B. NỘI DUNG
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, giáo dục huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội
Huyện Đăk R‟lấp diện tích 635,84 km², dân số 83.555 người[2], mật độ dân số trung bình 131 người/km². Đắk R'Lấp có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Kiến Đức (huyện lỵ) và 10 xã: Đắk Ru, Đắk Sin, Đắk Wer, Đạo Nghĩa, Hưng Bình, Kiến Thành, Nghĩa Thắng, Nhân Cơ, Nhân Đạo, Quảng Tín.
Giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2011 so với năm 1994 đạt 1.709 tỷ đồng, trong đó cơng nghiệp - xây dựng: 333 tỷ đồng chiếm 19,5%, nông lâm nghiệp ngư nghiệp 1.002, 8 tỷ đồng chiếm 58,6%, dịch vụ 373 tỷ đồng, chiếm 21,9%, thu nhập bình quân 19,2 triệu đồng/người/năm,...
Có khu cơng nghiệp Nhân Cơ (xã Nhân Cơ) có diện tích 95ha, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 261 tỷ đồng tính đến năm 2009. Có nhiều cơng trình khác đang thi cơng như: Nhà máy luyện nhôm Trần Hồng Quân, các khu trung tâm thương mại, bệnh viện, khu du lịch nghỉ dưỡng đã và đang được đầu tư xây dựng.
2.2.2. Tình hình giáo dục huyện Đắk R’Lấp
Huyện Đắk R‟Lấp có 18 trường tiểu học. Đội ngũ GV ngày càng được chuẩn hóa. Tỷ lệ HS lên lớp và tốt nghiệp các cấp học được duy trì với chất lượng ổn định. Huyện thực hiện đạt mục tiêu về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và phổ cập bậc trung học phổ thông.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện thực hiện nghiêm chủ trương đối với nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, đảm bảo hài hòa giữa việc dạy người, dạy chữ, dạy nghề theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên được tổ chức thường xuyên, giúp GV cập nhật phương pháp dạy và học theo hướng đổi mới, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết giảng (giáo án điện tử và sử dụng bảng tương tác...) ở các cấp học nhằm khắc
phục kiểu truyền thụ một chiều, tăng cường đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ, tin học nhằm giúp người học tự cập nhật và đổi mới tri thức theo hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, hình thức sinh hoạt tổ chun mơn đổi mới theo hướng nghiên cứu bài học (lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm) được áp dụng tích cực; cán bộ quản ỉý dự giờ rút kinh nghiệm, xếp loại GV, kiểm tra hồ sơ chuyên môn được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Đồng thời, chú trọng tăng cường vai trò của GV CNL trong việc quản lý, phối hợp toàn diện giáo dục học sinh.
Các trường đã chủ động tổ chức các hình thức học tập đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội; trong đó chú trọng các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhất là các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục thể chất; quốc phòng, an ninh; hướng nghiệp cho học sinh... nhằm hình thành nhân cách lối sống lành mạnh và nâng cao năng lực hoạt động xã hội cho học sinh.
Huyện Đắk R‟Lấp có 18 trường TH cơng lập, các trường thuộc sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông.
Bảng 2.2. Quy mô trƣờng lớp các trƣờng TH huyện Đắk R’Lấp Năm học 2021-2022 STT Đơn vị Tổng số CBGV Tổng số lớp Tổng số học sinh K1 K2 K3 K4 K5 Toàn trƣờng 1 Trường TH Lê Hữu Trác 46 25 126 117 120 133 104 600
2 Trường TH Lê Văn Tám 42 25 152 105 115 142 134 648 3 Trường TH Lê Hồng Phong 45 25 124 135 171 146 101 677 Tổng 133 75 402 357 406 421 339 1925
(Nguồn: báo cáo Phòng giáo dục đào tạo huyện Đắk RLấp)
Qua bảng số liệu Bảng 2.1 ta thấy, các trường TH huyện Đắk R‟Lấp được phân bố tương đối hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của học sinh.
Năm học 2021-2022, các trường TH huyện Đắk R‟Lấp, tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UBND huyện Đắk R‟Lấp đầu tư cơ sở vật chất theo chương trình nơng thơn mới nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác đổi mới giảng dạy, đáp ứng nhu cầu giáo dục phát triển hiện nay. Đến hiện tại, có tất cả 16 trường TH của huyện được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Như vậy, có thể thấy về quy mơ trường lớp, các trường TH huyện Đắk R‟Lấp trên cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu giáo dục của huyện nhà.
Bảng 2.3. Bảng kết quả đánh giá CBQL, GV các trƣờng TH huyện Đắk R’Lấp theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2021-2022.
STT Đơn vị Tổng số CBGV Tốt Kết quả đánh giá Tỉ lệ % Khá Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ %
1 Trường TH Lê Hữu Trác
46 36 78,3 9 19,6 1 2,1
2 Trường TH Lê Văn Tám
42 33 78,6 9 21,4
3 Trường TH Lê Hồng Phong
Tổng
133 106 79,7 25 18,8 2 1,5
(Nguồn: báo cáo Phòng giáo dục đào tạo huyện Đắk R'Lấp)
Về chất lượng đội ngũ CB-GV các trường, quan sát Bảng 2.2 ta thấy, kết quả đánh - giá theo chuẩn nghề nghiệp năm 2021-2022 của CBQL, GV các trường có đến 98,5% CB-GV đạt từ mức khá trở lên. Trong đó có đến 79,7% đạt mức tốt. Điều đó cho thấy đội ngũ CB-GV các trường có chất lượng khá cao. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục của các nhà trường.
Bảng 2.4. Chất lƣợng giáo dục các trƣờng TH huyện Đắk R’Lấp Năm học 2021– 2022
STT Đơn vị Chất lƣợng đào tạo Tỉ lệ năng lực từ đạt trở lên (%) Tỉ lệ phẩm chất tốt (%) Tỉ lệ lên lớp thẳng (%) Tỉ lệ HS TN
1 Trường TH Lê Hữu
Trác 96.09 98.5 95.5 100
2 Trường TH Lê Văn
Tám 97.16 95.9 96.2 100
3 Trường TH Lê Hồng
Phong 95.4 98.4 97.9 100
Tổng
96.2 98.65 96.5 100
(Nguồn: báo cáo Phòng giáo dục đào tạo huyện Đắk R'Lấp)
Về chất lượng giáo dục, quan sát Bảng 2.3 ta thấy, chất lượng giáo dục của các trường khá đồng đều và khá cao với 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và trên 96,2% học sinh có năng lực từ đạt trở lên. Đặc biệt về phẩm chất có đến
98,65% học sinh được xếp loại tốt, điều này cho thấy chất lượng giáo dục học sinh của các trường đạt hiệu quả khá cao.