Phương pháp xây dụng báo cáo ngân lưu dự án

Một phần của tài liệu Đề Tài: Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam ppt (Trang 31 - 33)

Ngân lưu của một dự án được hiểu là các khoản thu và chi, được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Nếu chúng ta lấy toàn bộ khoản tiền mặt thu trừ đi khoản tiền mặt chi sẽ xác định được dòng ngân lưu ròng tại các mốc thời gian khác nhau của dự án. Một báo cáo mà nội dung bao gồm cả dòng tiền mặt thu vào, dòng tiền mặt chi ra và dòng tiền mặt ròng được gọi là báo cáo ngân lưu dự án.

Báo cáo ngân lưu là cơ sở để phân tích và thẩm định tài chính các dự án đầu tư. Người ta căn cứ vào ngân lưu ròng để định giá doanh nghiệp, xác định giá cả cổ phiếu hay trái phiếu và giá trị hiện tại của dự án.

b) Nguyên tắc xây dựng một báo cáo ngân lưu dự án

Cũng giống như báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, có thể lập báo cáo ngân lưu theo hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp.

- Lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp

Năm 0 1 2... n + Dòng ngân lưu vào (Inflows) + Dòng ngân lưu ra (Outflows)

+ Dòng ngân lưu ròng (NCF: net cash flows) (3=1-2)

Dòng ngân lưu vào, gồm các khoản thực thu bằng tiền mặt trong kỳ và các khoản chênh lệch (âm) trong tài sản lưu động, như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho... cuối kỳ so với đầu kỳ. Cụ thể gồm:

+ Số tiền thực thu trong kỳ từ doanh thu bán hàng và các hoạt động khác + Thực thu từ các khoản phải thu

+ Thu từ thanh lý tài sản cố định

+ Thu khác (trợ cấp, ứng tước của khách)

+ Giảm trong tài sản lưu động, như: giảm trong tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên liệu... cuối kỳ so với đầu kỳ.

Dòng ngân lưu ra, gồm các khoản thực chi bằng tiền mặt trong kỳ và các khoản chênh lệch (dương) trong tài sản lưu động như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho... cuối kỳ so với đầu kỳ. Cụ thể gồm:

+ Chi đầu tư mua hoặc thuê đất đai, tài sản

+ Số thực chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, hàng hoá trong kỳ + Chi bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị

+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý được phân bổ cho dự án + Chi trả thuế và các khoản chi trả trước...

+ Chi phí cơ hội của tài sản

+ Tăng trong tài sản lưu động, như: tăng tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên vật liệu... cuối lỳ so đầu kỳ.

Trong dòng ngân lưu ra phải chú ý đến chi phí cơ hội và chi phí chìm:

Chi phí cơ hội: là khoản không thực chi nhưng phải đưa vào dòng ra của báo cáo ngân lưu dự án. Chi phí cơ hội là lợi ích cao nhất trong các dự án khác bị loại bỏ, trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn. Bởi vì, để có lợi ích của dự án này ta phải hi sinh lợi ích của dự án kia.

năng thu hồi, đã chìm và không ảnh hưởng đến việc xem xét để ra quyết định trong hiện tại.

- Lập báo cáo ngân lưu bằng phương pháp gián tiếp

Theo phương pháp gián tiếp, ngân lưu ròng được xác định bằng cách điều chỉnh dòng lãi sau thuế trong báo cáo dự đoán kết quả hoạt động kinh doanh của dự án.

Điều chỉnh bằng cách cộng vào dòng lãi sau thuế các khoản chi mà không phải (hoặc chưa phải) chi bằng tiền mặt (như chi phí khấu hao, tiền mua chịu vật tư...) và trừ đi các khoản thu mà không thu (hoặc chưa thu) được bằng tiền mặt trong kỳ (như: tiền bán chịu hàng hoá, dịch vụ)...

c) Các quy ước trong báo cáo ngân lưu

Chi phí đầu tư đất đai:

- Nếu đất mua ghi theo giá mua đất - Đất thuê ghi theo giá thuê đất

- Đất cấp để tuỳ nghi sử dụng thì tính chi phí cơ hội sử dụng đất ở dòng chi - Trường hợp đất cấp và mục đích sử dụng đã được xác định thì không cần thể hiện chi phí cũng như giá trị thanh lý đất trong báo cáo ngân lưu.

Dòng ngân lưu xảy ra tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, nhưng được quy ước xảy ra vào cuối năm. Do đó, dòng tiền xảy ra vào đầu năm thứ nhất sẽ được ký hiệu cuối năm 0.

Năm thanh lý là năm cuối cùng của vòng đời dự án

Xác định giá trị thanh lý của máy móc thiết bị: đơn giản nhất là bằng với giá trị còn lại của tài sản có tính đến đến yếu tố lạm phát, theo công thức tính giá trị tương lai của khoản tiền đơn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề Tài: Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam ppt (Trang 31 - 33)