Bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 27 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.4 Bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường

1.2.4.1 Bạo lực học đường

Tác giả Phan Thị Mai Hương dưới góc độ tâm lí học đưa ra quan điểm “Bạo lực học đường là một thuật ngữ để chỉ ra những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường. Bao gồm trong thuật ngữ này là hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ khơng lời đến lời nói, từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương thậm chí tổn hạn đến người khác” [18, tr.28, tr.34].

Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “Bạo lực học đường là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong mơi trường học đường” [27, tr.60-65].

Theo tác giả Nguyễn Văn Tường: “Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác” [30, tr. 568].

Như vậy, Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn cơng bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

1.2.4.2 Phòng chống bạo lực học đường

Phòng chống bạo lực học đường: Là quá trình nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc GDHS; tăng cường phòng chống bạo lực học đường và thực hiện theo nguyên

tắc lấy phịng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của HS, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường.

Như vậy, phòng chống bạo lực học đường là hoạt động mang tính phịng ngừa. Phương pháp phịng ngừa là giúp cho HS có nhận thức đúng về những chuẩn mực về lời nói, hành vi ứng xử trong cuộc sống, từ đó họ có hành vi ứng xử có văn hố, khơng lệch chuẩn; đồng thời có thái độ phê phán, chống lại những hành vi lệch chuẩn, những hành vi mang tính bạo lực làm tổn hại đến người khác.

1.2.5 Cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thơng

Cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường bao gồm việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV, HS, gia đình và cộng đồng về mối nguy hiểm, hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường; giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em; tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho HS.

Cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở trường THPT có các đặc trưng:

- Giáo dục phịng chống bạo lực học đường là một hoạt động nằm trong hoạt động giáo dục của trường THPT. Nó có mối quan hệ cơ hữu với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Cơng tác giáo dục phịng chống bạo lục học đường bao gồm quản lý hoạt động trên lớp thơng qua việc dạy học tích hợp vào các mơn học và hoạt động NGLL (HĐ ngoại khóa, HĐ vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, bảo vệ môi trường; lao động và các hoạt động XH khác).

- Cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường có mục tiêu cụ thể là hình thành tri thức và phát triển thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, qua đó góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách cho HS và định hướng phát triển tương lai của bản thân học sinh.

- Nội dung của cơng tác phịng chống bạo lực học đường là tun truyền về tác hại nguy hiểm của nạn bạo lực học đường; nhận diện dấu hiệu bạo lực học đường, rèn luyện kỹ năng phòng tránh; xây dựng một chương trình phịng ngừa và can thiệp bạo lực học đường tồn diện.

- Hình thức, phương pháp của phịng chống bạo lực học đường và điều kiện hỗ trợ cho công tác phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT được tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường; thực hiện tích hợp, lồng ghép trong các phương thức giáo dục và sử dụng các điều kiện chung của nhà trường.

1.2.6 Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thơng

Quản lý cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm tăng cường phòng chống bạo lực học đường và thực hiện theo ngun tắc lấy phịng ngừa, ngăn chặn là chính; thực hiện các biện pháp giáo dục, vận động và can thiệp của nhà trường, gia đình và cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của học sinh, xử lý kịp thời các hành vi BLHĐ.

Quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT bao gồm nhiều nội dung, như quản lý việc lập kế hoạch giáo dục phòng, chống bạo lực học đường; quản lý nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học

đường; quản lý các con đường phòng, chống bạo lực học đường; tổ chức các lực lượng tham gia giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học đường

1.3 Công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thơng

1.3.1 Vị trí và tầm quan trọng của cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thông

Bạo lực học đường là một vấn đề không mới nhưng vẫn là một vấn đề có tính thời sự ở Việt Nam hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã bàn tới các giải pháp để giảm thiểu, tiến tới khống chế bạo lực học đường: từ giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, tới tồn xã hội phải vào cuộc; từ giáo dục đạo đức, giáo dục cái đẹp, giáo dục văn hóa giao tiếp, giáo dục kỹ năng sống, tới việc đề ra hình thức kỷ luật thích đáng. Trong số đó, giáo dục phịng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở các nhà trường phổ thơng nói chung, ở các nhà trường trung học phổ thơng nói riêng có vai trị đặc biệt quan trọng. Nhà trường có vai trị tổ chức xây dựng mơi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo chức năng, nhiệm vụ.

Thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật giúp các em học sinh, thanh thiếu niên hiểu biết pháp luật phòng chống bạo lực học đường, từ đó hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, chấp hành pháp luật của mỗi học sinh, cán bộ, giáo viên trong toàn trường, từ đó góp phần xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh; và mơi trường ngoài giáo dục để các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng phối hợp tăng cường phòng, chống bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.

Bạo lực học đường nảy sinh có một phần nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường phổ thơng. Do đó, nhà trường phổ thơng phải giữ vai trị hàng đầu trong phịng, chống bạo lực học đường. Có thể thấy ở lứa tuổi phổ thơng trung

học, việc học sinh ở trường, tiếp xúc với thầy cơ, bạn bè nhiều hơn ở gia đình và xã hội. Ngồi giờ học chính khóa, học sinh cịn học thêm, phụ đạo, luyện thi. Ở các trường nội trú, thì việc học tập, sinh hoạt, ăn nghỉ của học sinh cịn hồn tồn phụ thuộc vào nhà trường.

Các nhà trường phổ thông đều hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người. Để thực hiện mục tiêu này, các nhà trường gắn bó chặt chẽ giữa việc “dạy chữ” với “dạy người”, với phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn". Khi lãnh đạo các trường thực sự quan tâm tới vấn đề đạo đức và lối sống như vấn đề chất lượng giảng dạy văn hóa thì bạo lực học đường chắc chắn sẽ được hạn chế.

