Khái quát chung về kỹ năng mềm

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp (Trang 32 - 42)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn

2.1.1. Khái quát chung về kỹ năng mềm

2.1.1.1. Khái niệm về kỹ năng mềm * Kỹ năng

Cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về KN và đƣa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về nó. Xem xét hầu hết các cơng trình nghiên cứu về KN từ trƣớc đến nay, chúng tôi thấy nổi lên hai khuynh hƣớng cơ bản sau:

Khuynh hƣớng thứ nhất xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật thao tác của hành động, hoạt động. Khuynh hƣớng này có các tác giả nhƣ Kruchexki V.A , Côvaliôp A.G, Rudin V.X, Trần Trọng Thủy... Theo Kruchexki V.A thì “KN là phƣơng thức thực hiện hoạt động - những cái mà con ngƣời đã nắm vững”[44].Ông cho rằng: chỉ cần nắm vững phƣơng thức hành động là con ngƣời đã có KN, khơng cần biết đến kết quả của hành động. Trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” Côvaliôv A.G cũng xem “KN là phƣơng thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động”[17]. Và ở đây Côvaliôv A.G cũng không đề cập đến kết quả của hành động. Theo ông, kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con ngƣời chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động là đem lại kết quả tƣơng ứng.

Khi bàn về kỹ năng, nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động. Con ngƣời nắm đƣợc cách thức của hành động – tức kỹ thuật của hành động là có kỹ năng”[82].

Khuynh hƣớng thứ hai xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của con ngƣời. Theo quan niệm này thì kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, vừa có tính mục đích. Khuynh hƣớng này có Lêvitơp N.Đ, Kixêgơp X.I, Platơnơp K.K,... Theo Lêvitơp N.Đ thì “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”[47]. Theo ơng, ngƣời có kỹ năng hành động là ngƣời phải nắm đƣợc và vận

dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ơng có nói thêm“con ngƣời có khơng chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải biết vấn dụng vào thực tế”[47].

Bên cạnh đó, K.K Platơnơp nhà Tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô đã nghiên cứu rất kỹ và rất chú ý tới mặt kết quả của hành động. Ông nhấn mạnh: Kỹ năng là năng lực của ngƣời thực hiện cơng việc có kết quả với một chất lƣợng cần thiết trong những điều kiện khác nhau. KN bao hàm cả tri thức và kỹ xảo, đƣợc hình thành trên cơ sở của chúng. Platơnơp K.K khẳng định: “Cơ sở tâm lý của KN là sự thơng hiểu mối liên hệ giữa mục

đích hành động, các điều kiện và phương thức hành động”. Pêtrôpxki A.V cũng định

nghĩa “KN là sự vận dụng tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương

thức hành động tương ứng với mục đích đ t ra”[63].

Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên đã định nghĩa “Kỹ năng là năng

lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”[22].

Một số tác giả khác cũng đã đƣa ra các khái niệm tƣơng tự: “Kỹ năng là năng lực của

con người biết vận hành các tác của một hành động theo đúng quy trình”. Hay “Kỹ năng với tư cách là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó dựa trên những tri thức và kỹ xảo và được hoàn thiện lên cùng với chúng”.

Nhìn chung, các quan niệm nói trên khơng phủ định nhau. Sự khác nhau giữa hai khuynh hƣớng chủ yếu ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của kỹ năng mà thơi.

Qua q trình tổng hợp, phân tích các khái niệm kỹ năng đã có, chúng tơi quan niệm rằng: Kỹ năng được hiểu là sự thực hiện thành công hành động hay hoạt động nhất định của mỗi cá nhân dẫn đến kết quả dựa trên tri thức của cá nhân về hành đơng hay hoạt động đó cũng như những sự vật liên quan”.

* Kỹ năng mềm

Quá trình giáo dục và đào tạo trong tất cả các lĩnh vực về cơ bản đều hƣớng đến mục đích cơ bản là cung cấp cho ngƣời học hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp. Thực tiễn cho thấy, năng lực của mỗi cá nhân đƣợc thể hiện ở ba khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (viết tắt là UNESCO), tƣơng lai của nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào phát triển tri thức qua việc xây dựng Xã hội học tập ở mỗi quốc gia với bốn trụ cột cơ bản về mục đích học tập là: “Học để biết” (Learning to know), “học để làm” (Learning to do), “học để làm ngƣời” (Learning to be) và “học để cùng chung sống” (Learning to live together). Để thực hiện đƣợc mục đích đó, việc đổi mới q trình giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới dạy học nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng.

