Giả thuyết Kết quả
H1 Mức độ tham gia của nhà quản trị ảnh hưởng tích cực đến việc
chấp nhận BSC. Chấp nhận
H2 Việc vận dụng BSC càng mang nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thì
61
H3 BSC càng dễ sử dụng thì việc vận dụng BSC vào doanh nghiệp
càng dễdàng và ngược lại Chấp nhận
H4 Sự phân quyền có ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng BSC tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Chấp nhận H5 Mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến đến
việc vận dụng BSC tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chấp nhận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các giả thuyết nghiên cứu đề xuất đều được chấp nhận. Điều đó chứng tỏ kết quả nghiên cứu là phù hợp với lý luận khoa học và phù hợp với thực tiễn.
62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này trình bày tổng quát về đặc điểm mẫu nghiên cứu, mô tả tổng quát kết quả trả lời của mẫu và kết quả kiểm định các thang đo lường. Mẫu nghiên cứu đã phản ánh đặc trưng của đám đông nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA rút trích được 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC vào các DNNVV. Thang đo các khái niệm nghiên cứu đã đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thông qua việc vận dụng BSC vào các DNNVV các điều kiện của phân tích nhân tố EFA và phân tích tương quan Pearson. Kết quả kiểm định của phép hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 thành phần (QT, PEOU, PU, PQ, CT) đều tác động dương đến việc vấn dụng BSC ở giá trị sig < 0,05 (mức ý nghĩa 95%). Kết quả kiểm định cho thấy mơ hình phù hợp, khơng có sự vi phạm các giả định kiểm định, kết quả kiểm định các giả thuyết đều được chấp nhận. Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày ý nghĩa đóng góp của đề tài cùng một số kiến nghị rút ra được từ kết quả nghiên cứu.
63
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 4.1. Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC vào các DNNVV nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc vận dụng BSC vào các DNNVV tại Bình Định. Kết quả phân tích thơng qua tổng kích thước mẫu là 144 khảo sát bằng cánh khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC vào các DNNVV gồm 5 thành phần theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là:
Bảng 4.1. Đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố đến việc vận dụng BSC
Nhân tố Diễn giải Tương Quan Mức độ tác động
PEOU Tính dễ sử dụng Dương (thuận) Tác động nhiềuthứnhất QT Sự tham gia của nhà quản trị Dương (thuận) Tác động nhiều thứ hai CT Mức độ cạnh tranh Dương (thuận) Tác động nhiều thứ ba PQ Mức độ phân quyền Dương (thuận) Tác động nhiều thứ tư PU Lợi ích sử dụng BSC Dương (thuận) Tác động nhiều thứ năm
4.2. Hàm ý chính sách
4.2.1. Đối với nhân tố tính dễ sử dụng
Tính dễ sử dụng là nhân tố tác động mạnh nhất đến việc vận dụng BSC trong các DNNVV tại Bình Định. Vì vậy để nâng cao tính dễ sử dụng của BSC thì các DN nên triển khai BSC từng bước, bắt đầu từ phạm vi nhỏ, có nhiều thuận lợi để đảm bảo BSC được vận hành thông suốt và hiệu quả trước khi phổ biến rộng rãi trong tồn cơng ty. Bên cạnh đó, DN cần tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu và phổ biến về BSC cho nhà quản lý và nhân viên để họ nắm bắt được vấn đề trước và sau đó khi vận dụng sẽ khơng có sự bỡ ngỡ. Mặt khác, các DN cần thay thế hệ thống giao tiếp lỗi thời, cần đầu tư công nghệ thông tin để nhân viên và cấp quản lý thuận lợi trong trao đổi thơng tin nhằm mục đích giúp thơng tin từ hệ thống BSC rõ
64
ràng và dễ hiểu. Ngoài ra các DN nên đầu tư phần mềm ứng dụng BSC để thông qua BSC DN dễ dàng truyền đạt chiến lược. Những việc làm này sẽ giúp hệ thống BSC vận hành đơn giản hơn cũng như giúp công việc trở nên dễ dàng hơn.
4.2.2. Đối với nhân tố sự tham gia của nhà quản trị
Nhà quản trị trong cơng ty đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới nói chung và việc vận dụng mơ hình BSC nói riêng: Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của nhân tố nhà quản trị trong việc vận dụng mơ hình BSC. Để thúc đẩy nhân tố này, chúng ta cần chú ý đến các nội dung: Nhà lãnh đạo của cơng ty cần tham gia nhiều vào q trình quản trị. Cần thấu hiểu một cách sâu sắc về việc sử dụng các chỉ số và tiêu chuẩn để xây dựng và triển khai hệ thống chiếc lược là sự cần thiết dẫn đến thành công cho DN. Và hơn hết cần cung cấp đầy đủ thông tin và ủng hộ nỗ lực nhằm cải tiến hệ thống, quản trị để vận dụng mơ hình BSC vào DN diễn ra dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất. Các nội dung trên thể hiện mức độ tham gia, sự quan tâm của nhà quản trị đối với việc xây dựng phát triển các chiếc lược từ đó dẫn đến việc triển khai và vận dụng mơ hình BSC trong DNNVV.
