Chuyên gia nê uý kiến phản biện cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 52 - 57)

Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, nhiều cơ chế chính sách được các ngành, các cấp ban hành nhưng chậm được triển khai, chậm đi vào cuộc sống. Khi thực hiện cịn khơng ít khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý, điều hành cũng như quyền lợi của người dân, doanh nghiệp. Với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tình trạng này khơng phải là hiếm. Chức năng, vai trị của báo chí là thường xuyên ghi nhận những vấn đề phát sinh trong cuộc sống để đưa ra tiếng nói lên cơng luận, phản hồi lại với cơ quan ban hành cơ chế, chính sách. Để thực hiện được chức năng, vai trị đó, việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia kinh tế góp phần tạo ra sức ảnh hưởng lớn.

Trong bài “Kinh doanh vàng tài khoản, nhà quản lý và chun gia nói gì?” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 14+15, ngày 16-17/1/2015), ông Đinh Nho Bảng,

Tổng thư ký hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam nêu vấn đề về quy định quản lý kinh doanh vàng tài khoản cịn có khoảng trống: “Theo quy định hiện nay, hoạt

động sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước và nước ngồi khơng hề bị cấm mà thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh. Nói cách khác muốn kinh doanh phải được cấp giấy phép nhưng thực tế thông tư hướng dẫn khơng quy định rõ. Vì khơng rõ ràng cụ thể nên các bộ, ngành quản lý không biết dựa vào đâu để xử lý triệt để với những trường hợp lập sàn vàng chui. Có muốn cấm cũng khó vì đó là nhu cầu tất yếu trong nền kinh tế…”. Bất cập của

cơ chế kinh doanh vàng được chuyên gia chỉ ra trong bài viết này là việc nhu cầu kinh doanh vàng của xã hội luôn tồn tại nhưng để kinh doanh một cách hợp pháp lại khó thực hiện vì quy định khơng rõ ràng. Từ đó dẫn đến việc xuất hiện “sàn vàng chui” hay nói cách khác là kinh doanh, mua bán vàng bất hợp pháp.

Tiếp tục vấn đề thu ngân sách ảnh hưởng do giá dầu giảm, trong bài “Từ nỗi

lo giảm thu ngân sách” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 19, ngày 22/1/2015), TS

Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright bày tỏ khơng đồng tình trước cách tính tốn mức giảm thu ngân sách dựa trên giá dầu mà cơ quan quản lý Nhà nước đang áp dụng: “Tính tốn mức giảm thu ngân sách như

trên (tính mức giảm theo mức giá dầu) là chưa phản ánh hết lợi ích của việc xu hướng giảm giá dầu. Bởi vì các con số này mới chỉ tính đến thu ngân sách trực tiếp từ xuất khẩu dầu thơ… Việc giảm giá dầu cần được tính đến từ cả phương diện tác động tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh”.

Liên quan đến tiến trình xử lý nợ xấu, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng phản biện lại chính sách bán nợ xấu cho Công ty mua bán nợ (VAMC) mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang áp dụng (Bài “Đẩy nhanh tiến độ xử lý

nợ xấu”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 67, ngày 19/3): “Việc chuyển nợ xấu từ các ngân hàng thương mại sang VAMC chỉ giải quyết phần ngọn đó là giúp các ngân hàng giảm nợ xấu trong sổ sách chứ chưa giải quyết triệt để bài toán nợ xấu

hiện nay. Về bản chất nợ xấu khơng có gì thay đổi”. Cùng chung quan điểm này

TS Nguyễn Đức Thành, Trung tâm nghiên cứu kinh vế và chính sách (VEPR) cho răng: “Quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam chỉ sử dụng trích lập dự

phịng và câu giờ, chờ thị trường tài sản phục hồi để thanh lý tài sản qua VAMC đã bộc lộ khơng ít nhược điểm. Đó là muốn có trích lập dự phịng đủ lớn để xử lý thì lợi nhuận ngân hàng phải cao trong khi giai đoạn này lại đang rất khó khăn, cầu tín dụng thấp, rủi ro kinh doanh cao và ngân hàng không thể tạo ra mức lợi nhuận đủ lớn để thát khỏi tình trạng này. Việc xử lý nợ xấu qua VAMC thì cũng trong tình trạng mua xong rồi tấp hàng đống để đó vì vướng cơ chế xử lý tài sản bảo đảm”. (Bài “Dùng ngân sách để xử lý nợ xấu?” (Thời báo Kinh tế Việt Nam,

