CHƢƠNG 2 : ĐIỀUTRA VÀT ỔNGHỢPTHỐ NGKÊ
2.1.2. Phân loại điềutra thốngkê
Căn cứ vào tiêu thức khác nhau có thể phân loại điều tra thống kê thành các loại khác nhau:
- Căn cứ vào tính chất liên tục hay khơng liên tục của việc thu thập, ghi chép tài liệu thống kê đốivới hiện tƣợng kinh tế - xã hội, có thể phân biệt 2 loại điều tra thống kê: điều tra thƣờng xuyên và điều tra không thƣờng xuyên.
+ Điều tra thƣờng xuyên: Là tiến hành thu thập ghi chép tài liệu về hiện tƣợng kinh tế - xã hội nghiên cứu một cách thƣờng xuyên, liên tục gắn với quá trình phát sinh, phát triển, biến động của hiện tƣợng nghiên cứu đó. Ví dụ: Chấm cơng hàng ngày số công nhân đi làm, ghi chép số nguyên liệu xuất kho hàng ngày dùng sản xuất sản phẩm, ghi chép kết quả lao động hàng ngày làm việc của mỗi công nhân, số sản phẩm sản xuất nhập kho và xuất kho tiêu thụ hàng ngày…
Những tài liệu thu thập đƣợc qua điều tra thƣờng xuyên phản ánh một cách tỉ mỉ, sát với thực tế, có hệ thống liên tục gắn với tình hình phát triển biến động của hiện tƣợng nghiên cứu qua từng thời kỳ. Do vậy, tài liệu điều tra thƣờng xuyên có ý nghĩa tác dụng to lớn trong công tác xây dựng và quản lý cáckế hoạch nền kinh tế quốc dân, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ thƣơng mại… đồng thời còn làm cơ sở số liệu để lập báo cáo thống kê định kì.
Điều tra thƣờng xuyên tốn kém nhiều chi phí và mất nhiều thời gian do vậy thƣờng đƣợc áp dụng đối với những hiện tƣợng kinh tế - xã hội yêu cầu phải có số liệu thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
+ Điều tra không thƣờng xuyên: là tổ chức điều tra thu thập tài liệu về hiện tƣợng kinh tế - xã hội nghiên cứu một cách không thƣờng xun, khơng liên tục, khơng gắn với q trình thời gian phát sinh, phát triển của hiện tƣợng nghiên cứu đó.Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra năng suất lúa và cây trồng, điều tra đàn gia súc, điều tra năng lực thiết bị, tổng điều tra tài sản cố định, điều tra mức sống dân cƣ, điều tra nhu cầu nhà ở của dân cƣ, điều tra giá cả thị trƣờng và điều tra dƣ luận xã hội…
Những tài liệu thu thập đƣợc qua điều tra không thƣờng xuyên chỉ phản ánh trạng thái tình hình của hiện tƣợng nghiên cứu ở vào thời điểm điều tra. Trƣớc và sau thời điểm điều tra, trạng thái tình hình của hiện tƣợng nghiên cứu có thể thay đổi khác.
Điểu tra không thƣờng xuyên cho kết quả nhanh, ít tốn kém. Điều tra không thƣờng xuyên thƣờng đƣợc sử dụng thu thập tài liệu cần thiết đối với hiện tƣợng kinh tế - xã hội ít biến động, phát triển chậm hoặc khơng cần thiết phải theo dõi thƣờng xuyên, liên tục quá trình phát triển biến động của chúng. Ví dụ điều tra dân số, điều tra năng suất lúa và cây trồng, điều tra năng lực thiết bị…
- Căn cứ vào phạm vi đối tƣợng điều tra thực hiện ghi chép tài liệu thống kê có thểphân loại điều tra thống kê thành 2 loại: điều tra toàn bộ và điều tra khơng tồn bộ.
+ Điều tra toàn bộ: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu cần thiết trên tất cả các đơn vị trong tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu thuộc đối tƣợng điều tra, khơng bỏ sót một đơn vị tổng thể nào. Ví dụ điều tra dân số, điều tra đàn gia súc, chấm công đi làm hàng ngày của ngƣời lao động, ghi chép kết quả lao động hàng ngày của ngƣời lao động, điều tra hàng hóa, vật tƣ tồn kho, điều tra năng lực thiết bị…
Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu thống kê một cách đầy đủ, toàn diện trên tất cả các đơn vịthuộc tổng thể hiện tƣợng điều tra… Do vậy tài liệu điều tratồn bộ giúp ta có thể quan sát, phân tích rút ra nhận định tồn diện đầy đủ sự phát triển của tổng thể. Đồng thời cũng giúp chúng ta quan sát, phân tích sâu từng đơn vị, từng bộ phận cấu thành tổng thể, từ đó rút ra nhận định cần thiết về sự phát triển của từng đơn vị, từng bộ phận trong tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu. Xuất phát từ đây, tài liệu điều tra toàn bộ là căn cứ đầy đủ nhất cho việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch; là căn cứ đầy đủ, quan trọng để hoạch định chiến lƣợc; quy hoạch tổng thể và đề ra đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra thực hiện đƣờng lối chính sách kinh tế - xã hội trên phạm vi vĩ mô nền kinh tế quốc dân cũng nhƣ trên phạm vi vi mô từng doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế…
Tổ chức điều tra tồn bộ tốn kém thời gian, cơng sức và chi phí điều tra lớn. Vì vậy chỉ tổ chức điều tra toàn bộ khi cần thiết cung cấp thông tin đầy đủ cho yêu cầu xây dựng quyhoạch lâu năm, xây dựng kế hoạch dài hạn, hoạch định chiến lƣợc, đề ra đƣờng lối, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, phát triển lâu dài của ngành kinh tế, doanh nghiệp,
+ Điều tra khơng tồn bộ: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu chỉ thực hiện trên 1 số đơn vị đƣợc chọn ra từ tổng thể nghiên cứu. Điều tra khơng tồn bộ do đó đƣợc gọi là điều tra bộ phận điều tra có tính chất đại biểu.
