Vấn đề lựa chọn chuyên gia

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 76 - 80)

Lựa chọn chuyên gia có thể xem là yếu tố quyết định đến chất lượng thông tin khai thác từ chuyên gia. Theo Nhà báo Đỗ Phú Thọ, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân: “Chuyên gia là những người có kiến thức sâu rộng vì vậy khi

sử dụng ý kiến chuyên gia bài viết bảo đảm chính xác hơn, kịp thời hơn, hấp dẫn độc giả hơn, người đọc tin tưởng chuyên gia hơn các nhà báo đối với lĩnh vực này”. Bên cạnh đó, “chuyên gia sẽ mở ra một hướng đi mới cho vấn đề nhà báo đang quan tâm, ví dụ như vấn đề 7,3 tỷ USD các ngân hàng chuyển ra nước ngồi, nếu nghe bình thường rất kinh khủng khi mà lãi suất gửi USD ở các ngân hàng trong nước đang là 0%, ngân hàng lại mang tiền gửi trong nước đi kinh doanh.

Nhưng qua ý kiến chuyên gia thì họ khơng đánh giá cao việc đó, cho rằng đó là việc bình thường” [41].

Những chun gia thường xun xuất hiện trên báo chí khơng chỉ là người có kiến thức, có hiểu biết chun sâu mà cịn phải có uy tín để phát ngơn và phải dám nói trước báo chí, trước cơng luận. Qua khảo sát một số báo chí kinh tế, có thể nhận thấy, có những chun gia tần suất xuất hiện khá dày. Riêng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, một số chuyên gia xuất hiện lặp đi lặp lại, tạo cảm giác báo chí có sự “ưu ái” hơn với những chuyên gia này. Lý giải về hiện tượng này, Nhà báo Lê Kông Lý (Thời báo Kinh tế Việt Nam) cho rằng: “Đối với tình trạng chuyên

gia lặp đi lặp lại nhiều trên báo chí thực tế rất khó tránh khỏi. Bởi vì số lượng chun gia chịu trả lời báo chí, hay xuất hiện trên mặt báo cũng có giới hạn, khơng phải phong phú lắm” [42]. Nhà báo Phạm Thị Hồng của Bản tin Tài chính

kinh doanh thì nhìn nhận: Có tình trạng sử dụng chun gia lặp đi lặp lại bởi vì việc mời chuyên gia xuất hiện trên báo chí khơng phải dễ. Thường những người dễ nhận lời và mở lịng với truyền thơng sẽ hay được mời hơn. Do đặc thù của truyền hình, người trả lời xuất hiện trực diện trước công chúng nên việc mời chun gia ghi hình gặp nhiều khó khăn hơn so với báo in và báo mạng điện tử. “Khi nói chuyện bình thường, chưa xuất hiện máy quay thì chun gia trị chuyện rất thoải mái, nhưng đưa máy quay ra tức là hình ảnh của họ lên truyền hình thì họ ngại ngần, rất khó lấy được ý kiến. Khả năng thuyết phục của mình phải cao hơn. Với những vấn đề nhạy cảm, việc đề nghị chuyên gia trả lời gặp khó khăn nhiều hơn bởi vì họ rất ngại lên hình. Những trường hợp này, chúng tơi có thể sử dụng phỏng vấn nhưng giấu mặt khi chuyên gia trả lời vấn đề nhạy cảm, có thể làm mờ mặt họ đi, chỉ quay tay, trang phục hoăc từ sau lưng, vẫn lấy được ý kiến nhưng khơng để lộ mặt lên hình”, Nhà báo Phạm Thị Hồng cho biết [43].

Từ phía người trong cuộc, TS Nguyễn Minh Phong thẳng thắn nhìn nhận:

điểm. Một là khơng có đủ thơng tin cho họ hai là đối xử thô bạo khiến giới chuyên gia phân tán. Có người sợ khơng dám nói nữa, nhất là chun gia đang đương chức đương quyền, thứ hai có người chán khơng muốn nói vì nói mãi khơng chịu thay đổi. Có người chuyển sang đối lập, phát biểu chan chát, gây ra tình trạng đẩy trí thức chun gia sang phía đối lập với chính quyền, thậm chí đối lập với cái lúc đầu họ muốn đóng góp [39].

Để nâng cao chất lượng thông tin do chuyên gia cung cấp, việc lựa chọn chuyên gia phù hợp với vấn đề, nội dung bài báo muốn hướng tới, khai thác thế nào để có được nhiều thơng tin hay, tránh cảm giác nhàm chán là yêu cầu cấp thiết đối với người làm báo và cơ quan báo chí. Qua tìm hiểu từ nhà báo và chun gia kinh tế, luận văn xin đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này.

