Các khái niệm chính của đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 25 - 30)

B. NỘI DUNG

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1. Quản lý

Quản lý là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý về nhiều mặt, bằng một hệ thống các luật lệ,

chính sách, nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Tùy theo mục đích và góc độ tiếp cận trong nghiên cứu nên khái niệm quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong luận văn này, tác giả luận văn xin đưa ra một số quan niệm của các nhà khoa học để sau đó đi đến thống nhất quan niệm về khái niệm QL. {24}Nguyễn Ngọc Quang (2008), Những vấn đề cơ bản

về lý luận QLGD - Trường CBQLGD TW.

Theo quan điểm của giáo dục học: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [11, tr.326]. Từ quan niệm này, có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, tùy theo góc độ xem xét của mỗi người. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [22, tr 24].

Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “QL là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6, tr.l].

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “QL là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt được mục tiêu chung” [1, tr.17].

Tác giả Vũ Dũng, Phùng Đình Mân định nghĩa quản lý từ góc độ Tâm íý học như sau: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin của chủ thể đến khách thể của nó” [8, tr.43]

Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra kết luận: quản lý là q trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lê đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, trong điều kiện mơi trường ln ln có biến động để cho

hệ thống ổn định và vận động theo chiều hướng phát triển tích cực, đạt được các mục tiêu đề ra.

1.2.1.2.Quản lý giáo dục

Theo Từ điển Giáo dục- NXB Từ điển bách khoa: “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tư.cmg và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội”. [32]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCNVN mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học GD thế hệ trẻ, đưa hệ GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [22, tr.35]

Hay theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [2, tr.31].

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát: QLGD là những tác động có hệ thống, có tổ chức, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu, các bộ phận của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống vận hành tối ưu.

1.2.1.3. Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về QL trường học được đưa ra dựa trên cơ sở khai thác các mặt của vấn đề này.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng, “QL trường học là hoạt động của các cơ quan QL nhằm tập hợp và tổ chức hoạt động của GV, HS và các lực lượng GD khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng GD và đào tạo trong nhà trường” [31, tr.205]

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm 'của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [9].

Tác giả Trần Hồng Quân cũng quan niệm: “QL nhà trường là QL dạy và học, tức ỉà làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu GD” [22, tr.43].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng quản lý nhà trường là: “Tập hợp những tác động tối ưu (công tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác. Nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, do lao động xây .dựng và vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là q trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [23].

Chúng ta có thể thấy, dù cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau những cốt lõi, quản lý trường học là hệ thống tác động có định hướng, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhà trường lên tất cả các nguồn lực làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

1.2.2. Cơng tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp

1.2.2.1. Công tác chủ nhiệm lớp

Theo Từ điển Giáo dục học, GVCN là “nhà giáo được giao trách nhiệm tổ chức, quản lý, giáo dục một lớp HS ngoài những giờ lên lớp của các GV bộ môn trong các nhà trường tiểu học” [11, tr. 170].

Theo tác giả Mạc Văn Trang, GVCN là người “thay mặt nhà trường quản lý, giáo dục HS; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của lớp do mình phụ trách; phối hợp với các GV bộ môn của lớp và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục HS” [26].

Trong Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/03/2000 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đã nêu rõ: “GV CNL là người đại diện cho Nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học...để phản ánh cho Hiệu trưởng” (Điều 10, Khoản 4).

Trong các nhà trường tiểu học, GVCNL là giáo viên được Hiệu trưởng lựa chọn trong số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp học đó để tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường, quản lý, giáo dục và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục tồn diện học sinh lớp mình được phụ trách.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người GVCN ln chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng, thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng về tình hình của lớp chủ nhiệm.

Có thể khái qt, cơng tác CNL ở trường tiểu học à những hoạt động giáo dục mà giáo viên CNL phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng dưới sự quản lý của người Hiệu trưởng nhà trường nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp chủ nhiệm.

1.2.2.2. Quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp

Có thể khái quát các nội dung của hoạt động quản lý công tác CNL như sau: Xây dựng kế hoạch quản lý cơng tác GVCNL; tổ chức phân cơng, bố trí lực lượng làm công tác chủ nhiệm; chỉ đạo, điều hành hoạt động của đội ngũ GVCN; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN; quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác chủ nhiệm; Kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ về cơng tác GVCNL; khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCNL, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên; liên kết GVCNL với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý trên cần xác định rõ các mục tiêu phù hợp, có kế hoạch thực hiện mục tiêu hợp lý, khả thi, bố trí sắp xếp các cơng việc một cách khoa học, các tiêu chuẩn, tiêu chí phải cụ thể, khách quan, công bằng và phải có; các phương án dự phịng khi các nhân tố bên trong, bên ngồi có sự thay đổi.

Có thể khái qt về quản lý cơng tác CNL ở trường tiểu học như sau: quản lý công tác CNL ở trường tiểu học là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của người Hiệu trưởng theo một cơ chế nhất định đến các nguồn nhân lực, vật lực (trong và ngoài nhà trường) tham gia vào công tác CNL nhằm phát triển nhân cách cho học sinh. [25] Hà Nhật Thăng (2010), “Một vài điểm mới cần lưu ý trong công tác CNL ở các trường hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực của GVCN ở trường trung học phổ thông”, Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)