Sự tham gia của nhà quản trị có thể được coi là rào cản của các DN khi áp dụng BSC. Phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về BSC kể cả nội dung lẫn lợi ích to lớn của cơng cụ quản lý này. Nhiều nhà lãnh đạo chưa nhận thức được rằng, BSC không chỉ là hệ thống quản lý giá trị mà còn là cơ hội để các nhà quản lý cấp cao giao tiếp tốt hơn với các nhân viên, kết nối các thành viên trong doanh nghiệp, giúp nhân viên hiểu hơn mục tiêu mà tổ chức hướng tới và cải thiện cơng việc của họ theo hướng đóng góp cho mục tiêu chung đó. Khi lãnh đạo chưa có nhận thức đầy đủ về BSC thì họ sẽ khơng quan tâm, khơng quyết tâm thực hiện, cũng không thể hướng nhân viên vào việc nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng. Nguyên nhân khách quan của vấn đề này là BSC vẫn là một công cụ khá mới mẻ, số lượng doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cịn ít, chủ yếu là đang và có kế hoạch áp dụng, tài liệu hướng dẫn áp dụng chưa nhiều, các đơn vị đào tạo, tư vấn áp dụng mơ hình BSC cịn hạn chế… trong khi trình độ quản lý và điều kiện áp dụng BSC tại doanh
65
nghiệp còn chưa phù hợp. Thiếu nhận thức và cam kết áp dụng của lãnh đạo doanh nghiệp trở thành khó khăn lớn nhất cho việc tiếp cận và áp dụng BSC tại các DNNVV. Vì vậy để tăng cường sự tham gia của nhà quản trị từ đó nâng cao sự hiểu biết của nhà quản trị về BSC cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, ban lãnh đạo các doanh nghiệp cần thấy rõ được tính cấp thiết của sự thay đổi và cần gắn quản trị chiến lược của doanh nghiệp vào BSC. Tuy nhiên, nếu chỉ có lãnh đạo cấp cao nhận thức được điều này thì vẫn chưa đủ để tạo nên sức mạnh, đó mới chỉ là điều kiện cần. Vai trò và sự ủng hộ của đội ngũ quản lý cấp dưới về sự thay đổi cũng rất quan trọng. Đồng quan điểm về tính cấp thiết phải thay đổi, đội ngũ lãnh đạo và quản lý cần có chung một hướng nhìn về bức tranh tồn cảnh trong tương lai của DN. Khi đó mới thật sự bắt đầu có tiền đề để áp dụng. Cơng ty cũng cần có nhiều cơng cụ truyền thơng nội bộ khác nhau để khẳng định cam kết này, đồng thời giúp truyền lửa và tạo nên sự đồng lòng cho tất cả nhân viên bên dưới. Bất kỳ quá trình chuyển đổi nào cũng cần có thời gian và nguồn lực để thực thi. Sự nhất quán và kiên trì trong chỉ đạo của ban lãnh đạo sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công.
Thứ hai, các DN cần rà sốt lại quy trình và mơ hình đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo chun mơn đến kết quả hoạt động chuyên môn của các cá nhân, đơn vị được đào tạo để phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Hơn nữa cần tăng cường năng lực của chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược thông qua việc vận dụng BSC. Trong mọi điều kiện, nhà quản trị cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết về BSC để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, các DN cần phối hợp sử dụng các mơ hình đánh giá thành quả thực hiện nhằm đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý về các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, trách nhiệm đối với các nhóm lợi ích có liên quan và đối với xã hội. Ngoài ra, các DN cần yêu cầu nhà quản lý phải có kiến thức cụ thể về BSC và khả năng tuỳ biến BSC vào DN, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển các chỉ tiêu thuộc khía cạnh phi tài chính.
66
Thứ tư, các nhà quản trị cần chấp nhận chi phí cao trong việc tổ chức vận dụng BSC, cần xây dựng kế hoạch phân bổ chi phí cụ thể cho từng giai đoạn áp dụng BSC vào doanh nghiệp của mình. Đồng thời, cần nhận thức rằng việc sử dụng các chỉ số và tiêu chuẩn để xây dựng và triển khai chiến lược là cần thiết cho sự thành công của công ty.
Bởi vì chính năng lực của nhà quản trị cùng kỹ năng giải quyết vấn đề, tính kỷ luật và sự linh hoạt trong phương thức triển khai, kỹ năng động viên đội ngũ là những yếu tố then chốt mà đội ngũ quản trị phải có để giúp triển khai BSC thành công.
4.2.3. Đối với nhân tố mức độ cạnh tranh
Nhân tố mức độ cạnh tranh, đối với một nhà quản trị có tầm nhìn và kinh nghiệm thì họ ln biết cách để thích nghi với mơi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh. Hiện nay, nhu cầu khách hàng không ngừng thay đổi và bên cạnh đó là các đối thủ cạnh tranh khơng ngừng nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu nhằm làm hài lòng khách hàng, do vậy DN cũng phải không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm/ dịch vụ; cải thiện quy trình giao hàng nhanh chóng và tiện ích; tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, v.v. Nói cách khác, trước áp lực cạnh tranh, bất kì một doanh nghiệp nào (bao gồm các DNNVV tại tỉnh Bình Định) phải xem xét, đánh giá và thậm chí là thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và cạnh tranh với đối thủ. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng, các DNNVV tại tỉnh Bình Định cần nâng cao mức độ vận dụng BSC để mang lại hiệu quả tối ưu.
