Tổ chức thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 104)

B. NỘI DUNG

3.2. Biện pháp quản lý công tác CNL ở các trƣờng TH huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Xác định cơ cấu của tổ chức “Ban Chỉ đạo công tác CNL”. Cơ cấu của tổ chức này phải gắn với mục đích, mục tiêu giáo dục chung của tồn trường, và phải gắn với nội dung cơng việc cụ thể của cơng tác CNL. Chính vì vậy, khi xây dựng cơ cấu “Ban Chỉ đạo công tác CNL” phải dựa vào nhiệm vụ cụ thể để xây dựng, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực của mỗi thành viên nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của tổ chức này. Cơ cấu tổ chức của “Ban Chỉ đạo

công tác CNL” bao gồm: Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn và Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động hướng nghiệp, GD NGLL là Phó ban, Trợ lý thanh niên thư ký, các GV CNL làm ủy viên. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường khác là những lực lượng tham gia giúp đỡ, phối hợp với các lực lượng trong “Ban Chỉ đạo công tác CNL” để cùng giáo dục học sinh.

Sau khi thành lập Ban Chỉ đạo, Hiệu trưởng tổ chức phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Việc phân công phải rõ ràng, quy định cụ thể vai trò, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn cần thiết của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận và được ghi vào biên bản họp phân công.

Để vận hành bộ máy được thuận lộ, Hiệu trưởng cần thiết lập quy chế quy định công tác điều phối, liên kết hoạt động giữa các thành viên, các bộ phận trong “Ban Chỉ đạo công tác CNL”, tạo điều kiện đạt mục tiêu đề ra hiệu quả nhất.

Sau khi đã xây dựng xong cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động.. .Hiệu trưởng tổ chức lấy ý kiến đóng góp từ Hội đồng trường, các tổ chuyên mơn để kiện tồn và ra quyết định thành lập “Ban Chỉ đạo công tác CNL”

3.2.2.4. Lưu ý khi thực hiện biện pháp.

Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức, năng lực chỉ đạo và hướng dẫn và thực hiện công tác CNL.

Hiệu trưởng phải hiểu hiểu rõ năng lực từng người trong “Ban Chỉ đạo cơng tác CNL” và có khả năng tập hợp, kết nạp các thành viên với nhau.

Phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc, phát huy cao nhất năng lực của từng thành viên.

Bảo đảm “Ban Chỉ đạo công tác CNL” thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Cần có chiến lược phát triển nhà trường cũng như những nhận định, dự báo chính xác, khoa học về tình hình thực tế cũng như định hướng phát triển giáo dục của nhà trường trong những năm tới; căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp; căn cứ điều kiện thực tế địa phương để Hiệu trưởng xây

dựng kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, thay thế, bồi dưỡng, tạo nguồn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả.

Họp giao ban chủ nhiệm định kỳ hàng tuần gồm các thành phần: Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Ban nề nếp và toàn thể giáo viên chủ nhiệm Các Hiệu trưởng nên tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong tuần qua; các thành phần khác nhận xét, tổng hợp điểm thi đua trong tuần, giải quyết những khiếu nại, đề xuất xử lý học sinh vi phạm... Hiệu trưởng tổng hợp ý kiến nhận xét, kết luận và triển khai công tác tuần tới.

Cần phải tiến hành mọi việc một cách đồng bộ, thống nhất từ Chi bộ Đảng, ban giám hiệu đến toàn thể giáo viên, nhân viên, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Từ đó, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý; huy động các lực lượng giáo dục tham gia vào cơng tác giáo dục tồn diện học sinh, đảm bảo được sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

Trong q trình triển khai cơng tác và tổ chức các hoạt động giáo dục ở lớp mình phụ trách, giáo viên chủ nhiệm cần định kỳ thông báo, báo cáo với Ban giám hiệu để theo dõi, giúp đỡ. Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng tham dự giờ sinh hoạt lớp, các sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động của lớp. qua đó, Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp, kế hoạch chủ nhiệm cũng như hoạt động của lớp một cách khách quan, chính xác hơn.

Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học; căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu của các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong phương hướng nhiệm vụ năm học, HT chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch công tác GVCN lớp phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao. HT phải cung cấp đầy đủ các văn bản liên quan, thơng tin về, tình hình đặc điểm chung của lớp cho GVCN khi xây dựng kế hoạch. QL

việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của GVCN lớp: HT theo dõi hoặc phân công theo dõi chặt chẽ việc triển khai kế hoạch của GVCN lớp từng tuần, tháng, học kỳ. HT kiểm tra, đánh giá công tác GVCN lớp công khai, khách quan.Tổ chức giao ban chủ nhiệm định kỳ hàng tuần.