Đối với sinh viên các trƣờng Đại học, sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình ngồi nền tảng kiến thức chun mơn, kinh nghiệm cịn phụ thuộc phần lớn vào hệ thống kỹ năng mềm.

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, sự thành công và hiệu quả công việc của mỗi con ngƣời chỉ 25% là do các kiến thức chuyên môn, kỹ năng cứng, 75% còn lại đƣợc quyết định bởi hệ thống các kỹ năng sống, kỹ năng mềm.

Thực tế cho thấy, kỹ năng cứng chỉ là điều kiện cần tạo tiền đề, nhƣng kỹ năng mềm lại có vai trị đảm bảo các yếu tố quyết định tạo nên sự phát triển ở mỗi cá nhân. Nền tảng quan trọng tạo ra thành công là sự kết hợp nhuần nhuyễn cả hai kỹ năng cứng và mềm. Nhiều quan điểm thống nhất rằng kỹ năng mềm phải thật chắc chắn, kỹ năng cứng phải uyển chuyển, mềm mại. Kỹ năng cứng - kỹ năng nghề nghiệp... liên tục thay đổi nên phải luôn đƣợc điều chỉnh và nâng cao, kỹ năng mềm là nền tảng tri thức trừu tƣợng rất ít thay đổi và phải đƣợc tôi luyện kỹ lƣỡng, thƣờng xuyên.

Đối với sinh viên các trƣờng Đại học, việc SV có đƣợc hệ thống kỹ năng mềm đảm bảo cho mỗi sinh viên thực hiện có hiệu quả hoạt động học tập ở hiện tại và hoạt động nghề nghiệp trong tƣơng lai của mình, bên cạnh đó, nó cịn giúp cho sinh viên chiếm lĩnh đƣợc nền tảng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và những giá trị đạo đức để họ bƣớc vào cuộc sống, lao động, tự mình học hỏi, tự mình khẳng định vƣơn tới chân trời kiến thức rộng lớn.

Kỹ năng cứng thƣờng đƣợc hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng đƣợc cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết lơ-gich chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có đƣợc kỹ năng cứng thƣờng rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trƣờng phổ thông qua các cấp nhƣ: Tƣ duy hình học, tƣ duy ngơn ngữ - văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý, hóa học, sinh học, tốn học… và những kiến thức kỹ năng này đƣợc phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.

Đối với các kỹ năng cứng, khả năng tự tìm hiểu tồn bộ gần nhƣ khơng thể, mà ngƣời ta bắt buộc phải trải qua những giai đoạn có xây dựng tính hệ thống của tƣ duy lô-gich và dựa trên “vai các nhà khổng lồ”. Thơng thƣờng, vai trị của giáo dục chính thức đặc biệt quan trọng để hình thành kỹ năng cứng dần theo thời gian, cho tới khi đạt tới năng lực tự học.

Vì quá trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kỳ thi chứng minh khả năng đã vƣợt qua các mức độ nhất định, các kỹ năng cứng đƣợc dành nhiều thời gian hơn kỹ năng mềm; và về tuần tự thời gian, thƣờng đƣợc đầu tƣ trƣớc khi sở hữu kỹ năng mềm trong cuộc sống.

Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngơn ngữ, khả năng hịa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời. Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hịa mình vào, sống với hay tƣơng tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.

Trong những năm gần đây, quan niệm về “kỹ năng mềm” (Soft Skills) là vấn đề đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm (soft skill) tùy theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chun mơn, ngữ cảnh, phát biểu và thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào.

Hiểu một cách đơn giản "Kỹ năng mềm là những kỹ năng con ngƣời tích lũy đƣợc để làm cho mình dễ dàng đƣợc chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả".

Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con ngƣời có đƣợc ngồi yếu tố chun mơn và sự chun nghiệp xét trên lĩnh vực cơng việc. Đó cịn đƣợc xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con ngƣời, thể hiện khả năng tinh thần của cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng một cách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân nhƣ: thân thiện, vị tha, biết chấp nhận ngƣời khác... [dẫn theo 68].

Nhóm tác giả E.A. Leutenberg, J.J. Liptak lại cho rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn của nghề nghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của cá nhân trong cơng việc và trong mối quan hệ với ngƣời khác [dẫn theo 68].

