B. NỘI DUNG
1.4. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trƣờng Tiểu học
1.4.1. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Lập kế hoạch quản lý công tác CNL là việc sắp xếp các cơng việc, bố trí lực lượng, dự kiến phân bổ các nguồn lực tham gia vào công tác CNL, thiết lập những mục tiêu cho từng hoạt động giáo dục và xác định phương án tốt nhất để hoàn thành mục tiêu giáo dục tồn diện học sinh. Lập kế hoạch quản lý cơng tác CNL giúp cho Hiệu trưởng chủ động quyết định trước trong công tác này phải làm những gì, làm việc đó như thế nào, khi nào làm và ai làm điều đó. Để kế hoạch đạt được hiệu quả tốt nhất, Hiệu trưởng phải đề ra được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể làm cơ sở cho việc huy động tối đa các nguồn lực trong nhà trường để thực hiện các mục tiêu đó. Đồng thời tạo ra khả năng điều hành, tác nghiệp của các bộ phận tham gia vào công tác giáo dục học sinh, giúp cho nhà trường ứng phó kịp thời với những thay đổi trong nội bộ nhà trường cũng như trong môi trường giáo dục. Hơn nữa việc lập kế hoạch quản lý cơng tác CNL cịn tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đánh giá công tác CNL được dễ dàng, chính xác hơn.
Khi lập kế hoạch quản lý cơng tác CNL, Hiệu trưởng phải thiết lập được mục tiêu quản lý công tác CNL. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tất cả các chủ trương đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành, của nhà trường và các hoạt động giáo dục nhằm hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh được triển khai và thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình lập kế hoạch, Hiệu trưởng cần phân tích, đánh giá chuẩn xác
các thực trạng, điều kiện, hồn cảnh ở trường của mình làm cơ sở để xác định mục tiêu cần đạt được. Đồng thời cũng cần chỉ rõ các phương pháp, cách thức thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Kế hoạch quản lý công tác CNL phải xác định được các nội dung công việc cần thực hiện. Việc xác định rõ nội dung quản lý công tác CNL giúp Hiệu trưởng tập trung vào vấn đề trọng tâm, ra quyết định cũng như kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công tác tại trường. Trọng tâm của việc xác định nội dung kế hoạch gồm: rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên làm CNL năm trước, thống kê đánh giá về số lượng chất lượng đội ngũ GVCN sẽ phân công trong năm học hiện tại; kế hoạch biên chế lớp; phân công giáo viên làm CNL; kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng CNL cho lực lượng GVCN; kế hoạch phân bổ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chủ nhiệm; phân bổ các nguồn lực và phân công các lực lượng giáo dục trong nhà trường để phối hợp với GVCN lớp trong công tác giáo dục học sinh.
Lập kế hoạch xác định khung thời gian thực hiện các nội dung và mục tiêu CNL trong năm học. Hiệu trưởng phải xác định cụ thể mốc thời gian cho từng nội dung, từng mục tiêu giáo dục để thống nhất trong việc quản lý cơng tác chủ nhiệm của mình.
Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch quản lý công tác CNL là việc thống nhất các chỉ số đo lường kết quả công tác CNL: Hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình học sinh của khối, của trường trong năm học trước và các chỉ số dự báo trong năm học hiện tại để cân nhắc xây dựng các chỉ số đo lường kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Tổ chức lực lượng tham gia công tác CNL là việc thiết kế được cơ cấu các bộ phận tham gia vào công tác CNL; thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành
sự liên kết hoạt động giữa các thành viên, các bộ phận trong Ban Chỉ đạo công tác CNL tạo điều kiện đạt mục tiêu một hiệu quả nhất..
Để thực hiện chức năng quản lý trong công tác CNL, Hiệu trưởng cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về vị trí cơng tác, nhiệm vụ, vai trị của từng cá nhân, bộ phận tham gia trong công tác CNL để các cá nhân hay bộ phận hiểu rõ cơng việc của mình thuộc bộ phận nào, liên quan với ai, phối hợp với ai và cần những thông tin nào để hồn thành cơng việc của mình. Tác giả Trần Kiểm đă nhận định “Chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức” [17tr.66].
Bên cạnh việc xây dựng cơ cấu tổ chức, Hiệu trưởng cũng cần phải chú trọng đến công tác xây dựng quy chế làm việc cho từng thành viên trong cơ cấu đó để vận hành hoạt động của các bộ phận theo định hướng đề ra. Trong quy chế làm việc, Hiệu trưởng phải xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm và nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, từng bộ phận nhằm tạo thuận lợi cho các cá nhân, bộ phận được phân công chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời công tác phối hợp giữa các bộ phận cũng sẽ chặt chẽ hơn góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu giáo dục được đề ra. Công tác tổ chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, ngược lại tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
Chỉ đạo thực hiện cơng tác CNL là q trình tác động ảnh hưởng của Hiệu trưởng đến hành vi và thái độ của các thành viên và công tác CNL nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đây là chức năng thể hiện năng lực quản lý của người Hiệu trưởng. Trong chỉ đạo thực hiện công tác CNL, Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác CNL qua việc giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng bộ phận theo đúng thẩm quyền, đúng kế hoạch, đúng vị trí cơng tác thơng qua quyết định quản lý của mình.
Chỉ đạo thực hiện công tác CNL gồm các việc: xác định được các ưu tiên cần giải quyết, những công việc cấp bách liên quan đến công tác CNL; phân quyền hợp lý cho từng thành viên; cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác CNL đến từng cá nhân, bộ phận liên quan và có sự định hướng thích hợp cho họ trong q trình thực hiện cơng việc; giám sát và điều chỉnh khi cần thiết.
Để chỉ đạo thực hiện cơng tác CNL có hiệu quả, người Hiệu trưởng phải đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác, phải hiểu rõ con người, phải nắm được các đặc điểm tâm lý cá nhân của mỗi người và của cả tập thể nhà trường, đồng thời phải tìm cách gắn bó mọi người nhằm phát huy cao nhất hiệu quả giáo dục của nhà trường.
1.4.4. Kiểm tra, giám sát công tác chủ nhiệm lớp
Kiểm tra trong quản lý cơng tác CNL là q trình xem xét thực tiễn, đánh giá việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục, việc hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra. Mục đích của kiểm tra, đánh giá nhằm xem xét những việc thực hiện tốt, những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế diễn ra.
Để công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả, Hiệu trưởng phải có được những thơng tin chính xác về cơng tác CNL thơng qua sự quan sát, tiếp nhận báo cáo từ các cá nhân, bộ phận, trao đổi trực tiếp với GVCNL hoặc tự mình tiến hành kiểm tra. Từ kết quả kiểm tra Hiệu trưởng có sự nhìn nhận, đánh giá về thực trạng, năng lực của các cá nhân, bộ phận tham gia vào công tác CNL, đồng thời, Hiệu trưởng cũng đánh giá được mức độ khả thi của việc hoàn thành các mục tiêu giáo dục đã đề ra trong kế hoạch. Từ đó, có sự điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các tổ chức, bộ phận trong nhà trường hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tóm lại, Quản lý cơng tác CNL là việc thực hiện bốn chức năng quản lý cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá công tác CNL của