1.3.2 Mục tiêu của công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thông

Mục tiêu của công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong học sinh phổ thông nhằm đảm bảo cho hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường đạt kết quả tốt, góp phần thực hiện tốt mục tiêu quản lý và nhiệm vụ giáo dục – đào tạo. Giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường THPT nhằm mục đích ngăn chặn GV và HS có những thái độ, hành vi sai lệnh với chuẩn mực xã hội, giữ cho môi trường giáo dục lành mạnh, nhằm thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở các trường THPT nhằm góp phần cho học sinh thấy được tác hại của việc gây lộn, đánh nhau và có thái độ bất bình với hành động trên, đồng thời có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng mối quan hệ thầy trị, trị với

trị ngày càng gắn bó, thân thiết. Đồng thời phòng chống bạo lực học đường góp phần tạo niềm tin trong xã hội, giảm đi các bức xúc của dư luận, nhân dân tin tưởng ở môi trường giáo dục thân thiện. Học sinh thực sự được rèn luyện để trở thành người có tài có đức, có nhân cách.

Cơng tác “phịng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội” phải được tuyên truyền, giáo dục và tổ chức triển khai sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh (CMHS). Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và cũng là căn cứ để đánh giá thi đua đối với tập thể, cá nhân học sinh cũng như cán bộ viên chức trong nhà trường.

1.3.3 Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thông

Nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THPT bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Giáo dục nhận diện các hành vi bạo lực học đường

- Bạo lực về vật chất: là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại, tiền của cho học sinh…

- Bạo lực về thể chất: là hiện tượng xảy ra khi một người bị người khác sử dụng công khai những hành động cơ thể để áp đặt sức mạnh của họ lên người kia.

- Bạo lực về tâm lý, tình cảm: gồm lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà người kia không muốn gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý tình cảm.

- Bạo lực về tình dục: chia ra hai loại cơ bản là quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục. Quấy rối tình dục là bất kỳ một lời nói hay hành động cử chỉ có ý nghĩa tình dục ngồi ý muốn. Lạm dụng tình dục là hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyền lực của người khác để đạt được mục đích tình dục của mình.

b) Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật

Pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, nhằm bảo đảm sự tồn tại, vận hành bình thường của một xã hội kỷ cương. Việc xây dựng ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh chính là tạo dựng một nền tảng thực thi pháp luật hiệu quả trong tương lai, tạo cơ sở để làm lành mạnh môi trường học đường và đời sống xã hội, từ đó giảm thiểu bạo lực học đường.

c) Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp

Nội quy trường học là quy định của mọi cơ sở giáo dục, trường học đề ra và yêu cầu học sinh nghiêm túc chấp hành, nhằm đảm bảo kỷ luật, nề nếp của trường học và tác phong của học sinh. Nghiêm túc chấp hành nội quy sẽ tạo ra cho mọi học sinh thói quen học tập tốt cũng như rèn luyện đạo đức, nhân cách hoàn thiện hơn. Thực hiện nội quy, học sinh khơng những tự bảo vệ an tồn mình và những người xung quanh khỏi bạo lực trong trường học, mà còn tạo ra nếp sống văn minh, thẩm mỹ.

d) Giáo dục đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường Việc đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như tố cáo các hành vi bạo lực học đường; đấu tranh với thái độ dửng dưng, vơ cảm, thậm chí cổ vũ hành vi bạo lực học đường; đấu tranh với sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận học sinh và giáo viên trước các tình huống vi phạm pháp luật của học sinh; .v.v.

Ngoài ra, nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THPT còn bao gồm giáo dục việc xây dựng trường học thân thiện, bạn bè tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.

1.3.4 Phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thơng

Phương pháp giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở các trường THPT hiện nay được thực hiện khá đa dạng, phong phú. Thường xuyên được

các cán bộ quản lý trường học, các thầy cô giáo và học sinh chủ động tham gia tích cực và thường xuyên, được thực hiện mọi nơi, mọi lúc, đồng thời được các cấp, các ngành, các bậc CMHS phối hợp thực hiện. Tập trung ở một số các phương pháp sau:

- Phương pháp thuyết phục: Phương pháp này được sử dụng lồng ghép trong các hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giúp cho học sinh nhận thức đúng, sai trong những hành vi ứng xử của bản thân đối với bạn bè xung quanh. CBQL, GV cũng có thể sử dụng phương pháp này khi gặp những xung đột bạo lực trực tiếp giữa những học sinh ở trong và ngoài trường để thuyết phục các em nhằm biến những mâu thuẫn lớn thành mâu thuẫn nhỏ, định hướng cho các em có những hành vi ứng xử đúng đắn.

- Phương pháp nêu gương: Đây là phương pháp sử dụng việc giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng những tấm gương để cho học sinh noi theo. Những tấm gương được sử dụng thường là những người có uy tín đối với các em học sinh như: ông bà, bố mẹ, thầy cơ giáo, anh chị khóa trước…Phương pháp này giúp các em nhìn vào những tấm gương để phấn đấu noi theo. Nếu nhà trường xây dựng được môi trường lành mạnh với nhiều tấm gương sáng sẽ có tác dụng tích cực giúp cho học sinh học tập noi gương.

- Phương pháp khen thưởng, khích lệ, động viên học sinh: Phương pháp này thường được CBQL, GV sử dụng trong các giờ chào cờ đầu tuần và các tiết sinh hoạt. CBQL, GV thực hiện việc khen thưởng những tập thể, cá nhân có việc làm tốt về phịng chống bạo lực học đường. Nêu những gương tốt về hành vi phòng, chống bạo lực học đường. Phương pháp này có tác dụng lan

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 27 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)