Quan sát, miêu tả là một trong những kỹ năng cơ bản của người làm báo. Người viết bài với tư cách là nhân chứng có mặt tại thời điểm diễn ra sự việc, hiện tượng, ghi nhận và miêu tả lại bằng ngơn ngữ báo chí để chuyển tải thơng tin đến người đọc. Đối với các bài viết về kinh tế, thơng tin từ quan sát của phóng viên tuy khơng chiếm tỷ lệ lớn và không thường xuyên được sử dụng nhưng luôn mang đến sự sinh động, chân thực cho cơng chúng. Có thể lấy ví dụ trong bài “TP Hồ Chí
Minh: Cung ứng 40.000 tỉ đồng tiền mặt cho dịp tết” đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gịn Online ngày ngày 11/2/2015, có đoạn miêu tả như sau: “Theo ghi nhận
ATM vẫn diễn ra cục bộ ở một số khu vực, trong đó, chủ yếu là các khu chế xuất, khu cơng nghiệp, cịn tại các trụ ATM trong khu vực nội thành, việc này hiếm xảy ra. Tuy vậy, ở đa phần các máy ATM được khảo sát, khơng có hiện tượng thiếu tiền hay máy đang bảo trì”.
Bên cạnh quan sát, miêu tả, báo chí, trong bài viết về kinh tế phóng viên cũng trực tiếp tiến hành khảo sát để thu nhận thơng tin, ví dụ như khảo sát về số doanh nghiệp phá sản tại một địa phương, khảo sát sức mua trên thị trường hay diễn biến giá cả... Đối với dạng thơng tin này, phóng viên tự chịu trách nhiệm về độ chính xác khi cung cấp cho cơng chúng. Trong bài “Hơn 38.000 tỉ đồng cho
vay đầu tư cổ phiếu” đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gịn Online ngày 8/2/2015,
phóng viên đã thực hiện khảo sát về lượng vốn cho vay kinh doanh cổ phiếu:
“Cuộc khảo sát thực tế do chúng tôi tiến hành với những ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh cho thấy họ không chú trọng cho vay kinh doanh cổ phiếu. Số dư cho vay cổ phiếu tập trung vào các ngân hàng cổ phần trong khi vốn điều lệ của tất cả các ngân hàng cổ phần chưa đầy 200.000 tỉ đồng. Nghĩa là các tổ chức tín dụng cổ phần phải điều chỉnh dư nợ cho vay cổ phiếu rất mạnh để đáp ứng quy định của Thông tư 36”.