Bảo đảm tính chân thực, chính xác khi chuyển tải ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 80 - 85)

đến cơng chúng

Chuyển tải thơng tin chân thực, chính xác đến cơng chúng là u cầu sống cịn đối với báo chí. Khi chun gia cung cấp thơng tin cho báo chí, họ ln u cầu ý kiến của mình phải được đăng tải, phát sóng chính xác nhất. Tuy nhiên, trên thực tế khơng phải lúc nào báo chí cũng đáp ứng được yêu cầu này. Nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự khơng hài lịng khi thơng tin họ đưa ra khi đến với cơng chúng đã sai lệch so với những gì họ cung cấp.

TS Cao Sỹ Kiêm đánh giá, với những báo chí có uy tín thì thơng tin khách quan trung thực, không thêu dệt hoặc “chế biến”. “Khi xem lại những nội dung

bản thân tơi đã nói hay trình bày, trao đổi, tôi thấy được phản ánh trên những cơ quan báo chí này khá chính xác. Mặc dù vậy, vẫn có trường hợp báo chí chuyển tải khơng đầy đủ, có thiếu sót ý kiến tơi đã đưa ra, họ lại khơng nói lại nên khi đăng lên rồi khơng cải chính được… Kể cả phóng viên đã đến phỏng vấn tơi trực tiếp nhưng khi đăng tải lại có sai lệch. Có khi mình nói đầy đủ một câu nhưng lên mặt báo lại bị cắt đoạn đầu, đoạn cuối nên thành phản cảm” [37]. PGS. TS Ngơ

Trí Long bày tỏ bức xúc: Khơng những cơ quan báo chí đó khơng phỏng vấn tôi mà lấy lại thơng qua ngn tin khác, ý kiến mình đã phát biểu ở nơi khác, cơ quan báo chí đó tự ý lấy lại mà cịn phản ánh chưa chính xác… Có những người đi phỏng vấn nhưng khơng phải câu hỏi của mình đặt ra mà do người khác nhờ [38].

Đã từng gặp nhiều tai nạn nghề nghiệp, TS Nguyễn Minh Phong tổng kết những lỗi báo chí vẫn mắc phải khi cắt xén, mớm lời, bớt lời chuyên gia: “Thứ nhất là mình chẳng trả lời bao giờ cũng nhặt nhạnh ở đâu rồi nhét vào lời mình, mớm lời ơng Nguyễn Minh Phong nói. Thứ hai rà rút, giật tít, nội dung bài theo kiểu “sốc”, khơng đúng giọng của tôi, người xem, người đọc kể cả lãnh đạo cũng bực mình, bắt rút bài, bảo ơng này quá đáng. Thứ ba, tệ hơn nữa là bị nhét vào những câu vớ vẩn, lạm dụng tên tuổi, làm hình ảnh bản thân tơi bị méo mó, “ném đá”, mất uy tín, rất bực mình. Tác nghiệp báo chí, kể cả biên tập, xuất bản trong việc bảo vệ sự trung thực đang có vấn đề, thậm chí khơng tốt” [39].

Để xảy ra tình trạng này, theo đánh giá của TS Cao Sỹ Kiêm, động cơ của phóng viên khơng có gì xấu, ngun nhân là do hiểu chưa hết vấn đề, phương pháp thể hiện không đầy đủ. Cịn theo TS Nguyễn Minh Phong, sai sót là do nhà báo đã vi phạm nguyên tắc trong tác nghiệp, nhiều khi ngại gỡ băng, viết theo ý mình thành ra ý kiến của chuyên gia thế này lại dẫn một nẻo, khơng phải cố tình nhưng do hiểu sai nội dung trả lời của chuyên gia. Nếu là do trình độ phóng viên lại là chuyện khác nhưng có người cố tình làm sai lệch ý kiến chuyên gia để theo đặt hàng của họ là không nên. PGS. TS Ngơ Trí Long chỉ ra sai sót của nhà báo: “Khi

trả lời thơng tin cho báo chí ít nhất đối tác phỏng vấn mình cũng phải có trình độ, am hiểu vấn đề. Sợ nhất là trả lời với người không am hiểu, nên nội dung mình trả lời bị đưa lên sai lệch. Điều này là rất nguy hiểm… Có người đi phỏng vấn khơng lĩnh hội được, có lúc mình trình bày chưa cặn kẽ, người ta đưa ý kiến của mình khơng đúng, phản ánh sai bản chất sự việc, đây là điều cần phải thận trọng” [38].

