Đổi mới cách thể hiện thông tin do chuyên gia kinh tế cung cấp

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 90 - 99)

Qua khảo sát báo chí kinh tế mà luận văn đã trình bày trong chương 2, có thể rút ra một số cách thức thể hiện chủ yếu đối với ý kiến chuyên gia kinh tế trên báo chí kinh tế hiện nay, đó là: Trích đăng ý kiến chun gia (thường sử dụng trong bài phản ánh của báo in, báo điện tử hay phóng sự truyền hình); bài phỏng vấn trên báo in, báo điện tử; ý kiến độc lập của chuyên gia; bài viết do chuyên gia đứng tên tác giả; đối thoại cùng chun gia trên truyền hình. Có thể phân chia những cách thức thể hiện này thành hai loại.

Loại thứ nhất là những phần trích dẫn ý kiến chuyên gia trong bài viết trên báo in, báo điện tử, phóng sự truyền hình; ý kiến độc lập của chuyên gia. Những cách thức thể hiện này có ưu điểm là đưa được ý kiến của nhiều chuyên gia khác nhau, vấn đề được lật đi lật lại, cung cấp thông tin đa chiều cho cơng chúng. Tuy nhiên, khi đó, cơng chúng tiếp cận với ý kiến chun gia thơng qua góc nhìn của nhà báo hay nói cách khác là đã được soi chiếu qua lăng kính của nhà báo. Do vậy, ý kiến chuyên gia chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cách diễn đạt, văn phong của phóng viên, biên tập viên.

Loại thứ hai là những bài phỏng vấn, đối thoại trên báo in, báo mạng điện tử, truyền hình; bài viết do chuyên gia đứng tên tác giả trên báo in, báo mạng điện tử. Với cách thức thể hiện này, cái tôi của chuyên gia được bộc lộ rõ nét hơn, chỉ tập trung vào một chuyên gia cụ thể. Đặc biệt, khi chuyên gia trở thành cộng tác viên của cơ quan báo chí, viết bài và đứng tên tác giả, mặc dù vẫn qua công tác biên tập, chỉnh sửa nhưng hành văn, lối diễn đạt của chuyên gia được thể hiện khá trọn vẹn.

Mỗi cách thức thể hiện ý kiến chuyên gia đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào mục đích truyền thơng của nhà báo, cơ quan báo chí. Báo chí hiện đại ln hướng đến đổi mới về cả nội dung và hình thức để thơng tin hấp dẫn công chúng nhiều hơn nữa. Để sử dụng ý kiến chuyên gia trên báo chí mang lại hiệu quả cao hơn, nhà báo cần tiết chế tối đa sự xuất hiện của mình khi chuyên gia nêu ý kiến. Về phía chuyên gia, những vấn đề họ đề cập thường mang tính chun mơn cao. Vì vây, để cơng chúng dễ tiếp nhận, phải được diễn đạt dễ hiểu, văn phong đại chúng.

Là một trong những chuyên gia kinh tế thường xuyên viết bài cộng tác với báo chí, hiện nay đang giữ cương vị Phó vụ trưởng, Phó trưởng ban Tuyên truyền lý luận (Báo Nhân dân), TS Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Khi viết bài cho các

phương tiện thơng tin đại chúng thì đối tượng hướng đến là người dân bình thường nên lối diễn đạt phải theo ngơn ngữ bình dân, có phân chia các ý thứ nhất, thứ hai, thứ ba để độc giả dễ theo dõi. Nếu diễn đạt như giáo viên giảng bài, nói một mạch hết ý thì thơi, như vậy chỉ có người có chun mơn mới hiểu được. Phải cố gắng cắt khúc ra, đâu là phần mở đầu, thân bài, kết luận. Ngôn ngữ không được nặng về thuật ngữ chuyên mơn, nói dung dị thơi. Nếu viết với mục tiêu để cơng chúng hiểu thì mình sẽ nói đơn giản, cịn một số người nói để hù dọa, sử dụng ngơn ngữ đao to búa lớn chẳng qua để PR cho bản thân” [39].

