Định hướng dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 57 - 63)

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí là phải định hướng dư luận xã hội. Định hướng không phải là làm sai lệch sự thật mà để giúp công chúng, dư luận không bị hoang mang, xao động, để có những phản ứng đúng mực, phù hợp với bản chất của sự kiện, vấn đề. Từ đó sẽ tránh được những hệ lụy xấu, những tác động khơng mong muốn. Vì vậy, ý kiến của chuyên gia với tư cách là những người có uy tín, có chun mơn sâu sẽ đóng góp tích cực trong việc định hướng dư luận xã hội.

Đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thơng tư 36, trong đó quy định áp khung tỷ lệ đối với nguồn tín dụng cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Quy định này đã ngay lập tức tác động đến thị trường tài chính, trong đó nhiều người lo lắng về việc dòng vốn sẽ bị rút khỏi thị trường, gây ra làn sóng giảm giá cổ phiếu. TS Võ Trí Thành trong bài “Ứng xử thế nào với thông tư 36?” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 12, ngày 14/1/2015) cho rằng, đây là văn bản cần thiết để thị trường hoạt động ổn định chứ không phải nhằm hạn chế việc cho vay đầu tư chứng khoán: “Vài năm gần đây Ngân hàng Nhà nước ban hành khá nhiều

văn bản để cố gắng ổn định thị trường và đưa hoạt động hệ thống vào thông lệ quốc tế nhưng cứ lần nào đưa ra lại phải hỗn. Nếu trì hõa, hình thành thói quen cứ kêu là được cứu mang tính rất Việt Nam. Thơng tư 36 cần phải xem xét một câu chuyện lớn và nghiêm túc là bóc tách hoạt động đầu tư khỏi ngân hàng thương mại”.

Trong năm 2015, một số ngân hàng yếu kém, không bảo đảm thanh khoản được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng đã tạo thành “làn sóng” dư luận. Có người ủng hộ, đồng tình, có người nghi ngờ xuất hiện lợi ích nhóm, có người băn khoăn phần lỗ của ngân hàng có dùng ngân sách Nhà nước để trả. Điều quan trọng hơn là nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng thương mại, quyền lợi người dân khi gửi tiền vào các ngân hàng này sẽ bị ảnh hưởng. Việc định hướng dư luận trong trường hợp này đã giúp tránh tình huống hoảng loạn, như việc người dân rút

tiền gửi ồ ạt, gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng. Ngay khi Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNBC) được mua lại với giá 0 đồng, ơng Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng trấn an dư luận trong bài “40.000 tỉ đồng để tái cơ cấu NH Xây dựng lấy từ đâu?” trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Online ngày 5/3/2015: “Việc mua lại một ngân hàng đã hoạt động thua lỗ là nhằm

ổn định chính trị, xã hội, tránh sự xáo trộn, bất ổn. Từ nay khi nhà nước tuyên bố mua thì nhà nước chịu trách nhiệm với người gửi tiền. Điều kiện tài chính của Ngân hàng Xây dựng đủ điều kiện để phá sản, nhưng nhà nước không cho phá sản, và chưa cho trong điều kiện hiện tại để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Với việc NHNN đã trở thành chủ sở hữu, người dân sẽ yên tâm hơn trong việc gửi tiền vào VNCB, các ngân hàng lớn cũng đã hứa sẽ hỗ trợ bằng cách gửi tiền vào ngân hàng này”. Phát ngôn của ông Nguyễn Phước Thanh vừa đại diện cho cơ quan

quản lý Nhà nước vừa là người am hiểu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã giúp cho dư luận, trực tiếp là ngươi gửi tiền vào VNCB yên tâm hơn. Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ chịu trách nhiệm về ngân hàng VNCB trong đó có các khoản tiền gửi của ngưởi dân. Đồng thời, các ngân hàng lớn cũng gửi tiền vào ngân hàng này để tăng thanh khoản, sẵn sàng chi trả cho người dân khi có nhu cầu.

