Chuyên gia kinh tế trở thành một nguồn cung cấp tài liệu rất phong phú cho báo chí, hay nói cách khác báo chí khai thác chuyên gia kinh tế ở góc độ nguồn tin. Tài liệu được cung cấp bởi chuyên gia có độ tin cậy cao khi chuyển tải đến cơng chúng bởi nó đã được thẩm định qua người am hiểu, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Qua khảo sát bài viết trên báo chí kinh tế viết về tài chính ngân hàng, có thể thấy nhiều tài liệu được cung cấp bởi chun gia có giá trị thơng tin cao. Đó khơng chỉ là tài liệu do chun gia thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau mà còn là kết quả của những nghiên cứu do chuyên gia tiến hành.
Trong bài “Giải tỏa ách tắc vốn trong nền kinh tế” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 19, ngày 22/1/2015), TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến
lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cung cấp số liệu: Vốn ngân sách Nhà nước chiếm 13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014, giảm 13% so với năm 2013, đang ở ngưỡng của sự gia tăng vì nợ cơng đã gần tới trần và ngân sách đã ở đỉnh bội chi.
Trong bài “Thúc đẩy tăng niềm tin” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 40 - 47, ngày 16-24/2/2015), ơng Mai Xn Hùng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cung cấp thông tin: “Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta
đạt 6,24%, năm 2012 tụt xuống chỉ còn 5,25%, năm 2013 là 5,24%. Năm 2014 đạt được tốc độ tăng hơn năm ngối nhưng khơng nhiều. Như vậy, không thể khẳng định về xu hướng phục hồi trở lại của nền kinh tế”. Hay trong bài “Hiến kế đẩy nhanh tái cấu trúc ngân hàng” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 217, ngày
10/9/2014), TS Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: “Nợ xấu xử lý năm 2012 là 69 nghìn tỷ đồng, năm 2013 là 98 nghìn tỷ
đồng và 6 tháng đầu năm đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng, ngồi ra hơn 300 nghìn tỷ đồng dư nợ đượ cơ cấu lại. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được đến nay tiếp tục ghi nhận sự cố gắng của hệ thống các tổ chức tín dụng”. Điều chung của các số liệu
vừa kể trên là do chuyên gia thu thập được từ các báo cáo, thống kê của cơ quan chức năng, khi báo chí khai thác, đăng tải, chuyên gia trở thành nguồn tin, bảo đảm cho tính xác thực của thơng tin. Có thể nói, tư liệu nói chung, trong đó có số liệu khai thác từ chuyên gia đã được đóng một “dấu bảo hành” để báo chí có thể sử dụng như một nguồn tin xác thực.
Chuyên gia cũng mang đến những thơng tin mới, chưa được phổ biến rộng rãi, ít người biết đến. Khi thơng tin này được chuyên gia cung cấp đã dành được sự quan tâm lớn của dư luận. Chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực đưa ra thông tin:
“Theo cam kết Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đến hết năm 2015, lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ mở tới 70% cho nhà đầu tư trong AEC, trong khi quy định hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu đến 30% cổ phần các tổ chức tín
dụng trong nước. Dự kiến, đến năm 2020 sẽ xóa bỏ mọi rào cản và khác biệt trong ngành ngân hàng giữa các quốc gia trong khối để tạo ra một hệ thống ngân hàng AEC hoạt động bình đẳng với ngân hàng sở tại của bất kỳ quốc gia thành viên nào trong khối”. (Bài “Chuyên gia: DN trong AEC được nắm 70% cổ phần ngân hàng Việt”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 10/6/2015)
Một loại tư liệu khác do chuyên gia cung cấp được lấy từ chính nghiên cứu của chuyên gia. Trong bài “25% kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 303+304, ngày 19-20/12/2014), TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cung cấp thông tin:
“Hiện nay, có tới 25% kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức, nguyên nhân do mức phí. Kênh chuyển tiền ngầm ở Việt Nam hiện nay có hai hình thức, một là nhờ ngươi quen cầm theo dạng xách tay. Hai là với cơng nghệ hiện đại và tình trạng đơ la hóa của Việt Nam chỉ cần một cú điện thoại giữa hai đầu mối chuyển tiền ở hai nước”. Sức hấp dẫn của thơng tin này thể hiện khi nó được lựa
chọn làm tít bài. Trong bài viết TS Võ Trí Thành cho biết, số liệu này có được qua nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Những số liệu dạng này sẽ khó tìm thấy ở báo cáo chính thức từ cơ quan quản lý Nhà nước. Tính chính xác, độ tin cậy của thơng tin được bảo đảm qua chính phát ngơn của chun gia cũng như nghiên cứu của họ. Cũng từ nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về kiều hối, TS Võ Trí Thành đã có chia sẻ trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online: “Theo khảo sát của CIEM được tiến hành với hàng
trăm người ở bảy tỉnh, thành phố ở Việt Nam, khoảng 16% người tham gia khảo sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất; khoảng 17% số người tham gia cho biết tiền kiều hối chiếm đến 80% tổng thu nhập gia đình họ. Có đến 40% số người tham gia khảo sát cho biết, tiền kiều hối đóng vai trị “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với đời sống gia đình họ”. (Bài “Hơn
90 tỉ đô la Mỹ kiều hối đã gửi về Việt Nam”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
ngày 17/12/2014)