Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác CNL ở các trƣờng TH huyện Đắk R’Lấp,

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 91 - 95)

B. NỘI DUNG

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác CNL ở các trƣờng TH huyện Đắk R’Lấp,

TH huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

a. Thuận lợi

Ngành GD&ĐT đã rất quan tâm chỉ đạo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo; ban hành điều lệ, quy chế, các văn bản chỉ đạo; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Hầu hết CBQL và GVCN đều đánh giá cao vai trị của GVCNL, cơng tác GVCNL cũng như sự quản lý công tác GVCN lớp của hiệu trưởng ở trường TH Đội ngũ CBQL đã qua lớp QLGD hoặc đang theo học cao học QLGD, có năng lực về chun mơn nghiệp vụ; đội ngũ GVCNL trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, thương yêu HS. Đa số cha mẹ HS quan tâm đến việc GD con em và phối hợp tốt với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

CBQL các trường đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc quản lý cơng tác CNL. Hầu hết CBQL đều có sự nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò, tầm quan trọng của GVCN trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Đồng thời, việc thực hiện các hoạt động quản lý công tác CNL đã được CBQL hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ. Tất cả

CBQL và GV các trường được hỏi ý kiến đều đánh giá cao ở mức độ đánh giá và mức độ thực hiện từ khá trở lên. Trong quản lý công tác CNL, các trường không chỉ hoạch định, thiết lập các mục tiêu cụ thể mà còn tổ chức khá tốt các công tác sàng lọc, lựa chọn GVCN, tổ chức hướng dẫn GV thực hiện tốt công tác này, đồng thời cũng chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm nhằm đáp ứng tốt nhất cơng tác giáo dục học sinh. Nhìn chung, CBQL ở các trường TH huyện Đắk R‟Lấp đã động viên được các lực lượng tham gia vào công tác CNL bằng cách tạo ra môi trường làm việc tốt, đánh giá thành tích cơng tác CNL chính xác, cơng bằng, có chế độ, chính sách động viên, khen thưởng trên tinh thần xây dựng và phát triển nhà trường.

Có thể thấy, hoạt động quản lý công tác CNL tại các trường TH huyện Đắk R‟Lấp, tỉnh Đắk Nông được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh vẫn cịn tồn tại khơng ít những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Chúng ta đều biết, kế hoạch hóa là một chức năng vơ cùng quan trọng trong công tác quản lý. Việc lập kế hoạch các các hoạt động của nhà trường có thể được coi là giải pháp quản lý quan trọng để thực hiện có hiệu quả và thành cơng các mục tiêu đã đề ra. Qua khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý công tác CNL cho thấy các trường đã xây dựng kế hoạch công tác CNL. Tuy nhiên, việc “Thiết lập mục tiêu quản lý công tác CNL” và “Lập kế hoạch phân công GV làm CNL” mặc dù đã được quan tâm nhưng mức độ thực hiện vẫn chưa thực sự tương xứng với vai trị quan trọng của những tiêu chí này trong việc quản lý cơng tác CNL. Bên cạnh đó, trong cơng tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác CNL, việc “giám sát và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên” được thực hiện nhưng chưa thật sự đầy đủ trong khi đây là một trong các yếu tố quan trọng để' CBQL kịp thời phát hiện và điều chỉnh công tác CNL của GV khi cần. Một hạn chế cần khắc phục nữa của các trường phổ thông trong quản lý công tác CNL là việc phát huy vai trò của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Quan sát các bảng đánh giá, ta thấy chỉ số đánh giá trong công tác phối hợp của GVCN, của nhà trường với các tổ chức đồn thể trong và ngồi nhà trường cịn hạn chế. Đây là điểm mà các nhà trưởng cần quan tâm khắc phục nhằm phát

huy hiệu quả mọi nguồn lực trong công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường.