Trước hết, cần thấy rằng, mỗi chuyên gia sẽ am hiểu chuyên sâu về một lĩnh vực, do vậy, nội dung bài báo liên quan đến lĩnh vực nào cần phải tìm được chuyên gia của lĩnh vực đó. Theo PGS.TS Ngơ Trí Long: Hiện nay ít có chun gia tồn

diện mà anh phải biết anh am hiểu lĩnh vực nào để giúp lĩnh vực đó hoạt động tốt hơn, có tác dụng với người dân, cơng luận, độc giả. Tránh trường hợp chuyên gia am hiểu nông cạn, “nghe hơi nồi chõ”, nghe lại, nói lại mà khơng có chính kiến, khơng hiểu sâu thì có tác hại. Phải hiểu thực sự vấn đề đó mới phân tích được cái đúng, cái sai [38].

Làm cách nào để tìm kiếm được chuyên gia phù hợp với nội dung mình đang quan tâm? Theo kinh nghiệm của Nhà báo Phan Chiến Thắng (Thời báo Kinh tế Sài Gòn), phải thiết lập mối quan hệ, lập danh sách các chuyên gia thuộc các lĩnh vực; theo dõi các vấn đề họ nghiên cứu, những chủ đề họ thường phát biểu, những hội thảo mà họ tham gia; thỉnh thoảng gặp gỡ tiếp xúc, nói chuyện với các chuyên gia để biết họ thạo lĩnh vực gì, có ưu thế gì. Để làm được điều này cần phải kiên trì, được tích lũy trong thời gian dài [44]. Trong trường hợp nhà báo khơng có mối liên hệ trước với chuyên gia đang cần xin ý kiến, có thể nhờ cơ quan quản lý

Nhà nước, các hiệp hội giới thiệu. “Ví dụ muốn tìm chun gia về chứng khốn thì

có thể nhờ Ủy ban chứng khốn Nhà nước giới thiệu. Lời giới thiệu của họ nhiều khi có sức nặng hơn bản thân mình liên hệ. Tuy nhiên có thực tế nếu mình nhờ cơ quan Nhà nước giới thiệu chuyên gia, thường các chuyên gia này ủng hộ quan điểm của cơ quan Nhà nước đó, khơng mang tính chất phản biện. Nếu muốn tìm chun gia phản biện thơng thường là các hiệp hội” [41].

Tiêu chí lựa chọn chuyên gia của các cơ quan báo chí cũng có sự khác nhau. Ví dụ với Báo Quân đội nhân dân, tờ báo chính trị, một trong những tiêu chí hàng đầu là quan điểm chính trị của chuyên gia phải phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước. Với Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà báo thường chú trọng đến chun gia có cái nhìn độc lập với cơ quan ban hành chính sách, cơ quan quản lý Nhà nước để tìm ra được thơng tin độc lập, đánh giá độc lập, khách quan, tạo được cái nhìn khách quan cho bài báo. Nhìn chung, tiêu chí lựa chọn hàng đầu của báo chí khi tìm đến chun gia là uy tín, trình độ. “Các chuyên gia được lựa chọn thường là những người có học hàm, học vị cao, cơng tác tại các cơ quan có uy tín để tiếng nói của họ có trọng lượng; những người đã tạo dựng được danh tiếng, uy tín trong lĩnh vực của mình, được cơng chúng biến đến với những đóng góp và phản biện có chất lượng” [44]. Bên cạnh đó, chuyên gia là

những người mà nhà báo đã có mối quan hệ từ trước, thậm chí là thân thiết, thường sẽ ưu tiên lựa chọn hơn. Tiêu chí này được nhấn mạnh đối với truyền hình do đặc thù của loại hình báo chí này nên khi có mối quan hệ tốt, việc đề nghị chuyên gia lên hình sẽ dễ dàng hơn. “Nhất là những thời điểm đang xuất hiện vấn đề “nóng”,

cần có ý kiến chuyên gia, đầu tiên phải sử dụng mối quan hệ thân thiết để mời, vì buổi chiều đặt vấn đề nhưng tối họ phải lên hình ngay. Phải gây áp lực cho chuyên gia để họ chuẩn bị thông tin luôn, sắp xếp lịch làm việc và có thể trả lời phóng viên đúng thời gian đã định sẵn” [43].

Hạn chế hiện tượng sử dụng ý kiến của một số chuyên gia lặp đi lặp lại, tránh cảm giác nhàm chán cho công chúng, độc giả cũng là vấn đề được nhiều nhà báo quan tâm. Theo Nhà báo Phạm Thị Hồng, “để tránh tình trạng này trong quá

trình tác nghiệp chúng tơi tạo nhiều mối quan hệ của mình hơn, nới rộng mối quan hệ ra với nhiều chuyên gia khác. Thêm vào đó có thể dựa vào mạng lưới biên tập viên, phóng viên ở các đài địa phương, đài khu vực của VTV, ở Hà Nội nhưng có thể phỏng vấn được chuyên gia của nhiều địa phương khác” [43]. Nhà báo Phan

Chiến Thắng chia sẻ, mỗi lĩnh vực, chủ đề thường có khoảng 3-4 chuyên gia. Có thể phỏng vấn nhiều người một lúc trong một bài thì sẽ đỡ cảm giác một người nói mãi một vấn đề. Hoặc có thể trao đổi trị chuyện với chuyên gia để lấy kiến thức cho người viết, rồi tác giả sẽ tự viết bài.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w