3.2.3. Huy động các nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý CNL ở trường TH quản lý CNL ở trường TH

Tham gia vào hoạt động giáo dục HS lớp chủ nhiệm khơng chỉ có GVCNL mà cịn có các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường. Việc phối hợp, phát huy vai trò của các lực lượng: GD này là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CNL được thực hiện hiệu quả. Qua khảo sát thực trạng ở chương 2 cho thấy, các nhà trường TH được khảo sát cũng đã có sự quan tâm thực hiện các nội dung phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, các chỉ số đánh giá trong công tác phối hợp của GVCN, của nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường cho thấy cơng tác này vẫn cịn hạn chế. Đây là điểm mà các nhà trường cần quan tâm khắc phục nhằm phát huy hiệu quả mọi nguồn lực trong công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Huy động tất cả các nguồn lực trong và ngồi nhà trường để xây dựng mơi trường làm việc thuận lợi cho công tác CNL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường.

Điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm lớp bao gồm: Văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của trường THPT, các hướng dẫn, chỉ thị về thực hiện kế hoạch năm học, về đổi mới phương pháp và nội dung GD của ngành; quy chế phối kết hợp giữa GVCN với các bộ phận khác trong và ngồi nhà trường với PHHS; chế độ chính sách cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp; cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa GVCN với HT nhằm thu nhận, chuyển tải và xử lý những thông tin GD trong nội bộ nhà trường, những thơng tin GD đa chiều từ trong ra ngồi nhà trường và ngược lại; điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng các câu lạc bộ, tủ sách GD, tủ sách người tốt việc tốt, các phương tiện GD như máy chiếu, máy tính và các phần mềm chuyên dụng,...

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Môi trường cho việc thực hiện công tác CNL trường TH bao gồm môi trường bên trong nhà trường và môi trường bên ngồi nhà trường có ảnh hưởng

trực tiếp đến công tác quản lý, giáo dục học sinh của GVCN và công tác quản lý của CBQL nhà trường. Môi trường bên trong nhà trường bao gồm: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác dạy và học... Bên cạnh đó các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ trong nhà trường như quan hệ giữa CBQL và GVCN, giữa GVCN với nhau, giữa GVCN với giáo viên bộ môn, nhân viên... trong nhà trường. Môi trường bên ngồi nhà trường là tình hình kinh tế xã hội ở địa phương nơi trường trú đóng, là mối quan hệ giữa nhà trường với lãnh đạo địa phương và mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội ở khu vực trường đóng.

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết cho công tác chủ nhiệm lớp: Cung

ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị cho GVCN lớp. Tận dụng mọi nguồn kinh phí có thể nhằm phục vụ cho

nhu cầu dạy học và công tác GVCN lớp. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN.

Xây dựng mối quan hệ, sự phối hợp giữa GVCN lớp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường:HT cần tạo dựng được mối quan hệ kết hợp giữa các lực

lượng GD, huy động nhiều nguồn lực ở địa phương chăm lo sự nghiệp GD góp phần đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa GD. Xây dựng các quy chế phối hợp giữa GVCN với các GV bộ mơn, Đồn thanh niên, cha mẹ HS, các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường.

Xây dựng quy chế QL công tác GVCN lớp gắn với công tác thi đua: HT cần tập hợp đầy đủ và nghiên cứu các văn bản, quy định, quy chế về QL GV, HS và công tác thi đua. Tổ chức cho Hội đồng GD nhà trường thảo luận, góp ý, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đơn vị làm cơ sở đánh giá.

Thực hiện tốt cơng tác thi đua khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời GVCN lớp: Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên

khuyến khích kịp thời nhằm tạo sự phấn khởi, cố gắng vươn lên của các GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng đội ngũ GVCN nhiệt tình, có năng lực góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. HT cần thực hiện và chỉ đạo các bộ phận chức năng trong nhà trường thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thi đua xuất phát từ các văn bản

Nhà nước như Chuẩn nghề nghiệp GV trung học; Điều lệ trường phổ thơng.

Cơng khai các tiêu chí đánh giá và phát động thi đua trong toàn trường. Kiểm tra, đơn đốc thường xun để có căn cứ đánh giá kết quả cơng tác và q trình thực hiện cơng tác GVCN lớp của các GVCN.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Để cơng tác giáo dục tồn diện của nhà trường được thực hiện có hiệu quả, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, CBQL trường phổ thông cũng cần phải chú trọng việc xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho công tác CNL bằng việc huy động tất cả các nguồn lực để xây dựng tốt môi trường bên trong và môi trường bên ngồi có ảnh hưởng đến cơng tác CNL lớp và quản lý công tác CNL.

