Giá trị và các vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu tổng quan đối với luận án

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp (Trang 28 - 32)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.3. Giá trị và các vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu tổng quan đối với luận án

1.3.1. Giá trị của các cơng trình đã tổng quan

Nhìn chung, hầu hết các đề tài, cơng trình nghiên cứu mà quá trình thực hiện luận án đã tiếp cận, khái quát đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của KNM đối với sinh viên kể cả trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống, sự nghiệp sau này. KNM khơng chỉ giúp sinh viên có kết quả, thành tích học tập tốt hơn, có năng lực ứng phó với những vấn đề của hiện tại mà một điều chắc chắn rằng, KNM còn giúp họ tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, thành công hơn trong sự nghiệp và hoàn thiện phẩm chất, năng lực, trình độ, nhân cách cá nhân. Bên cạnh đó, ở những mức độ và cách tiếp cận có thể khác nhau, nhƣng các đề tài, cơng trình đã cơng bố và đƣợc tiếp cận nghiên cứu cịn đề cập đến vai trò của nhà trƣờng, của giảng viên, các nhà giáo dục trong việc đào tạo, phát triển KNM cho sinh viên thơng qua nhiều cách thức, hình thức, phƣơng pháp rất đa dạng. Một trong những phƣơng pháp, cách thức thiết thực, hiệu quả là kết hợp, lồng ghép việc đào tạo KNM với các chƣơng trình đào tạo chun mơn, chun ngành, đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn với KNM.

Việc tổng quan các đề tài, cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực trong việc tiếp cận, tham khảo cả trên phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn để thực hiện luận án này. Các đề tài, cơng trình nghiên cứu này đã tiếp cận và đặt ra những vấn đề nghiên cứu, giải quyết tƣơng đối toàn diện, phong phú, trong đó có những đề tài chuyên sâu vào nghiên cứu về sự cần thiết, tầm quan trọng của KNM đối với sinh viên; hệ thống KNM cần có của sinh viên

hiện nay; đánh giá thực trạng KNM đề xuất giải pháp, yêu cầu tăng cƣờng giáo dục, phát triển KNM cho sinh viên Việt Nam.

Cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và thực tiễn, là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Nhân Dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng, là tài sản, là pho tàng giá trị vô cùng to lớn của Đảng ta, Nhà nƣớc, Nhân Dân và toàn thể dân tộc Việt Nam, nên Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ tiếp tục đƣợc đặt ra, quan tâm, nghiên cứu. Rất nhiều đề tài, cơng trình, sách chuyên khảo về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc tiếp cận, thực hiện trên nhiều phƣơng diện, đa dạng về khía cạnh, chủ đề, nội dung. Cùng với việc nghiên cứu về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và vận dụng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào các lĩnh vực của đời sống KT-XH của đất nƣớc, nghiên cứu về phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cũng đƣợc triển khai rộng khắp. Những nghiên cứu này có ý nghĩa và giá trị to lớn, là nguồn tƣ liệu quý báu cho những ngƣời nghiên cứu đi sau, nhất là những học viên, nghiên cứu sinh có sự nghiệp và cơng tác liên quan chặt chẽ đến mơn học này. Do đó, việc tổng quan các đề tài, cơng trình đã cơng bố nghiên cứu về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ nghiên cứu về phƣơng pháp giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh giúp cho q trình triển khai luận án này có cơ sở, nền tảng khoa học, lý luận và thực tiễn vững chắc, kế thừa và phát triển.

Cho đến nay, hầu nhƣ chƣa có đề tài, cơng trình nào đặt ra chuyên sâu và tập trung thực hiện, nghiên cứu về việc giáo dục KNM cho SV thông qua dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Việc chƣa hoặc khơng có đề tài, cơng trình nghiên cứu về giáo dục KNM cho sinh viên thông qua dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh tƣởng chừng là một khó khăn, thách thức lớn khi thực hiện luận án này. Thực ra, đây lại đƣợc xem là cơ hội, là yếu tố thể hiện tính mới của luận văn, bởi chắc chắn chất liệu khoa học của việc giáo dục KNM đã sẵn có trong hệ thống các chủ đề của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Điều quan trọng và ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, đảm bảo giá trị của luận án chính là việc khai thác, phát huy các giá trị đó, nghiên cứu và thiết kế giáo án, bài giảng, một mặt khẳng định khả năng thực tế của giáo dục KNM thông qua dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mặt khác mang lại sự đột phá, khả thi đối với việc giáo dục KNM cho sinh viên thông qua môn học.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra với luận án