Tác giả Forland, Jeremy định nghĩa kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội. Họ cho cho rằng "Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngơn ngữ giao tiếp, khả năng hịa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con ngƣời hịa mình, chung sống và tƣơng tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng" [100].

Nhà nghiên cứu Nancy.J. Pattrick định nghĩa kỹ năng mềm là khả năng, cách thức chúng ta thích ứng với môi trƣờng. Theo ông "Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trƣờng xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chun mơn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi với mơi trƣờng và con ngƣời để tạo ra sự tƣơng tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc" [115].

Tƣơng tự nhƣ thế, một vài tác giả với tƣ cách là ngƣời sử dụng lao động hay huấn luyện cho rằng KNM là là kỹ năng đề cập đến khả năng điều chỉnh chính mình,

điều chỉnh những kiến thức và kỹ năng đã có để thích ứng với ngƣời khác và cơng việc trong hồn cảnh thực tiễn.

Michal Pollick tiếp cận dƣới góc nhìn kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về Trí tuệ cảm xúc. Ơng khẳng định rằng "Kỹ năng mềm đề cập đến một con ngƣời có biểu hiện của EQ (Emotion Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao tiếp, ngơn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với ngƣời khác và trong công việc" [112].

Tác giả Giusoppe Giusti cho rằng kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi. Ông quan niệm "Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi, đặc biệt là những kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con ngƣời. Kỹ năng mềm thƣờng gắn liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tƣơng tác cụ thể, đó là kỹ năng chuyên biệt rất "ngƣời" của con ngƣời" [102].

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự [49;41-43] cho rằng kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con ngƣời nhƣ: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thƣ giãn, vƣợt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hƣởng đến sự xác lập mối quan hệ với ngƣời khác. Những kỹ năng này là những thứ thƣờng không đƣợc học trong nhà trƣờng, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhƣng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng ngƣời. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thƣớc đo hiệu quả cao trong công việc.

Qua những quan niệm khác nhau đã đƣợc đề cập ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Kỹ năng mềm được hiểu là sự thực hiện thành công các hoạt động thiết lập và

phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh dẫn đến những kết quả tích cực trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi cá nhân dựa trên hệ thống tri thức liên quan đã được hình thành qua quá trình học tập và trải nghiệm.

2.1.1.2. Đ c điểm kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:

- Một là, kỹ năng mềm được hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân trong quá

trình lâu dài, dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố

Dựa trên cách hiểu hệ thống về kỹ năng thì kỹ năng khơng thuộc yếu tố bẩm sinh. Kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói đƣợc mà khơng làm đƣợc. Nhƣ vậy ln có khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động và nói nhƣ thế nghĩa là kỹ năng và kỹ năng mềm không thuộc yếu tố bẩm sinh của con ngƣời.

Kỹ năng mềm là những gì tồn tại bên cạnh "kỹ năng cứng" hay kỹ năng chun mơn mang tính căn bản về nghề nghiệp. Nói thế để dễ dàng nhận thấy muốn có đƣợc kỹ năng mềm, khơng thể là sự "chín muồi" của những yếu tố, hay cũng không hẳn là sự "phát sáng" theo kiểu bẩm sinh nghĩa là đã có sẵn kỹ năng mềm ở chủ thể. KNM đƣợc hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân trong một q trình lâu dài, thơng qua những tác động của nhiều yếu tố khác nhau: Yếu tố sinh học, yếu tố môi trƣờng, yếu tố giáo dục và yếu tố hoạt động cá nhân.

- Hai là, kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc

Kỹ năng mềm khơng chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Trong một vài định nghĩa kỹ năng mềm đã đề cập cũng nhƣ quan điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên quan đến khả năng tƣơng tác với ngƣời khác, vì vậy họ mặc nhiên xem rằng đây là biểu hiện của chỉ số EQ. Thực ra, quan niệm này không sai nhƣng chƣa thể hiện đầy đủ và hợp lý nội hàm của kỹ năng mềm. Hơn nữa, nếu kỹ năng mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảm xúc lại rất bao qt và đầy đủ thì khơng cần thiết phải sử dụng thuật ngữ kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm thể hiện sức mạnh của mình ở việc thiết lập mối quan hệ với ngƣời khác và duy trì mối quan hệ ấy. Một sức mạnh khác của KNM nữa là giúp cá nhân thích ứng với hồn cảnh thực tế mà khơng chỉ con ngƣời thực tế. Đó cịn là các u cầu về điều kiện làm việc, nhóm làm việc, các yêu cầu cụ thể và chi tiết trong công

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)