Dự toán chi phí mua xe, phụ tùng và chi phí vận chuyển

Một phần của tài liệu Đề Tài: Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam ppt (Trang 78 - 101)

a) Chi phí mua xe

Để tính được chi phí mua xe hàng năm phải có được giá vốn hàng bán và sản lượng tiêu thụ từng năm. Sản lượng tiêu thụ dự kiến đã được trình bày chi tiết ở bảng 4.13. Theo kế toán của Công Ty TNHH Hiệp Hà, giá vốn hàng bán bằng 95% giá bán. Dựa trên cơ sở này và dựa vào bảng giá bán của từng loại sản phẩm ở bảng 4.15 ta có thể tính ra được giá vốn hàng bán và nó được thể hiện cụ thể dưới bảng 4.22.

Bảng 4.22. Bảng Giá Vốn Hàng Bán của Từng Loại Sản Phẩm qua Từng Năm ĐVT: trđ Tên SP Năm 1 2 3 4 5 Attila Victoria đùm 22,24 24,21 26,36 28,7 31,25

Attila Victoria đĩa mới 26,38 28,72 31,27 34,05 37,07 Attila Victoria đùm mới 24,31 26,47 28,82 31,38 34,16

Attila Elizabeth đĩa 30,51 33,22 36,17 39,39 42,88

Attila Elizabeth đùm 28,44 30,97 33,72 36,72 39,98 Attila Elizabeth FI 34,13 37,16 40,47 44,06 47,97 Shark 44,48 48,43 52,73 57,41 62,51 Enjoy 15 16,33 17,78 19,36 21,08 Joyride 30,51 33,22 36,17 39,39 42,88 Angela 17,07 18,58 20,23 22,03 23,99 Eligant 10,86 11,83 12,88 14,02 15,26 Sanda Boss 8,79 9,57 10,42 11,35 12,36 Nguồn: TTTH Kết hợp bảng sản lượng tiêu thụ dự kiến (bảng 4.13) và bảnggiá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm qua từng năm, bằng cách lấy sản lượng tiêu thụ nhân với giá vốn hàng bán sẽ tính được chi phí mua xe hàng năm.

Bảng 4.23. Bảng Chi Phí Mua Xe Dự Kiến Hàng Năm

ĐVT: trđ

Tên SP Năm

1 2 3 4 5

Attila Victoria đùm 5.337 6.218 7.244 8.440 9.832

Attila Victoria đĩa mới 3.376 3.933 4.582 5.338 6.219 Attila Victoria đùm mới 2.577 3.002 3.497 4.074 4.746 Attila Elizabeth đĩa 6.652 7.750 9.028 10.518 12.254 Attila Elizabeth đùm 5.575 6.495 7.567 8.816 10.270 Attila Elizabeth FI 5.018 5.846 6.810 7.934 9.243 Shark 7.027 8.187 9.538 11.112 12.946 Enjoy 450 505 566 635 712 Joyride 1.648 1.848 2.072 2.324 2.606 Angela 2.936 3.356 3.837 4.386 5.015 Eligant 1.597 1.790 2.008 2.252 2.525 Sanda Boss 1.002 1.124 1.261 1.414 1.585 Tổng chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955 Nguồn: TTTH Nhìn vào bảng 4.23 ta thấy chi phí mua xe/năm của đại lý khá lớn, nhưng khi đối chiếu với bảng 4.15 – bảng doanh thu bán xe dự kiến hàng năm của đại lý thì ta thấy chi phí mua xe cho từng năm lớn như vậy cũng là một điều dễ hiểu, doanh thu và chi phí mua xe hàng năm phụ thuộc nhiều vào sản lượng tiêu thụ hàng năm. Khi sản lượng tiêu thụ càng cao thì chi phí mua xe càng nhiều nhưng ngược lại doanh thu cũng càng lớn, đem lại lợi nhuận cao cho đại lý.

b) Chi phí mua phụ tùng

Theo kế toán của Công. Ty TNHH Hiệp Hà thì chi phí mua phụ tùng sẽ được tính 1 cách đơn giản bằng 90% của doanh thu bán phụ tùng, vì giá của phụ tùng mà Công Ty VMEP đưa ra cũng chính là giá mà đại lý bán cho khách hàng, khi đại lý mua phụ tùng của Công Ty VMEP, công ty sẽ tính số tiền mà đại lý phải trả bằng cách lấy số lượng của từng loại phụ tùng nhân với giá bán của từng loại sẽ ra được tổng số tiền mua phụ tùng, sau đó lấy tổng số tiền này nhân với 90%, đây chính là số tiền mà đại lý phải trả cho Công Ty VMEP và cũng chính là chi phí mua phụ tùng của đại lý. Dựa vào bảng 4.17 bảng doanh thu về phụ tùng dự kiến hàng năm của đại lý ta có thể tính được chi phí mua phụ tùng dự kiến hàng năm bằng cách lấy doanh thu bán phụ tùng nhân với 90 %.

