CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU
4.2. Hàm ý chính sách
4.2.2. Đối với nhân tố sự tham gia của nhà quản trị
Nhà quản trị trong cơng ty đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới nói chung và việc vận dụng mơ hình BSC nói riêng: Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của nhân tố nhà quản trị trong việc vận dụng mơ hình BSC. Để thúc đẩy nhân tố này, chúng ta cần chú ý đến các nội dung: Nhà lãnh đạo của công ty cần tham gia nhiều vào quá trình quản trị. Cần thấu hiểu một cách sâu sắc về việc sử dụng các chỉ số và tiêu chuẩn để xây dựng và triển khai hệ thống chiếc lược là sự cần thiết dẫn đến thành công cho DN. Và hơn hết cần cung cấp đầy đủ thông tin và ủng hộ nỗ lực nhằm cải tiến hệ thống, quản trị để vận dụng mơ hình BSC vào DN diễn ra dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất. Các nội dung trên thể hiện mức độ tham gia, sự quan tâm của nhà quản trị đối với việc xây dựng phát triển các chiếc lược từ đó dẫn đến việc triển khai và vận dụng mơ hình BSC trong DNNVV.
Sự tham gia của nhà quản trị có thể được coi là rào cản của các DN khi áp dụng BSC. Phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về BSC kể cả nội dung lẫn lợi ích to lớn của cơng cụ quản lý này. Nhiều nhà lãnh đạo chưa nhận thức được rằng, BSC không chỉ là hệ thống quản lý giá trị mà còn là cơ hội để các nhà quản lý cấp cao giao tiếp tốt hơn với các nhân viên, kết nối các thành viên trong doanh nghiệp, giúp nhân viên hiểu hơn mục tiêu mà tổ chức hướng tới và cải thiện cơng việc của họ theo hướng đóng góp cho mục tiêu chung đó. Khi lãnh đạo chưa có nhận thức đầy đủ về BSC thì họ sẽ khơng quan tâm, khơng quyết tâm thực hiện, cũng không thể hướng nhân viên vào việc nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng. Nguyên nhân khách quan của vấn đề này là BSC vẫn là một công cụ khá mới mẻ, số lượng doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cịn ít, chủ yếu là đang và có kế hoạch áp dụng, tài liệu hướng dẫn áp dụng chưa nhiều, các đơn vị đào tạo, tư vấn áp dụng mơ hình BSC cịn hạn chế… trong khi trình độ quản lý và điều kiện áp dụng BSC tại doanh
65
nghiệp còn chưa phù hợp. Thiếu nhận thức và cam kết áp dụng của lãnh đạo doanh nghiệp trở thành khó khăn lớn nhất cho việc tiếp cận và áp dụng BSC tại các DNNVV. Vì vậy để tăng cường sự tham gia của nhà quản trị từ đó nâng cao sự hiểu biết của nhà quản trị về BSC cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, ban lãnh đạo các doanh nghiệp cần thấy rõ được tính cấp thiết của sự thay đổi và cần gắn quản trị chiến lược của doanh nghiệp vào BSC. Tuy nhiên, nếu chỉ có lãnh đạo cấp cao nhận thức được điều này thì vẫn chưa đủ để tạo nên sức mạnh, đó mới chỉ là điều kiện cần. Vai trò và sự ủng hộ của đội ngũ quản lý cấp dưới về sự thay đổi cũng rất quan trọng. Đồng quan điểm về tính cấp thiết phải thay đổi, đội ngũ lãnh đạo và quản lý cần có chung một hướng nhìn về bức tranh tồn cảnh trong tương lai của DN. Khi đó mới thật sự bắt đầu có tiền đề để áp dụng. Cơng ty cũng cần có nhiều cơng cụ truyền thơng nội bộ khác nhau để khẳng định cam kết này, đồng thời giúp truyền lửa và tạo nên sự đồng lòng cho tất cả nhân viên bên dưới. Bất kỳ q trình chuyển đổi nào cũng cần có thời gian và nguồn lực để thực thi. Sự nhất quán và kiên trì trong chỉ đạo của ban lãnh đạo sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công.
Thứ hai, các DN cần rà sốt lại quy trình và mơ hình đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo chun mơn đến kết quả hoạt động chuyên môn của các cá nhân, đơn vị được đào tạo để phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Hơn nữa cần tăng cường năng lực của chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược thông qua việc vận dụng BSC. Trong mọi điều kiện, nhà quản trị cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết về BSC để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, các DN cần phối hợp sử dụng các mơ hình đánh giá thành quả thực hiện nhằm đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý về các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, trách nhiệm đối với các nhóm lợi ích có liên quan và đối với xã hội. Ngoài ra, các DN cần yêu cầu nhà quản lý phải có kiến thức cụ thể về BSC và khả năng tuỳ biến BSC vào DN, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển các chỉ tiêu thuộc khía cạnh phi tài chính.
66
Thứ tư, các nhà quản trị cần chấp nhận chi phí cao trong việc tổ chức vận dụng BSC, cần xây dựng kế hoạch phân bổ chi phí cụ thể cho từng giai đoạn áp dụng BSC vào doanh nghiệp của mình. Đồng thời, cần nhận thức rằng việc sử dụng các chỉ số và tiêu chuẩn để xây dựng và triển khai chiến lược là cần thiết cho sự thành cơng của cơng ty.
Bởi vì chính năng lực của nhà quản trị cùng kỹ năng giải quyết vấn đề, tính kỷ luật và sự linh hoạt trong phương thức triển khai, kỹ năng động viên đội ngũ là những yếu tố then chốt mà đội ngũ quản trị phải có để giúp triển khai BSC thành công.