Xây dựng mối quan hệ giữa báo chí và chuyên gia kinh tế

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 87 - 90)

Khi vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí ngày càng quan trọng, việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết của nhà báo, cơ quan báo chí với các chuyên gia cũng được quan tâm hơn. Đối với nhiều nhà báo, việc chuyên gia biết mặt, biết tên, có thiện cảm sẽ giúp ích rất nhiều khi họ cần ý kiến chuyên gia phục vụ cho cơng việc của mình cũng như nâng cao trình độ, hiểu biết khi được chuyên gia chỉ dẫn, tư vấn những vấn đề chuyên môn.

Khẳng định việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với chuyên gia là rất quan trọng bởi chuyên gia là nguồn thông tin cần thiết với nhà báo, Nhà báo Lê Kông Lý nhấn mạnh, mối quan hệ giữa nhà báo và chuyên gia cần phải là xuất phát từ chân tình. Khi giao tiếp với chuyên gia nhiều, thể hiện sự tôn trọng với chuyên gia, trung thực trong bài viết, tạo niềm tin cho chuyên gia thì lúc nhà báo cần ý kiến họ sẽ tạo điều kiện. “Để xây dựng, duy trì mối quan hệ, thứ nhất là thường xuyên trao

đổi với chuyên gia. Khi chuyên gia sẽ quen số điện thoại, email của mình sẽ ưu tiên trả lời mình hơn. Bên cạnh đó, khi có dịp, ví dụ sinh nhật chun gia mình có món q nhỏ hay một sự kiện nào đó, lễ Tết mình qua chơi. Có một cách nữa là tịa soạn hay đặt bài chun gia mình sẽ lựa chọn đặt bài một số người, có trả nhuận bút cho người ta” [42].

Chia sẻ quan điểm xây dựng mối quan hệ đúng mực với chuyên gia, Nhà báo Đỗ Phú Thọ bày tỏ: Nhà báo không phải nịnh nọt chuyên gia nhưng cũng không được coi thường chuyên gia. Mình sử dụng tư liệu của chuyên gia, ý kiến chuyên gia phải trung thực, rõ ràng, khơng gài bẫy chun gia thì mình sẽ nhận được sự đối xử bình đẳng, cả hai cùng có lợi. Nhà báo thì được tư liệu cịn chun gia được thể hiện quan điểm của mình trước cơng luận. Như thế mới bền lâu được, chứ nhà báo chộp giật thông tin, lợi dụng chuyên gia hoặc chuyên gia lợi dụng nhà báo thì khơng bền lâu, nhiều khi méo mó thơng tin [41].

Bên cạnh đó, theo Nhà báo Phan Chiến Thắng, uy tín của cơ quan báo chí cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ tốt với chuyên

gia: Chuyên gia cũng là độc giả, họ cũng quan tâm và yêu thích những tờ báo nào đó. Nếu chuyên gia yêu quý tờ báo của mình, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc cộng tác, viết bài. Khi chuyên gia cộng tác, viết bài thì “chăm sóc” họ phải chu đáo hơn, từ báo biếu gửi dài hạn, nhuận bút, quan hệ kiểu bạn bè [44].

Cùng với duy trì mối quan hệ với những chuyên gia đã quen biết, nhà báo cần tiếp tục mở rộng đội ngũ chuyên gia thân thiết. Cách làm của Nhà báo Phạm Thị Hồng là nhờ chính chun gia mình đã biết giới thiệu chuyên gia khác. Ví dụ như nhà báo biết một chun gia về tài chính có thể nhờ chuyên gia đó giới thiệu đến nhưng người quen biết ở lĩnh vực khác. Hoặc có thể đi theo đường chính ngạch, có cơng văn gửi sang, đề nghị cơ quan chức năng cử chuyên gia để làm việc với mình. “Khi mời chun gia cũng khơng phải là họ thích được lên hình đâu mà

là mình trân trọng khả năng, kiến thức của họ. Mình mời họ lên tức là mình hồn tồn tin tưởng vào họ để họ nói lên cho cơng chúng biết, bản thân họ cũng thấy được vai trị của mình, trách nhiệm của mình. Khi nói đến trách nhiệm của chun gia thì hầu hết đều đồng ý tham gia” [43].

Một thực tế không thể phủ nhận, hầu hết chuyên gia kinh tế hiện nay khi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho báo chí khơng phải xuất phát từ lợi ích vật chất. Nhà báo, cơ quan báo chí biết cách khai thác, sử dụng ý kiến chun gia sẽ có thơng tin hay mang đến cơng chúng, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Cịn về phía chun gia, họ được gì khi xuất hiện trên báo chí? Đặt câu hỏi này với một số chuyên gia cũng như nhà báo, một điểm chung trong các câu trả lời đó là báo chí đã tạo cơ hội, diễn đàn để chuyên gia bày tỏ chính kiến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân đối với cộng đồng. Như chia sẻ của PGS. TS Trần Hoàng Ngân: Hầu như các nhà khoa học, nhà nghiên cứu khơng tự xưng mình là chuyên gia kinh tế đâu, tự phóng viên đặt ra, phong cho họ là chuyên gia thôi, bản thân họ chỉ muốn cống hiến, đóng góp và việc kết quả đạt được như thế nào là nhìn nhận của xã hội. “Tơi gửi lời cảm ơn các cơ quan thông tin đã thường xuyên theo dõi,

nắm bắt các vấn đề của đời sống kinh tế để chuyển tải đến cơng chúng. Đồng thời, báo chí đã giúp cho các chuyên gia có điều kiện để trao đổi, bày tỏ chính kiến của mình trước những vấn đề dư luận quan tâm” [40].

TS Cao Sỹ Kiêm nhắn gửi: Chuyên gia muốn góp ý, tuyên truyền hiệu quả cần có vị trí trên các diễn đàn. Nếu quan hệ với báo chí khơng tốt, quan hệ với cơ quan truyền thông không tốt, hoặc phương pháp đối xử khơng cởi mở, thẳng thắn, hịa hợp thì cách khai thác của báo chí sẽ khác, trình bày tiếp thu sẽ khác. Nếu anh làm quan cách hoặc chỉ coi anh kiến thức hơn hết, những người khác dưới mình có khi đẩy báo chí xa ra hoặc khơng thích. Có vấn đề báo chí muốn khai thác, thay vì hỏi anh họ hỏi người khác vì bản thân anh khơng hứng thú, cách dẫn dắt khơng giúp người ta có thể nắm vấn đề thơng thốt, giải quyết vấn đề dứt điểm [37].

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w