Bảng 4.24. Bảng Chi Phí Mua Phụ Tùng Dự Kiến Hàng Năm ĐVT: trđ Chỉ tiêu Năm 1 2 3 4 5 Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206 Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385 Nguồn: TTTH c) Chi phí vận chuyển xe

Chi phí này được tính dựa trên sản lượng tiêu thụ xe hàng năm và cước phí vận chuyển trên 1 xe. Theo anh Hoàng Văn Hưng – tài xế xe tải thì cước phí của 1 chiếc xe máy được vận chuyển từ Công Ty VMEP về Quận 2 – TP.HCM hiện nay là 50.000 đồng/chiếc. Vì thị trường có tình trạng lạm phát nên cước phí này cũng sẽ tăng theo lạm phát. Cước phí vận chuyển một xe ở năm thứ nhất của đại lý sẽ được tính bằng cách lấy tỷ số lạm phát (8,88%) nhân với 50.000 đồng và cước phí của các năm sau sẽ bằng cước phí của năm trước đó nhân với tỷ lệ lạm phát (8,88%). Sau khi tính được cước phí vận chuyển xe hàng năm của đại lý sẽ lấy cước phí hàng năm nhân với sản lượng tiêu thụ xe dự kiến hàng năm của dự án. Chi phí vận chuyển xe hàng năm của đại lý được thể hiện chi tiết dưới bảng 4.25.

Bảng 4.25. Bảng Chi Phí Vận Chuyển Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý

ĐVT: trđ

Chỉ tiêu Năm

1 2 3 4 5

Giá vận chuyển/xe 0,054 0,059 0,065 0,07 0,077

Số lượng xe tiêu thụ hàng năm 1.710 1.812 1.922 2.038 2.161

Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165

Nguồn: TTTH 4.3.7. Phân tích hiệu quả tài chính

Theo tài liệu nghiên cứuLập - Thẩm Định Và Quản Trị Dự Án Đầu Tư của TS. Phạm Xuân Giang (2010), phân tích hiệu quả tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình thiết lập dự án đầu tư, nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính, trước hết là lợi ích mà dự án đem lại cho chủ đầu tư thông qua việc:

- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư.

- Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án.

- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư. Cụ thể là an toàn về khả năng thanh toán và an toàn về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Kết quả của phân tích tài chính là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là đầu tư vào dự án này có mang lại lợi ích cao hơn so với các dự án khác hay không? Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế - xã hội.

a) Ước lượng tổng vốn đầu tư cho dự án

Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án đi vào hoạt động. Nó là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng vốn đầu tư cho dự án gồm: tổng vốn đầu tư cố định và tổng vốn đầu tư lưu động.

- Ước lượng tổng vốn đầu tư cốđịnh

Tổng vốn đầu tư cố định của dự án bao gồm các khoản mục được thể hiện dưới bảng 4.26. Bảng 4.26. Ước Lượng Vốn Đầu Tư CốĐịnh ĐVT: trđ Khoản mục chi phí Năm 0 1 2 3 4 5 Chi phí chuẩn bị 2 Chi phí thuê đất 1.200 Chi phí xây dựng 768

Chi phí trang thiết bị 241 9

Tổng vốn cốđịnh 2.211 9

Nguồn: TTTH Năm 0 đại lý phải bỏ ra một số vốn khá lớn gồm: chi phí chuẩn bị, chi phí thuê đất, chi phí xây dựng và chi phí trang thiết bị. Chi phí thuê đất chiếm một phần khá lớn trong tổng vốn cố định, chiếm tới 54,3%. Vì lô đất đại lý thuê toạ lạc trên quận 2, là trung tâm của thành phố nên chi phí thuê đất cao hơn so với khu vực ngoại thành, mặt khác hợp đồng thuê đất là 5 năm và thanh toán tiền một lần do vậy đại lý phải chịu chi

