Xếp Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 5

Huy động và quản lý các điều kiện hỗ trợ cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường

75 87 0 0 3.46 6

6

Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện kế hoạch công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường

77 85 0 0 3.46 5

7 Điểm trung bình chung 3,49

Những biện pháp có tỉ lệ người đánh giá cao về tính cần thiết là biện pháp 1, 2 và 3. Điều này có nghĩa là việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để việc quản lí cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS ở các trường THPT của Hiệu trưởng đạt hiệu quả đồng thời đẩy mạnh chất lượng GD của nhà trường.

Những biện pháp có tỉ lệ người đánh giá thấp hơn về tính cần thiết là Biện pháp 4, 5 và 6. Như vậy, sự đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp QL được đề xuất về cơ bản là thống nhất.

Các biện pháp 1,2,3 được đánh giá cao hơn vì đây là các biện pháp chính, tác động trực tiếp của đội ngũ CBQL, GV đến đối tượng HS nên được các CBQL và GV đánh giá cao hơn các biện pháp còn lại.

3.4.3.1 Khảo nghiệm tính khả thi

So với đánh giá về mức độ cần thiết, đánh giá về tính khả thi của 6 biện pháp QL được đề xuất là thấp hơn. Điểm trung bình chung về tính khả thi của 6 biện pháp là 3,38 điểm, thấp hơn điểm trung bình chung về tính cần thiết (3,49 điểm).

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đều xuất T T Nội dung Mức độ ĐTB Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CMHS và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục phòng chống bạo lực học đường

76 85 1 0 3.45 1

2

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường phù hợp với các hoạt động trong nhà trường

71 87 4 0 3.36 4

3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường

73 87 2 0 3.41 3

4

Tăng cường sự phối hợp các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường

70 84 8 0 3,28 6

5

Huy động và quản lý các điều kiện hỗ trợ cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường

75 81 6 0 3.35 5

6

Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện kế hoạch công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường

75 85 2 0 3.43 2

7 Điểm trung bình chung 3,38

Tuy nhiên, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ “Rất khả thi”. Biện pháp 1 “Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên,

CMHS và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục phòng chống bạo lực học đường” (ĐTB 3,45 xếp hạng 1) cho thấy khách thể đánh giá cao việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS.

Biện pháp “Tăng cường sự phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường” ít khả thi nhất với ĐTB là 3,28 xếp hạng 6/6. Vì HS các trường THPT trên địa bàn huyện đóng ở nhiều xã cịn có điều kiện Kinh tế - Xã hội cịn khó khăn. Đa số CMHS chủ yếu tham gia làm nghề nông và một số tham gia lao động tự do nên cịn ít quan tâm đến việc học của con. Nhiều khi GV chủ nhiệm gọi điện thoại để trao đổi thường nói bận việc nên khơng nghe máy. Bên cạnh đó, cịn nhiều CMHS vào làm việc tại TP Hồ Chí Minh hoặc đi làm ăn xa nên cơng tác phối hợp với CMHS cịn gặp nhiều khó khăn.

c) Mối tương quan giữa các biện pháp

Dựa vào hai bảng số liệu về tính cần thiết và tính khả thi, ta thấy các giải pháp đưa ra hầu hết đều được đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết với điểm trung bình từ 3,25 trở lên, chứng tỏ rất cần thiết và khả thi.

Bảng 3.3: Mối tương quan của các biện pháp

Biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Hiệu số

TBC Thứ bậc TBC Thứ bậc D D2 Biện pháp 1 3.52 1 3.45 1 0 0 Biện pháp 2 3.49 3 3.36 4 -1 1 Biện pháp 3 3.51 2 3.41 3 -1 1 Biện pháp 4 3.47 4 3,28 6 -2 4 Biện pháp 5 3.46 6 3.35 5 1 1 Biện pháp 6 3.46 5 3.43 2 3 9 ĐTB 3.49 3.38 ∑D2=16

Biểu đồ 3.1: Mối liên hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi

Áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Trong đó: - r : là hệ số tương quan

- D : là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh - N : là số các biện pháp quản lý đề xuất

- Nếu r > 0 : là tương quan thuận; r < 0 : là tương quan nghịch

Thay các giá trị vào công thức ta thấy: 𝑟 = 1 − 6𝑋16

6𝑋(62− 1) = 1 − 96

210 = 1 − 0,46 = 0,54

Với hệ số tương quan r = 0,54 cho phép kết luận: mối tương quan trên là tương quan thuận. Có nghĩa là mức độ cần thiết và mức độ khả thi phù hợp nhau.