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy vấn đề giáo dục KNM cho SV và giáo dục KNM cho SV thông qua dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đƣợc một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn một số vấn đề chƣa đƣợc đi sâu nghiên cứu, làm rõ:

Nghiên cứu về KNM, về sự cần thiết, giá trị của giáo dục KNM cho sinh viên trên thế giới và Việt Nam là khá phổ biến và đã có nhiều đề tài, cơng trình triển khai, cơng bố. Tuy nhiên, có rất ít đề tài tập trung nghiên cứu về phƣơng pháp, hình thức tổ chức, cách thức thực hiện hoạt động giáo dục nhằm nâng cao KNM của SV Việt Nam, nhất là trong bối cảnh GD&ĐT đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, của đời sống KT-XH, tồn cầu hóa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Về cách thức, phƣơng pháp giáo dục KNM nói chung, KNM cho sinh viên cũng đã có nhiều đề tài, cơng trình đã thực hiện và cơng bố. Song, nghiên cứu về việc giáo dục KNM, nhất là giáo dục KNM cho sinh viên ở nƣớc ta thì rất khan hiếm. Chƣa có đề tài nào đề cập đến giáo dục KNM cho SV. Do đó, vẫn cịn những khoảng trống trong nghiên cứu về giáo dục KNM cho sinh viên các trƣờng Đại học ở nƣớc ta.

Có rất nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó có một số đề tài, cơng trình đề cập, liên quan đến KNM, tập trung và phổ biến là về văn hóa ứng xử, đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh. Về phƣơng pháp giảng dạy, giáo dục Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã có một số cơng trình nghiên cứu, cơng bố, nhƣng ít đƣợc nghiên cứu độc lập mà thƣờng đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ hoặc trong hệ thống hoạt động dạy học các môn khoa học Mác - Lê nin, Lý luận chính trị. Chƣa có tác giả, nhà nghiên cứu nào đặt ra và thực hiện nghiên cứu về giáo dục KNM cho SV trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Do đó, đây là khoảng trống cần triển khai, thực hiện nghiên cứu.

Từ việc tổng quan nghiên cứu, đánh giá, xác định giá trị và khoảng trống, những vấn đề đặt ra, luận án có nhiệm vụ và phải thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ này. Đó là, xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục KNM trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học; Luận giải các khái niệm: Kỹ năng mềm, Kỹ năng sống và các Kỹ năng cần thiết để thực hiện giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Chỉ ra đặc điểm và tính đặc thù của mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung giáo dục KNM cho sinh viên với tri thức môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong q trình dạy học mơn học; Làm rõ cơ sở thực tiễn của việc giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng Đại học hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án phải đề ra đƣợc các nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học và tiến hành tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm nghiệm kết quả của việc áp dụng các hình thức, biện pháp mà luận án đề ra.

Kết luận chƣơng 1

Trải qua q trình nghiên cứu chƣơng 1, có thể rút ra một số kết luận sau:

Những đề tài, cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nƣớc liên quan đến luận án đƣợc hệ thống hóa theo mạch nội dung bao gồm:

- Những cơng trình nghiên cứu về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm. - Những cơng trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp.

Phân tích, đối chiếu tên và nội dung các cơng trình nghiên cứu đã có ở trong và ngồi nƣớc, tạo cơ sở xác đáng cho việc khẳng định tính mới của đề tài luận án.

Xác định khoảng trống trong nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trƣờng Đại học trong dạy học mơn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo quan điểm tích hợp.

Khẳng định những giá trị của các cơng trình nghiên cứu đã có trong việc triển khai mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung nghiên cứu của luận án.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MƠN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG HIỆN NAY

THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

2.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp (Trang 28 - 32)