Mã hóa Các biến quan sát
PQ1 Các quyết định chiến lược (Vd: Phát triển sản phẩm mới; tham gia và phát triển thị trường mới; chiến lược của đơn vị ông/bà)
PQ2 Quyết định đầu tư (Ví dụ: mua tài sản mới và tài trợ cho các dự án đầu từ hệ thống thông tin)
PQ3 Quyết định tiếp thị (Ví dụ: các chiến dịch tiếp thị, quyết định giá)
PQ4
Các quyết định liên quan đến các quy trình nội bộ (Ví dụ: thiết lập các ưu tiên sản xuất bán hàng; đầu vào được sử dụng và hoặc các quy trình được sử dụng để thực hiện các đơn đặt hàng; ký hợp đồng với các nhà cung cấp đầu vào)
PQ5
Các quyết định về nguồn nhân lực (Ví dụ: tuyển dụng/ sa thải; khen thưởng và thiết lập lộ trình nghề nghiệp cho nhân viên làm việc trong đơn vị của bạn; tổ chức lại đơn vị của bạn; tạo việc làm nhóm)
Nguồn [5-A], [14-B]
2.2.3.5. Thang đo cho biến mức độ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh thuộc nhân tố bên ngoài trong lý thuyết khếch tán sự đổi mới đã được nhắc đến ở mục 1.2.2. Mức độ cạnh tranh thể hiện sự năng động của môi trường kinh doanh thông qua sự cạnh tranh với các đối thủ về sản phẩm, thị phần tiêu thụ. Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao sẽ phát huy được sự năng động, sáng tạo để thích nghi và đáp ứng các xu hướng phát triển về công nghệ, sản phẩm, giá cả. Doanh nghiệp càng thay đổi để thích nghi với môi trường bằng việc thay đổi các hoạt động, sắp xếp các quá trình kinh doanh để phù hợp với môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện tại. Dựa vào nghiên cứu ban đầu được phát triển bởi Khandwalla, và sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà
36
nghiên cứu, chẳng hạn như [14-B], [15-B], [5-A],… Với xu hướng đó, đối với các DN tại Bình Định càng cạnh tranh cao thì càng thúc đẩy vận dụng BSC để kịp thời nắm bắt thông tin mới, thích ứng với mơi trường đầy biến động. Chính vì thế, tác giải đưa ra thang đo cho mức độ cạnh tranh thông qua 5 biến quan sát thuộc 5 khía cạnh là: cạnh tranh về nguyên liệu, cạnh tranh về nguồn nhân lực, cạnh tranh về bán hàng, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về giá cả.
Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert để thể hiện mức độ cạnh tranh, như sau: 1 - Hồn tồn khơng cạnh tranh, 2 - Không cạnh tranh, 3 - Trung bình, 4 - Cạnh tranh, 5 - Rất cạnh tranh.