Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CMHS và học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 93)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CMHS và học sinh

sinh về tầm quan trọng của giáo dục phòng chống bạo lực học đường

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và CMHS về tầm quan trọng và tính cần thiết của cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS THPT. Từ đó, giúp cho đội ngũ CBQL, GV, NV và CMHS có sự chuyển biến về nhận thức, có ý thức trách nhiệm, tự giác và tích cực trong cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện phòng, chống BLHĐ, trường THPT cần thực hiện hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng, GD đối với các đối tượng đa dạng: cán bộ quản lí GV, nhân viên (NV), HS, CMHS, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường.

a) Đối với CBQL, GV, NV

CBQL bao gồm thành viên Ban Giám hiệu nhà trường, CBQL các bộ phận trong trường (phụ trách các tổ chun mơn, tổ văn phịng), cán bộ phụ trách đoàn thể (Cơng đồn, Đồn Thanh niên,),...; GV bao gồm GV chủ nhiệm và GV bộ môn. NV bao gồm những người làm cơng tác văn phịng,

bảo vệ, y tế, NV vệ sinh,... Tất cả hợp thành tập thể nhà trường.

Việc tuyên truyền, bồi dưỡng cho tập thể nhà trường để thực hiện tốt phòng, chống BLHĐ bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho CBQL, GV, NV. Đạo đức nghề nghiệp được quy định cụ thể trong Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT, trong các văn bản liên quan đến mã số và tiêu chuẩn chức danh NV làm việc trong cơ sở GDPT. Tập thể nhà trường với đạo đức nghề nghiệp vững vàng sẽ có bản lĩnh, sức mạnh tinh thần vượt qua các tình huống khó khăn, ứng xử văn hóa và chuẩn mực với đồng nghiệp, HS và CMHS.

Thứ hai, tuyên truyền cho CBQL, GV, NV về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm của bản thân trong việc không gây ra BLHĐ, sử dụng các phương pháp GD tích cực, khơng bạo lực với HS; trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa BLHĐ.

Thứ ba, trang bị cho CBQL, GV, NV kiến thức, kĩ năng về phòng, chống BLHĐ: các nguyên nhân có thể dẫn đến BLHĐ; các biểu hiện; các cách thức phát hiện; cách ứng phó, xử lí và can thiệp của người lớn...

Thứ tư, tổ chức tập huấn chuyên sâu (quy trình ứng phó, kịch bản ứng phó…) cho đội ngũ cán bộ, GV, NV được phân công thực hiện cơng tác phịng, chống BLHĐ. Đây có thể là một tổ/ đội/ nhóm bao gồm đại diện GV chủ nhiệm, GV bộ môn, chuyên viên tư vấn tâm lí, NV y tế, bảo vệ, giám thị,... hoạt động với tính chất “lực lượng phản ứng nhanh”, cần được trang bị những kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp hơn trong những nguy cơ, tình huống cấp bách xảy ra BLHĐ.

Thứ năm, xây dựng và công khai đến CBQL, GV, NV các kênh tiếp nhận thơng tin về BLHĐ (đường dây nóng, email,...).

Các nội dung trên có thể tuyên truyền đến CBQL, GV, NV qua các hình thức như: tuyên truyền trực tiếp qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các

lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề; gián tiếp qua văn bản, tài liệu, website nhà trường,...

b) Đối với HS

HS là đối tượng hoặc chủ thể của BLHĐ, vì thế, nhà trường cần đặc biệt chú trọng thực hiện tuyên truyền và GD HS về phòng, chống BLHĐ. Nội dung tuyên truyền, GD HS bao gồm:

- Tuyên truyền cho HS về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm trong việc phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi BLHĐ;

- Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về phòng, chống BLHĐ; kiến thức và kĩ năng tự bảo vệ;

- Công khai đến HS các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ (hộp thư góp ý, đường dây nóng, email,...).