Để khắc phục hạn chế sai sót khi sử dụng ý kiến chuyên gia trên báo chí, lời khuyên của chuyên gia với các nhà báo: Yêu cầu đầu tiên, nhà báo phải am hiểu vấn đề muốn hỏi một cách tương đối tường tận. Tránh những câu hỏi ngớ ngẩn, nhạt nhẽo hoặc có ý đồ mục đích riêng để cột người trả lời vào mục đích của họ như câu hỏi kín, câu hỏi đóng. Chu gia khi trả lời phỏng vấn phải xem xét đối tác cẩn thận. “Thường thường khi trả lời vấn đề quan trọng trước khi đăng tải yêu

cầu phải gửi lại cho mình những cái người ta đã ghi nhận để mình xem xét một cách thận trọng trước khi đưa lên báo chí” [38].

Người làm báo phải cơng tâm, khách quan. Trước mọi sự việc, hiện tượng, vấn đề đều phải tơn trọng khách quan, cái gì đúng bản chất khách quan thì mới có tác dụng nếu khơng lại phản tác dụng. Mọi việc làm phải công tâm khách quan, đằng sau khơng vì mục đích, vụ lợi cá nhân, phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó.

Trong q trình khai thác thơng tin từ chuyên gia, nhà báo cần lưu ý bảo đảm các quy tắc nghiệp vụ. “Nếu chuyên gia cẩn thận thì họ trả lời phóng viên

chậm rãi, từ tốn, khi nghe gỡ băng xong họ đọc lại nhưng nhiều khi vì bận nên họ khơng kiểm tra lại. Trong trường hợp này vai trị của báo chí rất quan trọng, người phỏng vấn phải chuẩn bị kỹ, câu hỏi kỹ, vừa lắng nghe vừa ghi chép vừa ghi âm sau đó anh gỡ ra một cách trung thực nhất, chịu khó nhất. Nếu chun gia khơng biên tập cho anh thì anh phải tự đọc lấy hoặc nhờ người khác đọc lại” [39].

Từ kinh nghiệm thực tế, TS Cao Sỹ Kiêm chia sẻ: Đã là chuyên gia bao giờ

họ cũng muốn chuyển tải kiến thức, hiểu biết của họ, tri thức của họ đến mọi người nên báo chí phải biết cách mà khai thác. Nếu khơng nắm được vấn đề mà mình cứ hỏi thì khơng được. Họ chưa muốn nói đến vấn đề đó mà mình cứ khai thác thì khơng nên. Chun gia đang trình bày nhưng mình cứ muốn hướng suy nghĩ của chuyên gia theo ý đồ của mình cũng khơng được. Khi chun gia đã bắt nhịp vào vấn đề, họ rút hết kiến thức ra từ đó người làm báo nên lắng nghe, khai thác, quyết định cái gì rút ra được, cái gì bỏ qua, cái gì cần tuyên truyền [37].

Các nhà báo cũng chia sẻ một số kinh nghiệm tác nghiệp của bản thân để tránh sai sót, bảo đảm tính chính xác của thơng tin. Trước hết là đối chiếu văn bản, nếu ghi âm thì gỡ băng, quan trọng nhất là nhà báo phải có khả năng thẩm định, thơng tin nào khơng có lợi thì mình khơng đưa, hoặc đưa nhưng chắt lọc, bảo đảm khơng làm sai lệch. “Có thể mình hỏi nhiều câu, câu nào nhạy cảm, chưa đúng thì

mình bỏ đi. Nếu cắt dán, làm sai lệch đi thì chun gia có thể kiện mình, cịn nếu nêu trọn vẹn một câu hỏi thì mình được phép thực hiện theo ngun tắc báo chí”

[41].