PGS.TS Ngơ Trí Long chia sẻ: Là nhà nghiên cứu cũng phải tự bồi dưỡng trình độ viết lách của mình, phải tự tìm hiểu kiến thức báo chí. Cũng cần phối hợp

với nhà báo, họ đặt tít giúp mình, nên đưa vấn đề gì. Chuyên gia khi viết bài trên báo chí địi hỏi cả kỹ năng nghiên cứu và cả kỹ năng làm báo.

Đối với cách thức thể hiện ý kiến chuyên gia trên báo chí, TS Cao Sỹ Kiêm đưa ra lời khuyên: Khi chuyên gia đã bắt nhịp vào vấn đề, họ rút hết kiến thức ra, người làm báo nên lắng nghe, khai thác, từ đó quyết định cái gì rút ra được, cái gì bỏ qua, cái gì cần tuyên truyền. Cuộc trao đổi nhờ vậy rất thoải mái, đến khi mình liên hệ lại chuyên gia dù bận cũng sẽ tranh thủ đưa ra ý kiến. “Khi chuyên gia đã phát ngơn, họ là người có hiểu biết, có trách nhiệm, đừng nên thêm bớt ý kiến của họ, nên nói ngun văn, cịn vấn đề gì chưa hiểu, chưa đồng ý có thể tranh luận lại hoặc hỏi lại, nhà báo chưa rõ chuyên gia sẽ sẵn sàng trao đổi lại” [37].

Theo Nhà báo Đỗ Phú Thọ: Cái giỏi của nhà báo là phải biến ngôn ngữ của chuyên gia thành ngôn ngữ dễ hiểu để công chúng đọc. Để biên tập được bài của chuyên gia, nhà báo phải am hiểu kiến thức, thay thế từ khó hiểu bằng từ phổ thông, thông dụng hơn, dễ hiểu hơn nhưng khơng thay đổi về nghĩa. Có chun gia khơng đồng ý với cách làm đó nên phải trao đổi với chuyên gia, đưa bài đã biên tập để họ có ý kiến. Mình cũng phải đề nghị với chuyên gia tránh sử dụng từ ngữ cao siêu để bài viết gần gũi hơn với bạn đọc.

Nhà báo Phan Chiến Thắng chia sẻ kinh nghiệm để thể hiện ý kiến chuyên gia được sinh động, gần gũi hơn: Khi đặt bài chuyên gia, người đặt phải giải thích kỹ với chuyên gia về chủ đề bài viết, nên khai thác theo góc độ nào. Có thể biên tập lại bài, nhưng gửi lại cho người ta xem họ có đồng ý với cách thể hiện theo văn phong báo chí đó khơng. Phân tích và giải thích với họ cách viết cho phù hợp với phong cách của báo. Sau một thời gian làm việc quen với chuyên gia, những vấn đề này sẽ không cần phải lưu tâm nữa.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 với đề mục “Một số vấn đề đặt ra đối với việc khai thác thông tin từ chuyên gia kinh tế”, luận văn đã đưa ra 5 vấn đề đang là những băn khoăn, trăn trở từ phía các chuyên gia kinh tế khi cung cấp thông tin cho báo chí cũng như từ chính các nhà báo khi khai thác, thể hiện thơng tin được cung cấp bởi chuyên gia. Những vấn đề đặt ra vừa phản ánh thực tế đang xuất hiện trên báo chí kinh tế Việt Nam hiện nay vừa là ý gợi mở để các chuyên gia kinh tế và nhà báo làm tốt hơn nữa vai trị của mình khi cung cấp thơng tin, khai thác, xử lý thơng tin để đăng tải, phát sóng.