Nhìn vào giá trị thang điểm đánh giá (Bảng 3.3) và biểu đồ về sự liên 3.15 3.2 3.25 3.3 3.35 3.4 3.45 3.5 3.55

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

Tính cần thiết Tính khả thi 2 2 6 1 (N 1) D r N     

hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Ta thấy các biện pháp đã khảo nghiệm đều rất cần thiết và rất khả thi, chúng có mối liên hệ hữu cơ bền vững tạo nên một thể thống nhất. Ngoài ra kết quả cịn cho thấy có sự đồng pha giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lý công tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lí luận ở Chương 1 và thực trạng quản lí cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ở Chương 2, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lí cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ở Chương 3.

Các biện pháp đều được trình bày theo một logic thống nhất: Mục tiêu, nội dung, cách thực hiện biện pháp và các điều kiện thực hiện biện pháp. Luận văn cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp được đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 6 biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết, khả thi cao. Tất cả các biện pháp kể trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia. Các biện pháp hồn tồn có thể đưa vào áp dụng tại các trường THPT có điều kiện tương tự.

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, địi hỏi các biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, trên cơ sở vận dụng khai thác thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của HS. Cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS ở các trường THPT là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thơng. Vì vậy, quản lí cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS ở các trường THPT góp phần rất lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS THPT nói riêng và chất lượng GD nói chung.

Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ, xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu đề tài như: BLHĐ, phịng chống BLHĐ, cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ, quản lý cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ ở trường THPT; xác định rõ mục tiêu, hệ thống hóa được nội dung, hình thức, phương pháp, và các điều kiện để thực hiện cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS ở trường THPT. Công tác quản lý giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS THPT của Hiệu trưởng theo các chức năng QL: Lập KH, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS ở trường THPT.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu thực trang công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS THPT ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tơi đưa ra kết luận cụ thể như sau:

- Công tác quản lý kế hoạch giáo dục phòng, chống BLHĐ cho HS THPT đã được CBQL quan tâm xây dưng, tuy nhiên chưa được chi tiết và đi sâu vào từng từng hoạt động.

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch GD phòng chống BLHĐ cho HS THPT có thực hiện nhưng tỷ lệ thường xuyên chưa cao, một số khâu quan trọng trong q trình QL cịn bị bỏ qua.

- Hoạt động chỉ đạo triển khai kế hoạch GD phòng chống BLHĐ cho HS THPT tương đối sát sao, tuy nhiên việc kết hợp với các hoạt động khác để mang lại hiệu quả GD cao thì vẫn cịn bng lỏng.

- Cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GD phòng chống BLHĐ cho HS THPT vẫn còn nhiều hạn chế, chưa diễn ra thường xuyên, các nhà trường chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của hoạt động này.Bên canh những kết quả đã đạt được, đa số các hoạt động vẫn mang nặng yếu tố thành tích và hình thức, chưa thực sự đi sâu vào từng yếu tố quyết định đến kết quả giáo dục.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ chưa được chặt chẽ, chưa được thường xuyên và còn những hạn chế.

Dựa vào điều kiện thực tế, trên cơ sở những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý (đảm bảo tính mục tiêu, hệ thống, khả thi, hiệu quả, kế thừa,…), chúng tôi đề xuất các biện pháp QLGD phòng chống BLHĐ cho HS THPT, cụ thể:

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CMHS và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục phòng chống bạo lực học đường.

- Xây dựng kế hoạch cơng tác giáo dục pháp luật về phịng chống bạo lực học đường phù hợp với các hoạt động trong nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phịng tránh bạo lực học đường.

- Tăng cường sự phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường.

- Huy động và quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện kế hoạch cơng tác giáo dục phịng, chống bạo lực học đường.

Các biện pháp trên tác động trực tiếp đến hoạt động của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhất là GV và HS, hai nhân tố trung tâm của quá trình giáo dục. Giữa các biện pháp có mối liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ. Qua khảo sát thực tế các biện pháp trên đều được đánh giá rất cần thiết và rất khả thi, hồn tồn có thể được sử dụng trong các trường THPT. Các biện pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ, sự kết hợp hợp lý, khoa học sẽ phát huy tác dụng một cách tối ưu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 115 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)