Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 115 - 121)

B. NỘI DUNG

3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý, tính khả thi của biện pháp

3.4.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với hoạt

động quản lý công tác CNL hiện nay không?

Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có khả

thi đối với hoạt động quản lý công tác CNL hiện nay không?

3.4.3. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của CBQL và GV được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Bảng 3.1. Tổng hợp các đối tƣợng khảo sát STT Đơn vị hành chính trƣờng Số khảo sát Số CBQL đƣợc khảo sát Số TTCM, GVCN, GVBM đƣợc khảo sát Huyện Đắk R‟lấp, tỉnh Đắk Nông 3 9 124 3.4.4. Phương pháp khảo sát

Chúng tơi điều tra bằng phiếu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp (phụ lục 3). Thang đánh giá với 4 mức độ:

Khơng khả thi; ít khả thi; Khả thi và Rất khả thi

3.4.5. Kết quả khảo sát

3.4.5.1. Tính hợp lý của các biện pháp

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của của CBQL và GV được khảo sát về tính hợp lý của các biện pháp quản lý công tác CNL tại các trường TH được tập hợp ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá tính hợp lý của các biện pháp đề xuất TT Tên biện pháp Mức độ hợp lý

ĐTB ĐLC

1

Xây dựng kế hoạch công tác CNL cụ thể phù hợp thực tế nhà trường, địa phương.

3.51 0.56

2

Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác CNL ở trường TH

3.48 0.58

3 Huy động các nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CNL ở trường TH

3.54 0.56

4

Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác CNL ở trường TH

3.52 0.55

(Ghi chú: Điểm trung bình: 1<ĐTB <4; BLC: Độ lệch chuẩn)

Từ kết quả của Bảng 3.2 ta thấy, các biện pháp đề xuất đều được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ cần thiết với điểm trung bình dao động trong khoảng từ 3.48 > X > 3.54. Khơng có ý kiến đánh giá ở các mức thấp hơn (như ít cần thiết, khơng cần thiết).

Trong các biện pháp được đề xuất, các biện pháp Huy động các nguồn lực tạo môi trường thuận lợi cho công tác CNL ở trường TH; Tổ chức kiểm tra,

đánh giá việc thực hiện công tác CNL ở trường TH và Kế hoạch hóa cơng tác CNL ở trường TH đều được cả CBQL và GVCN cho là rất cần thiết nhất (có

điểm trung bình lần lượt là 3.54, 3.52 và 3.51); giải pháp Tổ chức bộ máy quản

lý và chỉ đạo thực hiện công tác CNL ở trường TH mặc dù được đánh giá thấp

hơn các giải pháp khác nhưng cũng ở mức độ cần thiết với điểm trung bình là 3.48 điểm.

Sở dĩ các biện pháp này được CBQL và GVCN đánh giá cao về mức độ cần thiết vì đây là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác CNL và quản lý cơng tác CNL trong nhà trường.

3.4.5.2. Tính khả thi của các biện pháp.

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của của CBQL và GV được khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý công tác CNL tại các trường TH được tập hợp ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất TT

Tên giải pháp Mức độ khả thi

ĐTB ĐLC

l

Xây dựng kế hoạch công tác CNL cụ thể phù hợp thực tế nhà trường, địa phương.

3.52 0.58

2 Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác CNL ở trường TH

3.48 0.58

3 Huy động các nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CNL ở trường TH

3.51 0.56

4 Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác CNL ở trường TH

3.48 0.59

Từ kết quả của Bảng 3.3 ta thấy, so với đánh giá về sự cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng nằm ở mức độ khá cao với điểm trung bình dao động trong khoảng từ 3.48 > X > 3.52. Trong đó có sự chênh

lệch giữa đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi khi thực hiện giải pháp nhưng khơng nhiều.Ví dụ, nếu ở giải pháp Huy động các nguồn lực tạo môi trường thuận lợi cho công tác CNL ở trường TH và Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác CNL ở trường TH được CBQL, GVCN đánh giá mức độ

cần thiết có giá trị trung bình lần lượt là 4,54 và 4,52 thì ở tính khả thi các con số đó có sự giảm nhẹ là 4,51 và 4,48.

Qua sự đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ở bảng 3.2 và bảng 3.3, ta có thể nhận thấy được các biện pháp đề xuất trong đề tài nghiên cứu nhận được sự đánh giá khá tốt và có thể đưa vào thực nghiệm tại các trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý cơng tác CNL tại các trường TH huyện huyện Đắk R‟lấp, tỉnh Đắk Nông.