Đi liền với việc nêu vấn đề, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp đối với cơ quan báo chí, nhà báo và chuyên gia kinh tế với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, đáp ứng ngày càng tốt hơn như cầu độc giả cũng như hạn chế sai sót và những xu hướng tiêu cực khi báo chí khai thác thơng tin từ chun gia. Những vấn đề đặt ra và giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận chung, qua quá trình khảo sát thực tiễn, đặc biệt là qua phỏng vấn sâu với các chuyên gia kinh tế và nhà báo chuyên theo dõi thông tin kinh tế. Để giải quyết được những vấn đề đặt ra, luận văn cũng nhấn mạnh đến việc nêu cao tinh thần trách nhiệm với công chúng, với xã hội của bản thân mỗi người làm báo và các chuyên gia kinh tế khi cung cấp thơng tin cho báo chí. Nhà báo, cơ quan báo chí phải là cầu nối để đưa những kiến thức của chuyên gia đến với công chúng một cách trung thực, khách quan. Việc đăng tải ý kiến chuyên gia cũng phải cân nhắc nhiều mặt, bảo đảm ý kiến chuyên gia có đóng góp, tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, phải thường xuyên xây dựng mối quan hệ hợp tác tích cực giữa nhà báo, cơ quan báo chí và các chuyên gia kinh tế trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau, hướng đến mục tiêu chuyển tải thông tin chân thực, khách quan đến cơng chúng, vì sự phat triển chung của cộng động

KẾT LUẬN

Với đề tài “Vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế Việt Nam”, luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ nhận định, chuyên gia kinh tế đang đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với báo chí kinh tế, thơng tin được cung cấp bởi chuyên gia kinh tế có sức nặng riêng và là một bộ phận cấu thành thông tin kinh tế.

Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về chuyên gia kinh tế và báo chí kinh tế. Trong đó, đề cập đến khái niệm về chuyên gia, chuyên gia kinh tế, vai trò của chuyên gia kinh tế, báo chí, báo chí kinh tế, vai trị của báo chí kinh

tế. Bên cạnh đó, luận văn đã khảo sát, phân tích, đánh giá về những vai trị cụ thể của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế Việt Nam. Vai trò của chuyên gia kinh tế được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là cung cấp những tư liệu có tính xác thực cao, những phân tích, đánh giá có chiều sâu, giúp hiểu đúng bản chất của hiện tượng, vấn đề trong đời sống kinh tế; những dự báo, giải pháp có giá trị thực tiễn cao.

Cùng với việc khẳng định những đóng góp của chuyên gia kinh tế, luận văn cũng chỉ ra một số hạn chế trong q trình cung cấp thơng tin, khai thác, chuyển tải thông tin của chuyên gia kinh tế đến với cơng chúng thơng qua báo chí. Ngồi ra, luận văn nêu lên một số vấn đề đang đặt ra từ phía các chuyên gia kinh tế khi cung cấp thơng tin cho báo chí cũng như từ các nhà báo khi khai thác, thể hiện thông tin được cung cấp bởi chuyên gia. Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng đưa ra những đóng góp nổi bật nhất của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế. Tuy nhiên, luận văn chưa thể khái quát tồn bộ vai trị của chun gia kinh tế ở các lĩnh vực khác nhau thể hiện trên báo chí kinh tế. Để vấn đề này được đánh giá, nhìn nhận một cách sâu sắc, tồn diện hơn, cần có thêm những nghiên cứu ở quy mô rộng hơn, chuyên sâu hơn. Tác giả luận văn mong muốn đề tài này sẽ tiếp tục được mở rộng, hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu ở các cấp độ cao hơn.