phí thuê đất tới 1.200.000.000 đồng. Chiếm 34,7% là chi phí xây dựng, vì giao thông tại quận 2 khó khăn dẫn tới việc vận chuyển vật liệu xây dựng cũng sẽ khó khăn, vì vậy chi phí xây dựng sẽ cao. Chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn cố định là chi phí mua trang thiết bị cho đại lý chiếm 10,9%, và cuối cùng là chi phí chuẩn bị chỉ chiếm 1 %, một chi phí rất nhỏ nhưng không thể bỏ qua, chi phí chuẩn bị là chi phí bao gồm: đăng ký khắc dấu tại TP.HCM, đăng ký mã số thuế tại TP.HCM, đăng ký hồ sơ pháp lý thuế ban đầu với cơ quan thuế tại TP.HCM, đăng ký hồ sơ mua hóa đơn quyển đầu tiên tại TP.HCM, báo cáo thuế tháng đầu tiên tại TP.HCM, phí photo sao y công chứng tại TP.HCM. Theo Công Ty TNHH tư vấn và phát triển doanh nghiệp Nguyễn – 165 – Lê Văn Khương – P.Tân Kiểng – Quân 7 – TP.HCM thì khoản chi phí này là 1.800.000 đồng. Những con số lẻ đều được làm tròn vì tất cả những khoản tiền liên quan đến đại lý đa phần là những số tiền lớn.

Năm thứ 4 đại lý phải đầu tư 9 trđ vào việc mua trang thiết bị như đã phân tích trong phần kế hoạch khấu hao trang thiết bị của chương này,sang đầu năm thứ 4 đại lý mua mới 3 loại trang thiết bị với nguyên giá là 8,89 trđ được làm tròn lên 9trđ.

- Ước lượng tổng vốn lưu động

Vốn lưu động của dự án bao gồm: chi phí mua xe, chi phí mua phụ tùng, chi phí vận chuyển xe, chi phí lương và chi phí sinh hoạt. Chi phí sinh hoạt và chi phí lương đã được phân tích phần 4.3.4 của chương này, 2 chi phí này sẽ tăng lên từng năm theo chỉ số lạm phát, chi phí mua xe, chi phí mua phụ tùng, chi phí vận chuyển xe đã được phân tích trong dự toán chi phí mua xe, chi phí mua phụ tùng, chi phí vận chuyển xe của đại lý thuộc phần 4.3.6 của chương này. Bảng vốn lưu động dự kiến từng năm của đại lý dưới bảng 4.27.

Bảng 4.27. Bảng Tổng Vốn Lưu Động Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý. ĐVT: trđ Chỉ tiêu Năm 1 2 3 4 5 Chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955 Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385 Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165 Chi phí lương 520 567 617 672 731

Nhìn chung, thấy rằng chi phí mua xe chiếm phần lớn nhất trong tổng nguồn vốn lưu động, tiếp đến là chi phí mua phụ tùng. Vì hoạt động chủ yếu của đại lý là bán xe và phụ tùng nên phần vốn để mua xe và mua phụ tùng về đại lý là lớn nhất trong tổng vốn lưu động cũng là một điều dễ hiểu. Phần vốn đại lý cần phải chuẩn bị ít hơn trong tổng vốn lưu động là vốn dùng để tính lương cho nhân viên. Chiếm một phần nhỏ là vốn dùng cho việc vận chuyển xe của đại lý và cuối cùng là vốn cho chi phí sinh hoạt là rất nhỏ.

- Xác định tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư bao gồm: vốn cố đinh và vốn lưu động được xác định cho từng năm. Bảng 4.28. Bảng Tổng Nguồn Vốn Hàng Năm của Đại Lý. ĐVT: trđ Chỉ tiêu Năm 0 1 2 3 4 5 Vốn cố định 2.211 9 Vốn lưu động 47.932 55.505 64.286 74.470 86.282 Tổng nguồn vốn 2.211 47.932 55.505 64.286 74.479 86.282 Ngồn: TTTH Nhìn vào bảng 4.28 thấy rằng, năm thứ 1 đại lý sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí là 47.932 trđ để chi cho việc mua xe, mua phụ tùng, vận chuyển xe, sinh hoạt và tính lương cho nhân viên và cộng thêm với chi phí năm 0 là 2.211 trđ. Như vậy tổng số vốn ban đầu mà đại lý cần là 50.143 trđ, đây là một số vốn rất lớn nên sẽ mang lại gánh nặng vay tiền cho đại lý, không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để giảm bớt gánh nặng về nguồn vốn, vốn lưu động của năm thứ nhất sẽ được chia theo từng tháng, vì chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn lưu động là chi phí mua xe, mỗi tháng đại lý mua về chỉ khoảng 150 chiếc và cứ bán được xe thì nguồn vốn lưu đông của đại lý sẽ xoay vòng, bán hết hàng tháng này sẽ nhập hàng cho tháng kế và lấy khoản tiền của tháng trước để bù đắp cho tháng sau. Việc làm này sẽ giảm bớt gánh nặng nguồn vốn vay ban đầu cho nhà đầu tư.

