Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý công tác giáo dục phòng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.5 Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý công tác giáo dục phòng

chống bạo lực học đường ở các trường trung học phổ thơng huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

2.5.1 Các yếu tố khách quan

Yếu tố môi trường xã hội có một vai trị rất lớn trong sự xuất hiện của các hành vi BLHĐ và là nguyên nhân dẫn tới HS bị bạo lực trong trường học.

Yếu tố này được CBQL, GV đánh giá ảnh hưởng nhất với ĐTB là 3,42. Trong xã hội xuất hiện những tư tưởng, lối sống thiếu lành mạnh, lệch chuẩn, lười lao động, thích hưởng thụ, sính ngoại... đã ảnh hưởng, tác động khơng nhỏ đến học sinh, làm cho các em có nhận thức, định hướng sai lệch về cách sống, đạo đức. Sự bùng nổ công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển nhanh mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với những mặt trái như sống ảo, tội phạm công nghệ cao, mối quan hệ lỏng lẻo giữa các cá nhân. Mạng xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều nội dung xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, tin giả. Vì vậy các CBQL, GV phải giúp các em phân biệt đâu là đúng, đâu là sai.

Bảng 2.13. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác giáo dục phòng chống BLHĐ ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. T T Nội dung Mức độ ĐTB Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1 Đặc điểm tâm sinh lý của HS

THPT 70 75 17 0 3.33

2 Môi trường xã hội 75 80 7 0 3.42

3 Cơ sở vật chất phục vụ giáo

dục phòng chống BLHĐ 70 72 20 0 3.31

Đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT cũng được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng với ĐTB là 3,33. Nguyên nhân chủ quan nằm trong chính q trình phát triển tâm sinh lý của các em. Giai đoạn phát triển dậy thì có sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất nhưng khơng cân đối, do đó, trong tâm lý có những nét bất ổn, đơi lúc là bốc đồng và khơng kiểm sốt được hành vi bản thân. Việc này khiến các em dễ bị lơi kéo, kích động và đặc biệt là khơng biết cách kiểm sốt cảm xúc của bản thân, thiếu kỹ năng trong cách giải quyết các xung đột xảy ra trong cuộc sống.

Yếu tố được đánh giá ít ảnh hưởng nhất là “Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục phòng chống BLHĐ” với ĐTB là 3,31. Nếu đáp ứng đủ các nguồn tài chính,

kinh phí. Các trường THPT có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em về vấn đề bạo lực học đường, mời các chuyên gia tư vấn cho các em từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường

2.5.2 Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí cơng tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho HS ở trường THPT là ý thức học tập và rèn luyện của học sinh, trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên và phẩm chất, năng lực CBQL nhà trường. Kết quả khảo sát các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định qua các đối tượng là CBQL và GV được ghi nhận trong Bảng 2.14.

Bảng 2.14. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác giáo dục phòng chống BLHĐ ở các trường THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. TT Nội dung Mức độ ĐTB Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng

1 Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý

nhà trường 80 75 7 0 3.45

2 Trình độ, ý thức trách nhiệm của đội

ngũ giáo viên 65 85 12 0 3.33

3 Yếu tố gia đình 77 78 7 0 3,43

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường với ĐTB là 3,45. Được đánh giá ảnh hưởng nhất. Điều này cho thấy CBQL nếu nhận thức đúng sẽ phát huy kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm trong quản lí giáo dục phóng tránh BLHĐ sẽ thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.

Yếu tố gia đình được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng với ĐTB là 3,43 xếp hạng 2. Học sinh luôn chịu những áp lực đặt ra từ bố mẹ, hoặc các em thường bị tấn công bởi những lời nói và hành vi bạo lực từ người lớn trong gia đình, thường xun bị ơng bà, bố mẹ, anh chị em la mắng, đánh đập hay chứng kiến những hành vi bạo lực của các thành viên trong gia đình.Từ đó, tác động tiêu cực và thúc đẩy gia tăng hành vi hung tính cho học sinh.

Trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng với ĐTB là 3,33. Để giáo dục phòng tránh BLHĐ hiệu quả, GV phối hợp cùng các tổ chức trong nhà trường tích cực tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường. GV phối hợp với các tổ chức Hội, tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên. Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm HS, sự gương mẫu của thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành tấm gương cho HS học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)