Nghiên cứu đề tài vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế Việt Nam, tác giả luận văn tự đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm q báu, từ đó, trau dồi hơn nữa kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho công việc của bản thân. Tác giả rất mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp để nghiên cứu này được hồn thiện hơn nữa.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thơng và kinh tế, văn hóa, xã hội, NXb Văn hóa – thơng tin, Hà Nội

2. Hồng Đình Cúc (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

3. Đức Dũng (2004), 100 câu hỏi về cách viết báo, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

4. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại – từ hàn lâm đến

5. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động, Hà Nội

6. Nguyễn Văn Dững – Hoàng Anh (2003), Nhà báo, bí quyết, kỹ năng nghề

nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội

7. Đỗ Hồng Dương (2013), Các khái niệm kinh tế cơ bản, Giáo trình tiếng Việt về kinh tế, Thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER)

8. Đậu Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, NXB Lao Động, Hà Nội

9. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong

cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

10. Vũ Quang Hào (tái bản 2012), Ngơn ngữ báo chí, NXB Thơng tấn, Hà Nội 11. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội

12. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa – thơng tin, Hà Nội

13. Dương Xn Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo

chí truyền thơng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

14. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học truyền thông đại chúng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh

15. Phạm Thắng – Hồng Hải (chủ biên) (2005), Vai trị của báo chí trong phát

triển doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội

16. Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thơng đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

17. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (2005), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

19. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình quản lý tài chính cơng, NXB Tài chính, Hà Nội

20. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

Sách nước ngoài dịch ra tiếng Việt

21. Đào Thanh Huyền (dịch) (2002), Phỏng vấn trong báo viết, NXB Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội

22. Maria Lukina (2004), Công nghệ phỏng vấn, NXB Thơng tấn, Hà Nội

Luận văn, khóa luận

23. Bùi Bửu Hà (2012), Thông tin chỉ dần đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

24. Hà Khắc Minh (2013), Báo chí với q trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà

nước, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

25. Hoàng Lê Thúy Nga (2008), Khảo sát ngơn ngữ phỏng vấn trên truyền hình

ở Thừa Thiên-Huế, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

26. Vương Huyền Linh (2013), Thơng tin kinh tế trên Truyền hình Thơng tấn, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

27. Lê Duy Phong (2013), Báo chí với việc thơng tin điển hình kinh tế nơng

nghiệp – nông thôn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền

28. Chu Hồng Phương (2013), Ứng dụng các tính năng đa phương tiện trong tổ

chức sản xuất Bản tin Tài chính Kinh doanh trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tun truyền

29. Ngơ Bá Thành (2010), Thông tin kinh tế trên Đài truyền hình kỹ thuật số

VTC, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

30. Nguyễn Thu Trang (2009), Đặc thù của thông tin về thị trường chứng

khoán trên báo in hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và

31. Lê Phương Vân (2014), Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế trên báo chí kinh tế

Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Website, báo điện tử

32. Kinh tế học vĩ mơ, Bách khoa tồn thư mở Wikipedia

33. Các thủ thuật viết tin kinh tế, trang Báo chí Việt Nam vietnamjournalism.com

34. Trách nhiệm của nhà báo viết về kinh tế, trang Tiếng nói Việt Nam, vov.vn 35. www.thesaigontimes.vn

36. www.vtv.vn

Biên bản phỏng vấn sâu (phụ lục 1)

37. Biên bản phỏng vấn sâu TS Cao Sỹ Kiêm 38. Biên bản phỏng vấn sâu PGS. TS Ngơ Trí Long 39. Biên bản phỏng vấn sâu TS Nguyễn Minh Phong 40. Biên bản phỏng vấn sâu PGS. TS Trần Hoàng Ngân

Phụ lục 2

41. Biên bản phỏng vấn sâu Nhà báo Đỗ Phú Thọ (Báo Quân đội nhân dân) 42. Biên bản phỏng vấn sâu Nhà báo Lê Kông Lý (Thời báo Kinh tế Việt Nam) 43. Biên bản phỏng vấn sâu Nhà báo Phạm Thị Hồng (Trung tâm tin tức 24 -

VTV)

44. Biên bản phỏng vấn sâu Nhà báo Phan Chiến Thắng (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w