Dựa vào cách tính như trên thì tổng vốn cần cho dự án ban đầu là: 2.211trđ + [ 12 932 . 47 ] = 6.205 trđ

- Xác định nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cần ghi rõ xuất xứ để thực hiện dự án, bao gồm: vốn tự có, tự huy động, vốn vay... Tuỳ theo nguồn vốn dồi dào hoặc ít của chủ đầu tư mà cơ cấu vốn sẽ khác nhau, dự án có thể được đầu hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có, vốn vay… hoặc được đầu tư bằng cả vốn tự có và vốn vay. Theo dự kiến, cơ cấu vốn của dự án trong khoá luận này được xây dựng như sau:

Vốn chủ sở hữu: 4.205 trđ (67,77%) Vốn vay: 2000 trđ (32,23%)

Với số tiền vay là 2000 trđ, thời hạn vay là 6 năm ấn hạn năm đầu, trong thời gian vừa qua lãi suất vay biến động một cách chóng mặt và theo Smartfinance.vn (chuyên gia tư vấn dịch vụ tài chính) thì kết thúc quý I năm 2011 lãi suất vay trung bình là 16,23%/năm. Như vậy, ta sẽ lấy mức lãi vay là 16,2%/năm để lập lịch trả nợ đều cho ngân hàng. Vốn và lãi vay được trả vào cuối mỗi năm. Sử dụng hàm PMT trong excel để xác định mức trả nợ đều vốn gốc.

Trả nợ đều = -PMT(16,2%;5;2000)= 613,7 trđ, đây là số tiền lớn nên ta có thể làm tròn số cho dễ dàng trong việc tính toán. Vậy số tiền trả nợ đều sẽ là 614 trđ. Ta lập kế hoạch trả lãi vay như sau:

Bảng 4.29. Bảng Kế Hoạch Trả Lãi Vay ĐVT: trđ Chỉ tiêu Năm 0 1 2 3 4 5 Nợ đầu năm 2000 1710 1374 983 528 Lãi phải trả 324 277 223 159 86 Trả nợ đều 614 614 614 614 614 - Trả nợ gốc 290 337 391 454 528 - Trả lãi 324 277 223 159 86 Nợ cuối năm 2000 1710 1374 983 528 0 Nguồn:TTTH b) Dự trù kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của đại lý

Dự trù kết quả hoạt động kinh doanh nhằm biết được mức lãi, lỗ của đại lý. Mặt khác, đây còn là cơ sở để lập báo cáo ngân lưu của đại lý. Cụ thể: dòng chi trả thuế trong báo cáo ngân lưu được lấy từ bảng dự trù kết quả hoạt độg kinh doanh của

Dựa vào chi phí sinh hoạt (bảng 4.11), chi phí lương cho nhân viên (bảng 4.12), tổng doanh thu của đại lý (bảng 4.21), chi phí mua xe (bảng 4.23), chi phí mua phụ tùng (bảng 4.24), chi phí vận chuyển xe (bảng 4.25) để lập ra bảng dự trù kết quả hoạt động kinh doanh của đại lý được thể hiện chi tiết ở bảng 4.30 bên dưới.

Bảng 4.30. Bảng Dự Trù Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Đại Lý ĐVT:trđ Chỉ tiêu Năm 1 2 3 4 5 1. Tổng doanh thu 50.598 58.632 67.952 78.764 91.309 - Doanh thu bán xe 45.468 52.688 61.064 70.782 82.058 - Doanh thu bán phụ tùng 4.547 5.269 6.106 7.078 8.206 - Doanh thu DVBT 305 353 409 474 550 - Doanh thu DVBH 279 322 372 430 496 2. Tổng chi phí 48.679 56.204 64.931 75.052 86.791 - Chi phí mua xe 43.194 50.054 58.011 67.243 77.955 - Chi phí mua phụ tùng 4.092 4.742 5.496 6.370 7.385 - Chi phí vận chuyển xe 93 107 124 143 165 - Chi phí lương 520 567 617 672 731

- Chi phí sinh hoạt 32 35 38 42 45

- Chi phí khấu hao 422 422 422 423 423

- Trả lãi 324 277 223 159 86

3. Lãi trước thuế 1.920 2.428 3.021 3.712 4.519

4. Bù lỗ cho các năm trước 0 0 0 0

5. Doanh thu chịu thuế 1.920 2.428 3.021 3.712 4.519 6. Thuế thu nhập doanh nghiệp 480 607 755 928 1.130

7. Lãi sau thuế 1.440 1.821 2.266 2.784 3.389

Nguồn: TTTH Nhìn vào dòng lãi sau thuế trên bảng 4.30 ta thấy rằng hoạt động của dự án

Một phần của tài liệu Đề Tài: Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam ppt (Trang 78 - 101)