Điều tra khơng tồn bộ tổ chức gọn, nhẹ, ít tốn kém chi phí điều tra, có khả năng thu thập tài liệu nhanh chóng, đầy đủ, sâu rộng, toàn diện nhiều chi tiết, nhiều mặt của hiện tƣợng nghiên cứu, kịp thời đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo quản lý phát triển nền kinh tế - xã hội…
Điều tra khơng tồn bộ đóng vai trị quan trọng, thƣờng đƣợc sử dụng điều tra thu thập tài liệu cần thiết thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, điều tra dƣ luận xã hội và đƣợc sử dụng điểu tra thu thập tài liệu đối với những hiện tƣợng nghiên cứu không thể thực hiện điều tra toàn bộ nhƣ điều tra chất lƣợng của sản phẩm đồ hộp… Hoặc đƣợc sử dụng thay thế điểu tra toàn bộ đối với những trƣờng hợp hiện tƣợng nghiên cứu không cần thiết sử dụng điều tra tồn bộ vì q tốn kém… Trƣờng hợp này, tài liệu thu thập qua điều tra khơng tồn bộ có thể suy rộng ra tình hình, đặc điểm, đặc trƣng chung của tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu. Ví dụ, điều tra năng suất lúa, điều tra
giá cả thị trƣờng, điều tra chất lƣợng sản phẩm đồ hộp, điều tra mức sống của công nhân viên chức, điều tra đời sống dân cƣ…
Điều tra khơng tồn bộ bao gồm 3 loại: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề.
Điều tra chọn mẫu: Là chỉ tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu trên một số đơn vị mẫu đƣợc chọn ra từ tổng thể nghiên cứu dựa trên nguyên tắc chọn mẫu trong lý thuyết xác suất. Các đơn vị mẫu điều tra đƣợc chọn ra theo phƣơng pháp xác suất có tính chất đại biểu cho tổng thể chung. Do đó kết quả phân tích từ tài liệu thu thập qua điều tra chọn mẫu đƣợc làm cơ sở căn cứ để suy rộng thành kết quả đặc điểm, đặc trƣng chung của cả tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu. Nhƣ điều tra năng suất lúa, điều tra chất lƣợng sản phẩm đồ hộp, điều tra mức sống công nhân viên chức, điều tra đời sống dân cƣ…
Điều tra trọng điểm: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu chỉtiến hành trên một hay một số bộ phận chủ yếu, tập trung nhất trong tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu. Ví dụ điều tra sản lƣợng cây trà chỉ cần điều tra thu thập tài liệu về cây trà ở vùng phát triển tập trung về trà nhƣ Thái Nguyên, Bảo Lộc. Điều tra năng suất lúa có thể thu thập tài liệu về cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc đồng bằng sông Hồng là nơi phát triển tập trung về lúa.
Kết quả phân tích tài liệu điều tra trọng điểm chỉ cho ta nhận định tình hình cơ bản của hiện tƣợng nghiên cứu, khơng thể sử dụng suy rộng ra tình hình, đặc điểm, đặc trƣng chung của tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu.
Điều tra chuyên đề: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu theo từng chuyên đề nghiên cứu, chỉ tiến hành trên một số rất ít, thậm chí chỉ trên một đơn vị của tổng thể nghiên cứu nhƣng ghi chép tài liệu trên nhiều khía cạnh khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu sâu, chi tiết nhiều góc độ khác nhau của một đơn vị tổng thể hoặc nghiên cứu nhiều khía cạnh về một chủ đề nào đó của hiện tƣợng nghiên cứu. Kết quả phân tích tài liệu điều tra chuyên đề cho những nhận định, đánh giá về nhân tố mới, tiên tiến, những nhân tố yếu kém, lạc hậu, thiếu sót, tồn tại; tìm ra những nguyên nhân,…theo từng chuyên đề hoạt động kinh tế của từng đơn vị tổng thể. Ví dụ điều tra thu thập tài liệu chuyên đề năng suất lao động; giá thành sản phẩm; thực hiện tiết kiệm định mức lao động, nguyên vật liệu; chất lƣợng sản phẩm…