Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân những vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 49 - 52)

kinh tế

Trước mỗi sự việc, hiện tượng, việc tìm ra nguyên nhân căn bản, nguồn gốc là một trong những yếu tố quyết định để nhìn nhận rõ bản chất cũng như có được đánh giá khách quan, khơng tơ hồng cũng khơng bơi đen, bóp méo. Ở khía cạnh này, ý kiến của chuyên gia kinh tế rất có sức nặng và đáng được quan tâm.

Trong nhiều trường hợp, báo chí sử dụng ý kiến của một số chuyên gia để có cái nhìn nhiều chiều cũng như đưa ra được nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài “Lạc

quan với tăng trưởng tín dụng” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 72, ngày

25/3/2015) đăng tải một số ý kiến chuyên gia để tìm nguyên nhân tại sao tăng trưởng tín dụng khả quan sau một thời gian trầm lắng. Theo TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “Sở dĩ tín dụng tăng

trưởng dương trong 2 tháng đầu năm có ngun nhân từ chính kỳ vọng của DN vào phục hồi kinh tế. Mặt khác, thời điểm tết âm lịch rơi vào tháng 2 dương lịch nên nhu cầu vay vốn để phục vụ các hoạt động chi tiêu cũng tăng mạnh hơn”. Ý

dương đó là kỳ vọng của doanh nghiệp vào sự phục hồi của nền kinh tế và nhu cầu vay vốn phục vụ cho tiêu dùng trong thời điểm Tết âm lịch. Phân tích sâu hơn, ơng Tơ Ngọc Hưng, Giám đốc Học viên Ngân hàng cho biết: “Đang có sự thay đổi về chất trong tăng trưởng tín dụng khi dịng vốn tín dụng được định hướng vào các khu vực sản xuất thực của nền kinh tế, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần hạn chế rủi ro lạm phát tăng cao và nợ xấu phát sinh như giai đoạn trước đây”. Phân tích này cho thấy nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của vấn đề tăng

trưởng tín dụng đó là việc dịng vốn tín dụng đang đi vào những lĩnh vực sản xuất, có tác động rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khi gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp giải ngân chậm, nguyên nhân của vấn đề này đã được chuyên gia nhìn nhận qua bài viết

“Đẩy nhanh giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số

74+75, ngày 27-28/3/2015). TS Nguyễn Đức Hiển, Viện Ngân hàng - tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng: “Có 3 nguyên nhân khiến việc giải ngân

nguồn vốn tín dụng này gặp vướng mắc là cơ cấu hàng hóa khơng phù hợp, thiếu hàng hóa quy mơ vừa và nhỏ, thứ hai do yêu cầu người thu nhập thấp phải chứng minh khả năng tài chính và thứ ba, các thủ tục liên quan cịn nhiều bất cập”. Những nguyên nhân TS Nguyễn Đức Hiển chỉ ra khá rõ ràng, cụ thể, cho thấy những điểm nghẽn cần tháo gỡ để có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng. Từ góc độ các ngân hàng, chun gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Tỷ lệ lợi nhuận của chương trình này khơng thật sự

hấp dẫn nên khơng khuyến khích được các ngân hàng giải ngân, tỷ lệ lợi nhuận chỉ 2%”. Ý kiến của chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho thấy một góc nhìn khác của

việc chậm giải ngân gói tín dụng này là do các ngân hàng khơng mặn mà vì lợi nhuận thấp. Từ các ý kiến phân tích ngun nhân của nhiều chun gia người đọc có thể thấy vấn đề được soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau để rút ra bản chất của

hiện tượng đang xảy ra trong đời sống khi một chính sách ra đời nhưng đưa vào áp dụng trong thực tế lại nảy sinh nhiều vướng mắc.

Trước hiện tượng tỷ giá USD và VND liên tục tăng, trong bài “2015,cán cân có thể dương 5 tỷ USD” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 78, ngày1/4/2015),

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia lý giải: Có hai nguyên nhân, đầu tiên do nền kinh tế Mỹ mạnh thêm. Thứ hai là sản xuất trong nước khởi sắc, công nghiệp phục hồi nên đẩy cầu nhập khẩu nguyên liệu tăng theo. Thâm hụt thương mại tới 1,2 tỷ USD trong khi kiều hối về chưa nhiều. Điểm yếu nhất trong quản lý tỷ giá hiện nay là thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thâm hụt lên tới 44 tỷ USD không phải 27 tỷ USD như các nhà quản lý tính tốn trong khi 4 năm trước chỉ 10 tỷ USD. Nguyên nhân sâu xa, gốc rễ của thâm hụt thương mại này cũng được TS Lê Xuân Nghĩa chỉ rõ: “Các nhà sản xuất Việt Nam chỉ có thể nhập khẩu nguyên liệu rẻ tiền, sản xuất ra sản phẩm rẻ tiền và xuất khẩu vào thị trường dễ tính. Để giải bài tốn này phải đi vào công nghệ”.

Với vấn đề nổi cộm của nền kinh tế là nợ cơng tăng nhanh, TS Vũ Đình Ánh phân tích ngun nhân dẫn đến tình trạng này trong bài “Đảo nợ và vịng xốy nợ cơng” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 187, ngày 6/8/2014): “Cần xem xét khía cạnh nợ gốc và phần lãi phải trả. Xu thế hiện nay cho thấy cả phần gốc và phần lãi ngày càng tăng, như vậy nghĩa vụ trả nợ tăng. Việc trả nợ gốc của Việt Nam gắn với phát hành nợ mới. Tơi tìm hiểu được biết, hằng năm, trị giá trái phiếu phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách bao giờ cũng cao hơn một phần trả nợ gốc, như vậy khoảng cách chênh lệch giữa nợ mới và nợ cũ càng tăng. Trong khi đó chưa nhìn thấy nguồn nào để trả nợ… Với xu thế vay để trả nợ gốc thì quy mơ nợ cơng sẽ tăng chứ khơng có hướng giảm và sẽ vượt ngưỡng an toàn”. Nguyên nhân của vấn đề nợ cơng tăng nhanh được TS Vũ Đình Ánh chỉ ra ở đây là do Việt Nam không xác định được nguồn trả nợ, các khoản vay cũ được thanh toán bằng

cách đi vay nợ mới. Thực tế đây chỉ là cách đảo nợ, các khoản nợ chỉ thay tên, đổi họ chứ không giảm đi.

Thực trạng thị trường vốn Việt Nam còn phát triển chưa cân đối, phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng cũng được chuyên gia “mổ xẻ”. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phân tích: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào vốn ngân hàng đã là yếu kém, mà vốn ngân hàng phần lớn là vốn huy động ngắn hạn, thì rủi ro càng cao. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân, thứ nhất là sự phân bổ nguồn lực xã hội chưa hợp lý. Thị trường tài chính cịn nhiều bất cập. Người dân cần biết tiền nhàn rỗi của họ nên được đầu tư vào đâu, khả năng sinh lời như thế nào? Muốn trả lời câu hỏi trên, chứng khoán phải phát triển lành mạnh, minh bạch. Thứ hai là lãi suất thực dương. Kênh ngân hàng đang duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao so với lạm phát và chính điều đó đã thúc đẩy vốn chảy vào tiết kiệm thay vì chảy vào các kênh khác như chứng khoán, bất động sản, sản xuất - kinh doanh. (Bài “Chúng ta có muốn phát triển thị trường vốn?”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 24/5/2015)

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w