Các yếu tố tác động đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng Tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 47 - 51)

B. NỘI DUNG

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng Tiểu

sẽ giúp cho Hiệu trưởng quản lý công tác CNL một cách khoa học, chính xác góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng Tiểu học Tiểu học

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Các yếu tố thuộc về chế độ, chính sách

Việc quản lý cơng tác CNL có hiệu quả, đúng với quan điểm chỉ đạo là nhiệm vụ quan trọng đối với người Hiệu trưởng trường tiểu học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành „'Điều lệ trường THCS, trường tiểu học và trường tiểu học có nhiều cấp học” [5], trong đó Điều 11, 27, 29 nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, giáo viên, GVCN. Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục tiểu học. Thông tư số 15/2017/TT- BGD ĐT ngày 9/9/2017 quy định về „„sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo” là những căn cứ pháp lý quan trọng cho người Hiệu trưởng áp dụng để quản lý công tác CNL.

Thông tư số 21/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 31/7/2020 “Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục” cũng quy định rõ quyền lợi của giáo viên nói chung, GVCN nói riêng. Các lợi ích về vật chất cụ thể của GVCN được quy định là giảm 4 tiết/tuần, so với thực tế công tác CKL thì số lượng giờ được giảm chưa thể tương xứng với công sức mà người GVCN bỏ ra khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành thông tư số số: 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2019 về Ban hành quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên dạy giỏi, GVCN lớp giỏi cơ sở giáo dục tiểu học. Đây cũng

là sự động viên của ngành dành cho lực lượng giáo viên làm công tác CNL. Tuy nhiên, đến nay hội thi này chưa được tổ chức rộng rãi ở các cơ sở giáo dục. Đây cũng là một thiệt thòi đối với những người làm công tác CNL.

1.5.1.2. Các yếu tố thuộc về môi trường giáo dục của nhà trường - Môi trường nhà trường

Trong nhà trường tiểu học, môi trường nhà trường bao gồm: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật phục vụ cơng tác dạy và học… Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ trong nhà trường như quan hệ giáo viên với giáo viên, quan hệ giáo viên với học sinh và quan hệ học sinh với học sinh đều có những tác động nhất định đến hiệu quả của công tác CNL và quản lý công tác CNL trong nhà trường. Bên cạnh đó, mơi trường văn hóa trong nhà trường cũng có tác động khơng nhỏ đến công tác CNL và quản lý công tác CNL mà chúng ta không thể không nhắc đến. Mơi trường văn hóa là những giá trị văn hóa mà nhà trường tạo dựng được có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cách đối xử của các thành viên trong nhà trường với nhau. Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng văn hóa nhà trường tạo nền tảng cho việc quản lý nói chung, quản lý cơng tác CNL nói riêng.

- Mơi trường xã hội

Đối với môi trường giáo dục, điều kiện tự nhiên - xã hội, điều kiện kinh tế của địa phương, vị trí địa lý, dân cư... ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục của nhà trường. Xã hội là môi trường mà các em sẽ tự thể hiện và biến đổi mạnh mẽ hàng ngày. Một môi trường xã hội văn minh, lành mạnh là điều kiện tốt nhất cho công tác CNL cũng như tạo sự thuận lợi cho việc quản lý công tác CNL của nhà trường và ngược lại.

- Mơi trường gia đình của học sinh

Mơi trường gia đình là nền tảng cơ bản nhất và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến q trình tự rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh. Do đó, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác

CNL của GVCN và quản lý công tác CNL của Hiệu trưởng. Nếu nhà trường phối hợp tốt với gia đình thì cơng tác giáo dục sẽ đạt được hiệu quả cao và ngược lại, sự phối hợp không tốt, không thường xuyên sẽ gây ra những khó khăn trong việc giáo dục các em.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Trong nhà trường tiểu học, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý mà cụ thể là người Hiệu trưởng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường bởi Hiệu trưởng không chỉ là người quản lý mà còn là tấm gương để mọi thành viên trong nhà trường noi theo. Trong đó, các yếu tố thuộc về chủ quan của người Hiệu trưởng như: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và lãnh đạo, năng lực quản lý, chỉ đạo cơng tác CNL...Có tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc quản lý công tác CNL trong nhà trường, Hiệu trưởng có đầy đủ những phẩm chất, năng lực nêu trên sẽ là tấm gương để GVCNL có động lực, có niềm tin hồn thành tốt cơng tác của mình.

1.5.2.2. Các yếu tố thuộc về người GVCN lớp

GVCNL là nhân tố trung tâm của việc thực hiện các nhiệm vụ, cơng việc CNL. Người GVCNL có năng lực chun mơn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, tận tụy với học sinh, với công việc sẽ tạo được những ảnh hưởng tốt đến học sinh, đến quá trình hình thành nhân cách của các em. Bên cạnh đó, các năng lực như: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị, xã hội; năng lực dạy học; năng lực quản lý và lãnh đạo của GVCNL cũng là điều kiện quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của công tác CNL.

Mục đích giáo dục cuối cùng của nhà trường tiểu học là nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, những kỹ năng cần thiết để học sinh có thể tham gia vào cuộc sống lao động sản xuất hoặc tiếp tục Học cao hơn. Đây cũng là mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của công tác CNL và quản lý cơng tác CNL. Có thể nói rằng yếu tố học sinh và các yếu tố thuộc về bản thân người học sinh là yếu tố trung tâm có ảnh hưởng lớn nhất đến cơng tác CNL của người GVGN và quản lý công tác CNL của người Hiệu trưởng trong nhà trường tiểu học.

Tiểu kết Chƣơng 1

Có thể kết luận, cơng tác CNL và quản lý cơng tác CNL có một vị trí vai trị quan trọng trong nhà trường. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản lý cơng tác CNL đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về vấn đề công tác CNL của GVCN và quản lý công tác CNL ở trường TH.

Đây chính là căn cứ để khẳng định hướng nghiên cứu của đề tài “Quản lý công tác CNL tại các trường huyện Đắk R‟Lấp, Đắk Nông” là cần thiết trong việc GD toàn diện cho HS. Khi nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác CNL, và quản lý công tác CNL ở trường TH. Đề tài cũng đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề về công tác CNL, đặc biệt là các nội dung quản lý công tác CNL. Nội dung cơ bản của quản lý công tác CNL trong nhà trường tiểu học là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác CNL nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của GVCN để đáp ứng u cầu giáo dục tồn diện học sinh. Cơng tác CNL và quản lý công tác CNL chịu ảnh hưởng của ba yếu tố chính là: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý. Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng công tác CNL và thực trạng quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp để từ đó đề ra các biện pháp quản lý công tác CNL ở trường tiểu học.

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK R’LẤP,

TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)