b. Khó khăn

Các trường TH trên địa bàn huyện còn thiếu thốn về CSVC, kinh phí đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD; số giờ được tính cho GVCNL hiện nay chỉ 3 tiết/tuần là quá ít so với yêu cầu công việc. Một số GVCNL chưa thực sự gắn bó với cơng việc, thiếu đầu tư cho công tác chủ nhiệm; sự phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả; những tác động tiêu cực của xã hội cũng ảnh hưởng đến một bộ phận HS, gây trở ngại khơng nhỏ đến q trình GD HS. Tại các địa bàn vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn, HS thường xuyên bỏ học, đặc biệt là HS DTTS đã gây ra nhiều khó khăn trong cơng tác QL.

c. Những hạn chế, bất cập

Hiệu trưởng các trường chưa phát huy hết năng lực, sở trường của đội ngũ GVCNL. Công tác chỉ đạo phối kết hợp giữa GVCN với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả.

Cơng tác duy trì sĩ số cịn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận HS học yếu dẫn đến chán học, vi phạm nội quy trường lớp, ảnh hưởng các mặt tiêu cực ngoài xã hội đã có tác động khơng nhỏ tới việc GD HS.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng công tác CNL và quản lý công tác CNL tại các trường TH huyện Đắk R‟Lấp, tỉnh Đắk Nông, tôi rút ra một số nhận định sau:

Đội ngũ GV được lựa chọn làm công tác CNL tại các trường có cơ cấu hợp lý, có tính phát triển và kế thừa, có phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.

Một trong những điều kiện thuận lợi trong công tác CNL và quản lý công tác CNL là sự nhận thức đúng đắn của đội ngũ CBQL và GV về vai trò quan trọng của GVCN trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Chính vì ý thức được

vai trị quan trọng của cơng tác CNL, lực lượng GVCNL đã thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, các nội dung cơng việc của mình.

Có thể thấy, cơng tác CNL về cơ bản được thực hiện ở mức độ khá tốt. Tuy nhiên mức độ thực hiện các nhiệm vụ không giống nhau. Các nhiệm vụ: “Đánh giá hạnh kiểm học sinh”, “Tìm hiểu hồn cảnh của học sinh và gia đình học sinh” là những nhiệm vụ được GVCN lớp thực hiện tốt nhất. Các nội dung công việc GVCN lớp thực hiện ở mức độ khá là “Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS”, “Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng”,

“Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng”. Nhiệm vụ GVCN lớp thực hiện ở mức độ cịn thấp đó là “Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các GV bộ mơn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của, học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường”.

Về quản lý công tác CNL tại các trường TH về cơ bản là thực hiện đầy đủ các nội dung theo chức năng quản lý. Các công tác “Lập kế hoạch quản lý công tác CNL”, “Tổ chức lực lượng tham gia công tác CNL” và “Chỉ đạo thực hiện công tác CNL” được đánh giá khá cao. Tuy nhiên vẫn còn một số tiêu chí trong các nội dung trên cần được quan tâm và thực hiện đầy đủ, thường xuyên hơn như các công tác.

“Thiết lập mục tiêu quản lý cơng tác CNL”, “Rà sốt, đánh giá đội ngũ GV làm CNL năm trước, đánh giá đội ngũ GV trong năm học này về số lượng, năng lực”, “Lập kế hoạch phân công GV làm CNL”. Trong công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành công tác CNL, CBQL cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc “Phân công các lực lượng hỗ trợ cho công tác CNL” và công tác “Giám sát và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên” cũng như các tiêu chí, các cách thức nắm bắt tình hình cơng tác CNL để kịp thời động viên hoặc điều chỉnh khi cần.

Bên cạnh đó, CBQL các trường cũng cần chú trọng nhiều hơn đến công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động hiệu quả sức mạnh các nguồn lực vào công tác giáo dục của nhà trường.

Từ kết quả khảo sát và nghiên cứu thực trạng công tác CNL và quản lý công tác CNL tại các trường TH huyện Đắk R‟Lấp, tỉnh Đắk Nông, ta thấy hoạt động quản lý công tác CNL tại các trường đã được quan tâm và thực hiện tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm tốt vẫn còn tồn tại một số mặt chưa được thực hiện tốt. Vì vậy, cần có những giải pháp để hoạt động quản lý công tác CNL được thực hiện một cách khoa học, hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại để cơng tác CNL thật sự đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý và giáo dục trong nhà trường.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)