4.2.4. Đối với nhân tố mức độ phân quyền
Đối với nhân tố sự phân quyền, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng nhân tố sự phân quyền có tác động tích cực cùng chiều trong việc vận dụng BSC trong DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Thơng qua kết quả phân tích hồi quy, nhân tố sự phân quyền có tác động mạnh thứ tư đối với việc vận dụng BSC. Vì lẽ đó, để có thể vận dụng thành cơng mơ hình nàycác doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
67
địa bàn tỉnh Bình Định cần nghiêm túc thực hiện quản trị bộ máy quản trị theo hướng phân quyền. Theo đó, nhà quản trị cấp cao cần trao quyền nhiều hơn cho các cấp nhỏ hơn thông qua việc phân tầng quản lý. Đó là chia nhỏ các cấp quản lý, trao quyền quyết định về tài chính, nhân sự, đầu tư và các khía cạnh khác cho từng cấp quản lý chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bằng cách giao trách nhiệm thông qua sự tin tưởng, tức là năng giá trị, tầm quan trọng, nhà quản trị các cấp sẽ nhận thức được vai trị và trách nhiệm của mình, cũng như thúc đẩy, tạo động lực để phấn đấu phát triển tổ chức theo hướng tích cực. Nhà quản trị các cấp sẽ thiết kế, vận hành và kiểm soát hệ thống quản trị ở cấp phòng/ban, hoặc tại khu vực của họ. Điều này góp phần vào sự vận hành trơn tru, có hiệu quả của hệ thống BSC trong DN.
4.2.5. Đối với nhân tố lợi ích của BSC
Lợi ích sử dụng BSC tác động mạnh xếp vị trí cuối cùng đến việc vận dụng BSC vào các DNNVV. Vì vậy để nâng cao việc vận dụng BSC vào các DNNVV cần thực hiện các giải pháp sau:
Các DN cần thực hiện cơ chế giám sát từ bên ngồi theo cách tiếp cận dưới góc độ các cổ đơng: Ban quản trị cần lập báo cáo giải trình về những đóng góp và nghĩa vụ đã đáp ứng trong từng năm tài chính. Các giải trình xoay quanh: những giá trị gia tăng nào đã thực hiện, những lợi ích mang lại cho cổ đơng, những cải tiến trong quá trình quản lý, cân bằng trong mối quan hệ đa chiều của DN… Bên cạnh đó những giải trình thường xun về các chính sách, hoạt động tác nghiệp của DN cũng cần được cân nhắc trình bày cho các cổ đơng để họ có thể đạt được sự đầy đủ thông tin cho các quyết định và đạt được mức độ hài lòng về nghĩa vụ doanh nghiệp đã thực hiện cho họ không chỉ về tài chính mà cịn về các mối quan hệ khác.
Ngoài ra, các DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm với giá cả hợp lý, đảm bảo an tồn và có sẵn hàng; dịch vụ cung cấp và hậu mãi nhanh chóng. Mặt khác, các doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng để thu hút khách hàng mới nhằm nâng cao số lượng khách hàng cho đơn vị. Đồng thời, cần tăng cường các chỉ tiêu đánh giá về hiệu suất giữ chân khách hàng, hiệu quả kinh doanh của từng khách hàng.
68
4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu của tác giả sẽ có những đóng góp nhất định về lý thuyết và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã xây dựng một mơ hình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC vào DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả của nghiên cứu trên mẫu được chọn chứng minh có mối liên hệ giữa các các nhân tố PEOU, QT, PQ, CT, PU đến việc vận dụng BSC. Đây là cơ sở và tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo để mở rộng hệ thống các nghiên cứu về vấn đề này.
Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế, và đó là đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.
Kích thước mẫu chưa nhiều, nếu điều kiện về thời gian, nguồn lực cho phép. Tác giả sẽ khảo sát mở rộng hơn, khi đó kết quả có thể mang tính đại diện tốt hơn.
Cần có những nghiên cứu định tính sâu rộng hơn nữa để tiếp tục hồn thiện mơ hình nghiên cứu và thang đo như giải quyết các mối quan hệ đa biến bằng phương pháp những phương pháp khác nhau điển hình như phương pháp SEM.
Bài nghiên cứu tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC. Chưa tiến hành nghiên cứu trên các nhân tố khác như: Văn hóa doanh nghiệp, sự chuẩn hóa, truyền thơng nội bộ…
Giải pháp cịn mang tính định tính và chưa đánh giá được những trở ngại khi thực hiện các giải pháp trên. Những hạn chế trên chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là tăng số lượng mẫu khảo sát, đồng thời, sử dụng mơ hình phương trình cấu trúc SEM để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến độc lập.