Theo Nhà báo Lê Kơng Lý: Các chuyên gia thường yêu cầu phóng viên trước khi đăng tải bài viết phải gửi cho họ đọc lại. Nếu phóng viên đã quen với chun gia đó rồi thì ít khi phải gửi lại bài, nếu người mới thì họ hay yêu cầu. Thứ 2 là tùy từng vấn đề, vấn đề nào nhạy cảm chuyên gia thường yêu cầu xem lại, tất nhiên họ tơn trọng mình nhưng họ cũng phải rất thận trọng, cẩn thận. Những chuyên gia đang làm việc cho cơ quan Nhà nước hay tổ chức nào đó khi họ đề cập đến vấn đề liên quan đến quyền lợi của cơ quan, tổ chức đó họ thường xem lại xem ý kiến của họ có ảnh hưởng đến người ta sau này khơng [42]. Các nhà báo có nhiều năm theo dõi lĩnh vực tài chính – ngân hàng đều có chung nhận định: Tài chính ngân hàng là lĩnh vực địi hỏi chun mơn, người viết phải có kiến thức chun mơn, để chuyển tải chính xác nhất thơng tin, đặc biệt là vấn đề chuyên ngành, khi đang phỏng vấn chuyên gia nếu thông tin chuyên gia cung cấp mà nhà báo khơng hiểu thì phải hỏi lại ngay. Người làm báo khơng ngại việc phải hỏi nhiều lần, vì khơng hiểu nên mới phải hỏi chuyên gia. Nếu nhà báo cịn vấn đề gì băn khoăn tốt nhất nên chủ động gửi lại cho chuyên gia xem.

Khi phát biểu trên báo chí, chun gia đóng vai trị là một nguồn tin. Báo chí thường xuyên sử dụng tư liệu, số liệu do chuyên gia cung cấp để đăng tải. Bảo đảm tính xác thực của nguồn tư liệu, số liệu này cũng là yêu cầu rất quan trọng.

Theo một số chuyên gia, nguồn tư liệu họ sử dụng có nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp. Sơ cấp là tự chuyên gia đi điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu. Thứ cấp là sử dụng tư liệu trên những nguồn thơng tin khác, văn bản, chế độ chính sách, thực tiễn, tư liệu từ kinh nghiệm các nước. Chuyên gia cũng sử dụng thông tin thống kê của cơ quan chức năng, thông tin của ngươi thân cậy, thông tin từ người trong cuộc, những người biết nhưng khơng dám nói. “Nhìn chung mỗi chun gia có

những nguồn thơng tin khác nhau. Khi chun gia nói họ phải chịu trách nhiệm, thường chun gia nào cũng biết mình có nguồn tin đáng tin cậy thì mới dám nói”

[39].

Để bảo đảm nguồn tư liệu, số liệu chuyên gia cung cấp thật sự chính xác, khi sử dụng, nhà báo phải có những nguyên tắc nhất định. “Với số liệu chuyên gia

cung cấp nhà báo phải thẩm định qua cơ quan chức năng, bản thân nhà báo phải có nguồn thơng tin chính thống từ cơ quan quản lý Nhà nước để mình đối chiếu, so sánh. Có những chun gia dựa vào thơng tin báo chí cung cấp, thậm chí phỏng đốn thơi. Số liệu của lĩnh vực tài chính ngân hàng có nhiều nguồn. Có chun gia lấy số liệu từ nguồn của nước ngồi. Ví dụ số liệu nợ xấu, ngay cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội số liệu cũng khác nhau, do xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó nhà báo phải thẩm định lại qua số liệu mà mình cảm thấy tin tưởng hơn cả” [41]. Theo kinh nghiệm của Nhà báo Lê Kông

Lý, khi trích dẫn số liệu, tư liệu quan trọng mà chuyên gia cung cấp nên đưa vào lời trích dẫn trực tiếp để rõ nguồn cung cấp thông tin là từ chuyên gia. Hiện nay chuyên gia Việt Nam thường sử dụng số liệu từ Tổng cục Thống kê. Những số liệu này được cơng khai hằng tháng nên phóng viên có thể tra cứu được ngay xem chun gia nói có chính xác khơng. Tất nhiên phải kiểm tra lại nguồn thông tin, thấy nghi ngờ số liệu phải kiểm tra lại ngay. Nhiều chuyên gia chỉ có số liệu thống kê đến ngày 20 nhưng lúc bài in lên mặt báo, số liệu thống kê đã thay đổi nên phải

kiểm tra, cập nhật số liệu. Nhà báo phải biết, khơng phụ thuộc hồn tồn vào thơng tin chuyên gia cung cấp.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w