Từ vấn đề đổ vỡ của VNBC, chuyên gia đã lần lại ngun nhân vốn góp của cổ đơng, đặt ra vấn đề lần xem nguồn gốc vốn góp của cổ đơng từ đâu, có liên quan đến sở hữu chéo trong ngân hàng không. Trong bài “Trấn an thanh khoản tại

VNBC” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 185, ngày 4/8/2014), chun gia Vũ Đình

Ánh phân tích: “Xung quanh chuyện lần vốn cổ đơng, có hai vấn về phải làm rõ

cần tiền hay cần nguồn gốc tiền. Đặt vấn đề nguồn gốc tiền là tốt nhưng với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam hiện nay là chưa phù hợp vì trước mắt để tái cấu trúc ngân hàng yếu kém thì đang phải cần tiền chứ chưa thể đặt vấn đề tiền sạch hay tiền bẩn. Hai nữa cơ quan quản lý cũng chưa đủ năng lực kiểm sốt xem tiền đó là của thật hay vay mượn đâu đó”.

Cũng liên quan đến các ngân hàng yếu kém, mất khả năng thanh khoản, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Cơng ty Luật Basico phân tích cụ thể hơn về việc những trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng kiểm soát đặc biêt:

“Doanh nghiệp chỉ có thể bị yêu cầu tuyên bố phá sản sau khi đã mất khả năng thanh toán quá thời hạn ba tháng. Nhưng thời hạn này sẽ là quá dài đối với ngân hàng, nhất là đối với các khoản nợ là tiền gửi của khách hàng. Nếu ngân hàng không chi trả được cho khách hàng trong vịng ba ngày, thì chỉ cịn nước đóng cửa, hay nói cách khác là đã sụp đổ, khơng cịn cơ hội sống sót. Vì vậy, cơ chế kiểm soát đặc biệt được đặt ra để xử lý rất sớm đối với ngân hàng, nhằm tránh nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn như doanh nghiệp” (Bài

“Ngân hàng “trốn” phá sản” trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày

23/1/2015). Ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức đi vào khía cạnh pháp lý, giải thích rõ vì sao dù ngân hàng hoạt động yếu kém nhưng không cho phép phá sản hay sụp đổ mà Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện kiểm sốt đặc biệt. Tiếng nói của chun gia giúp công chúng hiểu rõ hơn về giải pháp Ngân hàng Nhà nước áp dụng, tránh cách hiểu sai lệch, dư luận trái chiều.

Thị trường tài chính thường xuyên biến động, mỗi khi điều chỉnh đều có tác động đến đời sống kinh tế nói chung. Như vấn đề tỷ giá, mỗi lần điều chỉnh đều ảnh hưởng đến toàn bộ phương tiện thanh toán. Thị trường cũng chịu tác động bởi yếu tố tâm lý khi có những người đầu cơ ngoại tệ. Ý kiến chuyên gia trong trường hợp này giúp nhìn nhận đúng bản chất thị trường, tránh việc tăng, giảm giá theo tâm lý số đông, không phải do cung cầu thực tế. Trong bài “Tâm lý kỳ vọng trên

thị trường ngoại hối” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 239, ngày 6/10/2014),

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nêu ý kiến: “Nhìn nhận về lần

tăng giá USD đột biến này, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ giá tăng là tâm lý kỳ vọng thị trường. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập đến điều chỉnh tỷ giá trong năm 2014. Giới đầu cơ tăng cường mua vào để khi

có biến động lớn hơn sẽ bán ra thu lợi nhuận. Bên cạnh đó, có nguyên nhân từ các ngân hàng thương mại mua ngoại tệ vào để đóng trạng thái ngoại tệ”.

Tiếp theo ý kiến này, ơng Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia đã đưa ra cái nhìn khách quan, đúng bản chất của việc tăng tỷ giá để trấn an dư luận: “Nhu cầu thị trường vẫn bình thường, các ngân hàng vẫn

thừa ngoại tệ và bán nhiều cho Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, yêu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến tỷ giá như cán cân thanh toán, xuất nhập khẩu, kiều hối, dự trữ ngoại hối vẫn đang có tín hiệu tốt. Nên biến động tỷ giá trong những ngày qua không đáng lo ngại, có thể chỉ là do tâm lý của người dân trước thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời trước Quốc hội”. Ý kiến của các chuyên

gia khẳng định khơng có dấu hiệu bất thường trong giao dịch ngoại tệ, việc tăng giá ngoại tệ chỉ là diễn biến tâm lý, do vậy, người dân không nên theo tâm lý đám đơng để thu gom, tích trữ, đầu cơ ngoại tệ bởi tiềm ẩn rủi ro cao.