Để xây dựng được môi trường làm việc bên trong nhà trường thuận lợi cho việc thực hiện công tác CNL. Trước hết, Hiệu trưởng cần tổ chức huy động tất cả các nguồn lực của nhà trường (nhân lực, vật lực, tài lực...) để bảo đảm được các điều kiện về con người, về cơ sở vật chất, hệ thống thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và các điều kiện khác để bảo đảm công tác CNL và việc quản lý công tác CNL được thực hiện thuận lợi nhất trong điều kiện hiện có của trường. Tiếp theo, Hiệu trưởng cần chú ý đến việc xây dựng chế độ chính sách khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, đề bạt.. .hợp lý theo quy định và theo điều kiện thực tế của nhà trường để động viên khuyến khích những cá nhân thực thực tốt công tác CNL, đồng thời cũng có những quy định khiển trách, kỷ luật những cá nhân làm không tốt hoặc vi phạm.

Bên cạnh đó việc xây dựng bầu khơng khí làm việc thoải mái, thân thiện và tạo các mối quan hệ gắn bó, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường cũng là yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc hiệu quả.

Đối với bản thân CBQL nhà trường, phải biết lắng nghe, thấu hiểu, sẵn sàng chia sẻ, động viên, hỗ trợ kịp thời đối với các thành viên cũng là một trong những giải pháp tạo nên môi trường làm việc thuận lợi cho công tác CNL và quản lý công tác CNL trong nhà trường.

Đối với việc xây dựng mơi trường bên ngồi nhà trường để phục vụ cho việc thực hiện công tác CNL được thuận lợi,

CBQL nhà trường cần giữ mối liên lệ với chính quyền địa phương và các tổ chức đồn thể xã hội và nơi trường trú đóng. Bên cạnh đó, CBQL cũng cần chú ý xây dựng mối quan hệ với Ban Đại diện CMHS nhà trường. Vận dụng các mối quan hệ để huy động các nguồn lực trên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CNL qua việc phối hợp quản lý, giáo dục học sinh, huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho cơng tác giáo dục nói chung, cơng tác CNL nói riêng.

Có thể nói, việc huy động các nguồn lực xây dựng mơi trường làm việc thuận lợi cho công tác CNL là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng mà đội ngũ CBQL các trường cần quan tâm thực hiện. Bởi vì có xây dựng được mơi trường làm việc thuận lợi thì mới có điều kiện phát huy hết khả năng của các thành viên nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

3.2.3.4. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

Để huy động được các nguồn lực xây dựng môi trường thuận lợi cho việc thực hiện cơng tác CNL ở trường TH địi hỏi người Hiệu trưởng phải là người có uy tín, có năng lực, có tầm nhìn xa, trơng rộng, có đầu óc tổ chức, có khả năng tập hợp; lãnh đạo và phát huy năng lực của các thành viên trong nhà trường.

Đối với việc quản lý cơng tác CNL, địi hỏi người Hiệu trưởng phải cơng tâm, phải có khả năng nhận xét, đánh giá con người, công việc, biết lắng nghe, chia sẻ và kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng phải có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ với cộng đồng xã hội, có kỹ năng thuyết phục, vận động các cá nhân, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ có hiệu quả cho cơng tác giáo dục của nhà trường.

3.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác CNL ở trường TH

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của GVCN nhằm chỉ ra ưu khuyết điểm để đúc rút kinh nghiệm cũng như ghi nhận hiệu quả công tác của đội ngũ GVCN. Kiểm tra, đánh giá một cách công bằng, khách quan sẽ tạo động lực cho GVCN lớp hồn

thành tốt nhiệm vụ của mình.

Xây dựng cách thức, xem xét, đánh giá thực tiễn việc thực hiện cơng tác CNL có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra và phù hợp với thực tế hay không; xem xét những việc thực hiện tốt, những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế diễn ra.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác CNL đối với cá nhân GVCN, đối với các lực lượng phối hợp thực hiện công tác CNL theo từng tháng, từng học kỳ hoặc theo từng nội dung, chuyên đề hoạt động cụ thể.

Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn về kiểm tra, đánh giá cơng tác CNL theo đúng quy định của ngành và phù hợp với thực tế của đơn vị.

Chỉ đạo thành viên “ Ban Chỉ đạo công tác CNL” tham dự các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động giáo dục tại các lớp để nắm bắt tình hình thực tế hoạt động của công tác CNL.

Xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch tổ chức các hoạt động kiểm tra của HT. Xây dựng nội dung kiểm tra theo từng đợt và cách thức tiến hành. Thành

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)