Hình thức tuyên truyền, GD HS rất phong phú, như: sinh hoạt dưới cờ đầu tuần; các buổi sinh hoạt chủ nhiệm; các buổi nói chuyện chuyên đề do trường tổ chức cho HS; các hoạt động câu lạc bộ, tọa đàm, hội thi; tích hợp trong các mơn học chính khóa và hoạt động GD; qua góc tuyên truyền ở cổng trường, sân trường, lớp học; qua website của trường; qua các tài liệu, tờ rơi… mà trường phát cho HS;...

c) Đối với CMHS

CMHS là lực lượng quan trọng tham gia và hỗ trợ nhà trường phịng, chống BLHĐ. Vì thế, việc tun truyền cho CMHS cần được nhà trường quan tâm thực hiện, với nội dung chính là:

- Tuyên truyền cho CMHS về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi BLHĐ;

- Xây dựng và công khai đến CMHS các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ. Việc tuyên truyền đến CMHS có thể được thực hiện qua nhiều hình thức đa dạng: tuyên truyền trong các buổi họp CMHS; trong các buổi nói

chuyện chuyên đề do trường tổ chức cho CMHS; qua website của trường; qua góc tuyên truyền (ở sân trường, cổng trường); qua các tài liệu, tờ rơi… mà trường phát cho CMHS...

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về hoạt động quản lý cơng tác phịng ngừa BLHĐ cần tránh hình thức, chiếu lệ và phải chuẩn bị nội dung thật chu đáo.

- CBQL nên đưa nội dung về hoạt động quản lý cơng tác phịng ngừa BLHĐ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị để thực hiện thường xuyên, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ và lưu hồ sơ.

3.2.2 Xây dựng kế hoạch cơng tác giáo dục pháp luật về phịng chống bạo lực học đường phù hợp với các hoạt động trong nhà trường

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Thực hiện biện pháp này nhà trường sẽ có cái nhìn tổng thể cơng việc triển khai cơng tác giáo dục phịng chống BLHĐ trong nhà trường, từ đó phân cơng các bộ phận của nhà trường, các thành viên trong nhà trường, có định hướng cụ thể trong việc phịng chống BLHĐ, nắm bắt cụ thể diễn biến tâm lý của học sinh. Đồng thời khuyến khích vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi thành viên trong nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống BLHĐ trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các bộ phận liên quan, hồn chỉnh và thơng qua kế hoạch, thơng qua nhiệm vụ cụ thể. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận thành lập Hội đồng, tổ hay bộ môn xây dựng kế hoạch của cấp, tổ tương đương.

hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh; phải xây dựng được kế hoạch lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, đồng thời có kế hoạch cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, định hướng hoạt động cho toàn trường cũng như các đơn vị phối hợp.

Các bộ phận trong trường căn cứ kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch cụ thể của bộ phận hay cá nhân mình. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Tập thể lớp, chi đoàn, liên chi đoàn trên cơ sở kế hoạch và nhiệm vu ̣được giao tổ chức họp lớp, sinh hoat chi đoàn để thảo luận và đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu đề ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLGD. Bên cạnh đó, học sinh phải tự giác chấp hành đầy đủ, nghiêm túc mọi quy chế, quy định về học tập, lao động. Xây dựng ̣động cơ học tập đúng đắn, ... Xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, ̣ nề nếp, kỷ cương trong sinh hoạt và trong học tập.

Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, từng tháng, từng đợt thi đua là khâu vơ cùng quan trọng và có tính quyết định của q trình quản lý và kế hoạch hóa cho từng giai đoạn, quyết định thành cơng của công tác quản lý. Việc quản lý giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh phức tạp và khó khăn, vì đối tượng quản lý là con người, nên khi kế hoạch hóa việc quản lý cơng tác này u cầu phải tính tốn và quan tâm đến nhiều yếu tố chi phối, tác động.

Kế hoạch giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS THPT khơng thể tách rời nhiệm vụ chính trị năm học của nhà trường. Vì vậy, cần đảm bảo tính dân chủ, công khai trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống BLHĐ. Sau khi xây dựng KH cần thông qua Hội đồng sư phạm để mọi thành viên nắm được tinh thần công việc trong một năm học. Lấy ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong hội đồng sư phạm làm cho bản KH thêm chi tiết, sáng

tạo. Bổ sung những ý kiến hay của các thành viên vào bản KH rồi điều chỉnh lại KH trước khi đưa vào thực hiện.

Cần hướng dẫn GVCN dựa trên cơ sở xếp loại hạnh kiểm năm trước để phân tích, lập danh sách học sinh hạnh kiểm loại yếu và loại kém, xác định mức độ và nguyên nhân yếu kém đối với mỗi học sinh.

Dựa trên những thông tin thu được, lập hồ sơ theo dõi những học sinh có kết quả rèn luyện đạo đức kém ở năm học trước trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giáo dục cho năm nay, hướng tới việc tạo điều kiện cho HS năm trước được rèn luyện và phấn đấu, khắc phục ngay từ đầu năm học.

