Mã hóa Các biến quan sát
PU1 BSC tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
PU2 BSC là công cụ hữu hiệu trong giao tiếp và ra quyết định
PU3 BSC hữu ích khi đo lường hiệu suất
PU4 Việc sử dụng BSC hữu ích đối với doanh nghiệp
PU5 BSC được nhận thức để cải thiện việc cung cấp dịch vụ thông qua quan điểm của khách hàng
Nguồn [16-A]
2.2.3.4. Thang đo cho biến mức độ phân quyền
Mức độ phân quyền thuộc nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Thang đo cho biến mức độ phân quyền được Gordon và Narayanan phát triển ban đầu, và sau đó được nhiều tác giả sử dụng như Abernethy & Cộng sự, Miah và Mia, Verbeeten. Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu đã kiểm định, đánh giá về thang đo này như tác giả [5-A], [6-A]. Đối với mức độ phân quyền, các nhà quản trị sẽ được hỏi về mức độ quyền hạn và trách nhiệm mà công ty trao cho họ trong việc ra quyết định liên quan đến: Các quyết định chiến lược, Các quyết định đầu tư, Các quyết định tiếp thị, Các quyết định liên quan đến các quy trình nội bộ, Các quyết định về nguồn nhân lực.
Thông qua quá trình tìm hiểu và phỏng vấn để tham khảo ý kiến của các chuyên gia tác giả nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa việc vận dụng BSC và mức độ phân quyền. Sau đây là bảng trình bày chi tiết các biến quan sát cảthang đo mức
35
độ phân quyền. Với mỗi biến quan sát, nhà quản trị sẽ cho biết mức độ đánh giá của họ trên thang đo Likert 5 mức độ từ 1 - Hồn tồn khơng ủy quyền, 2 - Không uy quyền, 3 - Trung bình, 4 - Ủy quyền đến 5 - Hồn tồn ủy quyền.