Các nguyên tắc của phântích và dự đoán thốngkê

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 3 : PHÂNTÍCHTHỐNGKÊ

3.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nộidung của phântích và dự đoán thốngkê

3.1.3. Các nguyên tắc của phântích và dự đoán thốngkê

Phân tích và dự đốn thống kê phải dựa trên một cơ sở khoa học nhất định. Để đảm bảo cơ sở khoa học này, phân tích và dự đốn thống kê phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế - xã hội. Thống kê nghiên cứu mặt lƣợng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tƣợng và quá trình kinh tế - xã hội (thống kê kinh tế - xã hội)trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Vì vậy, muốn vận dụng các phƣơng pháp phân tích và dự đốn, muốn xác định các chỉ tiêu nói lên bản chất và quy luật phát triển của hiện tƣợng, thống kê cần dựa trên cơ sở phân tích lý luận sâu sắc và toàn diện đối với hiện tƣợng nghiên cứu. Thiếu sự phân tích lý luận thì việc xác định các chỉ tiêu chỉ cịn đơn thuần là việc tính tốn theo các cơng thức tốn học thuần túy mà không thấy rõ đƣợc ý nghĩa, nội dung kinh tế - xã hội của các chỉ tiêu tính đƣợc.

Chẳng hạn, muốn phân tích, đánh giá tình hình sản xuất cơng nghiệp nƣớc ta hiện nay, ta phải dựa trên cơ sở lý luận về sản xuất công nghiệp, các bộ phận cấu thành của nó, vai trị, đặc điểm của sản xuất công nghiệp nƣớc ta đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, đƣờng lối và các chính sách quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là chủ trƣơng thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc,... Chỉ có dựa trên cơ sở phân tích lý luận sâu sắc đó, ta mới xác định đƣợc chính xác hệ thống chỉ tiêu cần phân tích và ý nghĩa của các chỉ tiêu tính đƣợc, nhƣ các chỉ tiêu về lao động, vốn, tài sản, kết quả sản xuất, hiệu quả sử dụng lao động, tiền vốn và tài sản cố định, các chỉ tiêu về giá thành, lợi nhuận,... cũng nhƣ các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ chủ yếu của sản xuất công nghiệp, nhƣ mối quan hệ giữa các ngành sản xuất công nghiệp, giữa công nghiệp trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp,...

Cũng cần chú ý là giữa phân tích thống kê và phân tích lý luận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phân tích lý luận là cơ sở cho phân tích thống kê. Ngƣợc lại, kết quả của phân tích thống kê lại là luận chứng cho sự chính xác của phân tích lý luận và góp phần làm cho phân tích lý luận ngày càng phát triển hoàn thiện và manh mẽ.

- Phân tích thống kê phải căn cứ vào tồn bộ sự kiện và phân tích trong sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các hiện tƣợng.

Nghiên cứu thống kê là nghiên cứu quy luật về lƣợng của hiện tƣợng. Để tìm ra đƣợc bản chất và quy luật phát triển của hiện tƣợng, ngƣời ta phải dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện tƣợng số lớn. Do đó, khi tiến hành phân tích thống kê, ta cũng phải dựa trên tồn bộ sự thật đã đƣợc điều tra, tổng hợp. Tuyệt đối không đƣợc tùy tiện lựa chọn ra một vài hiện tƣợng cá biệt để phân tích rút ra kết luận. Chỉ khi đó, các yếu tố

ngẫu nhiên mới đƣợc bù trừ, triệt tiêu nhau, bản chất quy luật phát triển của hiện tƣợng mới đƣợc bộc lộ một cách chính xác, các nguyên nhân làm cho hiện tƣợng thay đổi, phát triển mới đƣợc sáng tỏ. Nói cụ thể hơn, phân tích thống kê phải sử dụng một lƣợng lớn các tài liệu đã thu thập đƣợc, không chỉ tài liệu về hiện tƣợng nghiên cứu, mà phải sử dụng cả những tài liệu có liên quan. Ví dụ nhƣ khi nghiên cứu, đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, ta không những phải căn cứ vào toàn bộ các tài liệu phản ánh điều kiện, kết quả sản xuất kinh doanh của nó nhƣ vốn, lao động, tài sản thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, doanh thu, giá trị sản xuất, lợi nhuận,... của kỳ nghiên cứu, mà còn cả số liệu của các thời kỳ khác, thậm chí của các doanh nghiệp có liên quan. Đồng thời cịn cần đến cả những tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở hay cung cấp sản phẩm,... chỉ nhƣ thế mới có thể đánh giá đƣợc đúng đắn tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân của sự thành công hay thất bại một cách chính xác.

Mặt khác, các hiện tƣợng mà thống kê nghiên cứu thƣờng là các hiện tƣợng phức tạp và luôn tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi thực hiện phân tích thống kê cũng ln phải đặt hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu trong mối liên hệ với các hiện tƣợng khác. Tuyệt đối không đƣợc tách rời, cô lập hiện tƣợng nghiên cứu.

- Đối với các hiện tƣợng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau phải áp dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê khác nhau.

Thống kê có nhiều phƣơng pháp phân tích khác nhau.Mỗi phƣơng pháp đều có đặc điểm riêng, tác dụng, ƣu nhƣợc điểm riêng và điều kiện vận dụng riêng. Vì vậy khơng thể áp dụng một phƣơng pháp nào đó cho mọi trƣờng hợp và trong một trƣờng hợp cụ thể nào đó cũng khơng thể áp dụng mọi phƣơng pháp phân tích. Khi tiến hành phân tích, phải căn cứ vào mục đích, nội dung nghiên cứu, đặc điểm, tính chất và hình thức phát triển của hiện tƣợng mà vận dụng, thay đổi, kết hợp các phƣơng pháp phân tích thống kê một cách linh hoạt nhằm phản ánh đúng bản chất, quy luật phát triển của hiện tƣợng. Chẳng hạn nhƣ phân tích quy luật biến động của hiện tƣợng qua thời gian khác với phân tích tình hình hồn thành kế hoạch và cũng khác với phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiện tƣợng nghiên cứu, hoặc cũng là nhằm đánh giá quy luật biến động của hiện tƣợng, nhƣng biến động tình hình dân số của một địa phƣơng lại khác với biến động về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, cũng phải dùng các phƣơng pháp phân tích khác nhau.

Nhƣ vậy, trƣớc khi tiến hành phân tích thống kê, cần phải xác định đƣợc phƣơng pháp phân tích phù hợp căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Mục đích, nội dung nghiên cứu, tức là những yêu cầu cần đạt đƣợc, những vấn đề cần giải đáp cụ thể. Khi nhiệm vụ của phân tích đƣợc xác định cụ thể, rõ ràng thì

mới quyết định đƣợc cần sử dụng những tài liệu nào, tính tốn những chỉ tiêu nào, vận dụng phƣơng pháp nào để tìm ra đƣợc những kết luận cần thiết.

+ Đặc điểm, tính chất và hình thức phát triển của hiện tƣợng nghiên cứu.

+ Khả năng của nhà tổ chức nghiên cứu, ngƣời thực hiện phân tích thống kê. Khả năng của nhà nghiên cứu thể hiện ở năng lực tài chính, điều kiện thời gian, trình độ chun mơn, trình độ áp dụng cơng nghệ và kinh nghiệm nghiên cứu của họ. Tất cả những điều này ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp phân tích phù hợp.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)