Trước thực trạng nợ công tăng nhanh và sắp chạm trần, để định hướng dư luận về khả năng trả nợ của đất nước cũng như tác động của việc vay nợ, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã hỏi ý kiến nhiều chuyên gia trong bài “Nợ công hoảng hốt

hay không” (Số 261+262, ngày 31/10 - 1/11/2014). Trong đó, ơng Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh: “Nhiều

năm qua chi thường xuyên tăng phản ánh tình trạng vay để ăn là chính, như vậy dù có tăng thu ngân sách cũng làm sao yên tâm được. Chi thường xuyên đang ở mức 70% tổng chi ngân sách, đây là con số đang lo ngại trong bối cảnh cân đối ngân sách ngày càng khó khăn. Từ năm 2012 đã phải thực hiện vay đảo nợ, dành một phần vay để trở nợ với số năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu khơng lành mạnh, phản ánh tình hình rất khó khăn trong ngân đối ngân sách Nhà nước”. Theo ơng Phùng Quốc Hiển thì cách giải duy nhất giải bài tốn này là phải tìm ra nguồn thu, tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, xây dựng lộ trình giảm bội chi, ưu tiên tập trung nguồn lực trả nợ. Rà soát cương quyết cắt giảm

những nhiệm vụ chi kém hiệu quả. Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm: “Việc cân đối tài chính hiện có khó khăn nhưng nếu nhìn vào bản

chất cũng khơng đến mức phải hoảng loạn. Tăng nợ chủ yếu là nợ trong nước, nợ nước ngoài khơng đáng ngại vì lãi suất thấp. Tâm lý lo lắng cho nợ cơng là có lý nhưng đây là bài tốn lâu dài, điều quan trọng hơn là phải làm sao sử dụng đồng vốn đi vay hiệu quả. Tỷ lệ nợ công trên GDP là rất quan trọng nhưng chưa phải chỉ tiêu quan trọng nhất. Có nước nợ cơng 100% vẫn an tồn, có nước 20% mà khơng an tồn vì khơng trả được nợ”. Ý kiến của chuyên gia cho thấy, dù nợ công

ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách Nhà nước nhưng khơng phải là khơng có giải pháp. Chúng ta khơng nên hoảng loạn về tình hình nợ cơng mà phải kiên trì thực hiện các giải pháp cả ngắn hạn và dài hạn, trong đó, đặc biệt là sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.

Tìm kiếm các ý kiến khách quan về vấn đề nợ công, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online phỏng vấn bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Câu trả lời của tôi là Việt Nam không đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ

đang dần tới, song điều đó khơng có nghĩa là chúng ta có thể phớt lờ chuyện nợ cơng đang tăng lên nhanh chóng… Căn cứ vào các phân tích về tính bền vững của nợ cơng năm 2014 mà Ngân hàng Thế giới đã thực hiện, Việt Nam vẫn cịn thuộc diện có nguy cơ thấp đối diện với vấn đề nghiêm trọng”. (Bài “Việt Nam không thể phớt lờ chuyện nợ công”, ngày 19/2/2015). Là người điều hành Ngân hàng Thế

giới tại Việt Nam, ý kiến của bà Victoria Kwakwa thêm một lần nữa khẳng định Việt Nam đang kiểm sốt được nợ cơng, khơng đến mức rơi vào khủng hoảng như những suy nghĩ cực đoan của một bộ phận dư luận.

Những nhận định, phân tích của các chuyên gia trong nhiều trường hợp cụ thể ví dụ như với vấn đề nợ cơng đã giúp dư luận hiểu đúng hơn vấn đề, không bàng quan trước thực trạng nợ công của đất nước nhưng cũng không quá bi quan,

lo lắng. Từ những ý kiến của chun gia, dư luận xã hội có cái nhìn khách quan hơn, bình tĩnh hơn để suy xét cụ thể vấn đề.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w