Tiểu kết chƣơng 3

Quản lý công tác CNL là một nhiệm vụ quan trọng của CBQL nhà trường TH trong việc phát huy sức mạnh, ý thức tự giác, tự nguyện của đội ngũ GV tham gia làm công tác CNL. Trong chương 3, luận án đã đưa ra nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý công tác CNL, bao gồm: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn; nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và nguyên tắc bảo đảm tính khả thi.

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 4 biện pháp quản lý công tác CNL, gồm: Xây dựng kế hoạch công tác CNL cụ thể phù hợp thực tế nhà trường, địa phương. Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác CNL ở trường TH. Huy động các nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CNL ở trường TH. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác CNL ở trường TH

Trong thời gian qua, công tác CNL đã được CBQL các trường TH quan tâm hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những việc được thực hiện khá tốt cũng còn tồn tại khơng ít những hạn chế trong cơng tác này. Từ thực trạng quản lý công tác

CNL tại các trường, với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất các biện pháp như trên. Qua kết quả trưng cầu ý kiến CBQL và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (bảng 3.2, bảng 3.3) đã khẳng định các biện pháp quản lý có tính cần thiết và tính khả thi cao, có thể áp dụng tại các trường TH nhằm nâng cao chất lượng quản lý cơng tác CNL nói riêng cũng như chất lượng giáo dục tại các trường TH huyện Đắk R‟Lấp, tỉnh Đắk Nơng nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1.Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý công tác GVCN lớp; vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc của GVCN lớp; nội dung công tác GVCN lớp; HT trường TH với hoạt động QL công tác GVCN lớp. Việc nghiên cứu trên đã định hướng, xác lập cơ sở vững chắc cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp QL công tác GVCN lớp trong các trường TH.

1.2. Về thực trạng

Luận văn đã khảo sát và đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình hoạt động của đội ngũ GVCN, công tác GVCN lớp và hoạt động quản lý công tác GVCN lớp của HT các trường TH huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông. Nêu lên mặt mạnh, mặt yếu cũng như những thuận lợi và khó khăn của hoạt động QL cơng tác GVCN lớp.

1.3. Về biện pháp

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý công tác GVCN lớp của Hiệu trưởng trường TH, chúng tôi đã đề cập các biện pháp. Qua khảo sát cán bộ quản lý và đội ngũ GVCN cho thấy các biện pháp trên là hợp lý và khả

thi đối với các trường TH. Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Các biện pháp đề xuất cũng phù hợp với điều kiện thực tế của các trường TH trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông. Những kết quả khảo nghiệm đã được xác định tính hợp lý và khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Quản lý công tác CNL ở trường TH là một trong những cơng tác cần thiết, có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. Hoạt động quản lý công tác CNL là những tác động của người CBQL trong quá trình xây dựng kế hoạch; tổ chức các cá nhân các bộ phận tham gia vào công việc, xây dựng các quy chế làm việc, quy chế phối hợp của các lực lượng; tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho GV; tổ chức huy động các nguồn lực tạo môi trường thuận lợi; kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng đối với các cá nhân, các bộ phận tham gia vào công tác CNL

Qua phần lý luận, đề tài đã góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về công tác CNL và quản lý cơng tác CNL. Cụ thể đã làm rõ vị trí, vai trị; chức năng, nhiệm vụ của GVCN; các nội dung CNL và quản lý công tác CNL. Thông qua việc khảo sát thực trạng, đề tài đã mơ tả, phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác CNL và quản lý cơng tác CNL. Từ đó, chỉ ra mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác CNL tại các trường TH. Đề tài đã đề xuất 04 biện pháp để quản lý công tác CNL, các giải pháp này là: Kế hoạch hóa cơng tác CNL ở trường TH; Tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác CNL ở trường TH; Huy động các nguồn lực tạo môi trường thuận lợi cho công tác CNL ở trường TH; Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác CNL ở trường TH. Qua khảo sát ý kiến CBQL và GV các trường TH, các giải pháp đề xuất đều có sự cần thiết, tính khả thi cao và có thể áp dụng ngay các giải pháp này vào quản lý công tác CNL tại các trường TH trên địa bàn huyện Đắk R‟Lấp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác CNL nói riêng, chất lượng giáo dục nhà trường nói chung.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)