Tổ trưởng tổ chủ nhiệm hoặc Tổ trưởng tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS từ đó họp tổ, nhóm tìm biện pháp nhằm giáo dục HS cá biệt đạt hiệu quả cao nhất.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.

Kế hoạch giáo dục phòng chống BLHĐ phải được Hiệu trưởng thông qua và ký duyệt để trở thành văn bản pháp quy có hiệu lực cho việc triển khai thực hiện. Theo định kỳ, cuối năm nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương, tình hình của nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Các đơn vi ̣trong nhà trường phải nắm chắc tình hình của đơn vi ̣mình, nghiêm chỉnh thưc ̣ hiện chức năng nhiệm vu ̣ được giao. Đảm bảo việc tổ chức hoạt động GD phòng chống BLHĐ cho hoc sinh một cách hợp lý, đúng đắn, có hiệu quả, có điều kiện tương ứng. Kế họach có tính khả thi, tuân theo trình tự các bước tiến hành, tránh chồng chéo.

3.2.3 Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phịng tránh bạo lực học đường tránh bạo lực học đường

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa

- Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ giúp tránh sự nhàm chán cho HS. Nó giúp cho GV thể hiện được sự sáng tạo của mình thơng qua các bài giảng, qua đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh.

- Giúp cho GV tìm ra nội dung giáo dục phịng ngừa BLHĐ phù hợp, hiệu quả cho các đối tượng HS, thực hiện tinh thần đổi mới trong giáo dục mà Bộ GD&ĐT phát động.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a) Hiệu trưởng chỉ đạo GV lồng ghép giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho HS THPT trong các môn học chiếm ưu thế.

Hiệu trưởng chỉ đạo xác định nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các môn học chiếm ưu thế và xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thơng qua con đường tích hợp vào nội dung mơn học chiếm ưu thế.

Kế hoạch tích hợp giáo dục phịng tránh bạo lực học đường thơng qua dạy học các môn học chiếm ưu thế phải thể hiện rõ mục tiêu kép của hoạt động đó là mục tiêu của bài học, mơn học và mục tiêu giáo dục phịng tránh bạo lực học đường cho học sinh. Kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện thơng qua các nội dung dạy học và hình thức tổ chức dạy học, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường và thiết kế bài học tích hợp nội dung giáo dục phịng tránh bạo lực học đường cho học sinh.Tổ

chức thực hiện giờ dạy tích hợp giáo dục phịng tránh bạo lực học đường, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn và đồng nghiệp.

Đánh giá kết quả giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua đánh giá kết quả của môn học, bài học chú ý đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về khái niệm BLHĐ, nội dung BLHĐ….

b) Chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.

Xác định các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa: Xác định nội dung giáo dục phịng tránh bạo lực học đường thông qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông…Lập kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, truyền thông. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho HS về ý thức chấp hành nội quy trường, lớp; Hành vi văn hóa ứng xử; Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường.....

Nâng cao ý thức tự giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh bằng công tác tuyên truyền kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường....

Trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa, HS ý thức được điểm mạnh, điểm yếu từ đó tự đối chiếu với bản thân mình để

phấn đấu học tập rèn luyện những chuẩn mực đạo đức.

c) Tổ chức các câu lạc bộ giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.

CBQL chỉ đạo GV thành lập câu lạc bộ được tổ chức nhằm giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS.

GV hướng dẫn HS thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ hùng biện, câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ phóng viên, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ văn học…Để phát huy hiệu quả mơ hình các CLB trong trường học, nhà trường đã tuyển chọn các nhân tố có năng lực, phù hợp với đặc thù của các CLB; chọn cử, tin tưởng giao nhiệm vụ cho từng giáo viên có năng lực phụ trách các CLB; xây dựng đa dạng các hình thức sinh hoạt của các CLB gắn liền với chuyên môn theo từng chủ đề, chủ điểm nhằm phát huy năng lực của học sinh. Quá trình các CLB hoạt động có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, định hướng, phối hợp chặt chẽ của chun mơn; cuối kỳ có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc.

Tại các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ, GV tổ chức cho học sinh được, chia sẻ về thực trạng bạo hành, bạo lực học đường trong trường học hiện nay; Được xem các tiểu phẩm về phòng chống bạo lực học đường do các bạn học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)