số 242, ngày 9/10/2014). Ngân hàng Nhà nước lập ra Công ty mua bán nợ (VAMC) với mục đích xử lý những khoản nợ xấu do các ngân hàng quản lý yếu kém, không thu hồi được những khoản cho vay đến hạn. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia cho thấy cơ chế xử lý nợ xấu thông qua VAMC không giải quyết được bản chất của vấn đề tức là thu hồi được các khoản nợ đến hạn, chỉ là hình thức làm đẹp sổ sách cho các các ngân hàng khi những khoản nợ xấu được chuyển từ ngân hàng sang VAMC.

Trong một số trường hợp, chuyên gia bày tỏ nghi ngờ trước số liệu đã được cơ quan chức năng cơng bố bởi cho rằng chưa chính xác. TS Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận: “Mức tăng trưởng kinh tế quý

1/2015 đạt 6,03%, tôi chỉ nghi ngờ nhưng khơng có cơ sở để kết luận mức tăng này có thực hay khơng. Nếu mức tăng này là đúng, khơng bị làm đẹp thì rõ ràng là đáng mừng, nền kinh tế của chúng ta đã tăng tốc trở lại. Song, với tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong nước chưa nhiều cải thiện như hiện nay, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế phần lớn là do khối doanh nghiệp nước ngồi, thì đà tăng tốc của GDP nếu có cũng khơng thể bền vững” (Bài “GDP đã tăng tốc trở lại?”,

rõ chỉ nghi ngờ, khơng có cơ sở kết luận mức tăng trường kinh tế theo công bố từ Tổng cục Thống kê cho chính xác hay khơng, nhưng ý kiến của TS Cao Sỹ Kiêm khơng hồn tồn chỉ thiên về cảm tính. Với tư cách là Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, TS Cao Sỹ Kiêm nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong hiệp hội. Khi doanh nghiệp trong nước đang cịn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo ra lợi nhuận đáng kể thì khó có thể nói nền kinh tế đang khởi sắc.

Tương tự, ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty kinh doanh nữ trang New Partners Jewelry, chuyên gia về vàng phản bác lại con số Việt Nam tiêu thụ hết 69,1 tấn vàng do Hội đồng Vàng thế giới (WGC) công bố năm 2014: “Con số này rất huyễn hoặc. Thống kê của WGC không biết được dựa vào

đâu nhưng với doanh số của tất cả doanh nghiệp vàng Việt Nam cộng lại cũng không thể lên tới con số này. Một tháng, nhu cầu nguyên liệu của mỗi doanh nghiệp nữ trang lớn vào khoảng 200 kg và vì số lượng doanh nghiệp nữ trang lớn chỉ đếm trên đầu ngón tay nên thực chất lượng vàng dùng để chế tác nữ trang khơng nhiều. Cịn ở các tiệm vàng việc chế tác chủ yếu là mua lại sản phẩm đã bán ra trước đó, rồi nấu lại, khơng mua vàng ngun liệu nhiều” (Bài “Chuyên gia vàng: Việt Nam khó tiêu thụ hết 69,1 tấn vàng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Online ngày 15/3/2015). Với nhận xét đây là con số huyễn hoặc, ông Nguyễn Ngọc Trọng đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho thấy thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết số lượng vàng lớn như vậy. Trong trường hợp này, chuyên gia là người đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng, ý kiến chun gia có tính xác thực cao.

Ở trường hợp khác, chuyên gia phản biện về một văn bản cụ thể. Ví dụ như trong bài “Cơ chế giá xăng dầu vẫn như cũ” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 215, ngày 8/9/2014), chuyên gia kinh tế Ngơ Trí Long phản biện về Nghị định 84 liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu, lo ngại với cách điều hành như hiện nay doanh nghiệp vì lợi nhuận mà tăng giá: Yếu điểm của Nghị định 84 là cơ chế điều

hành nửa vời. Nếu thị trường hoàn toàn cạnh tranh, cơ chế giá sẽ do doanh nghiệp định đoạt. Tại Nghị định 84, doanh nghiệp được quyết dịnh giá khi giá cơ sở tăng từ 0-7%, doanh nghiệp và Nhà nước cùng chia sẻ khi giá từ 7-12%, Nhà nước định giá hoàn toàn khi trên 12%. Sự nửa vời này nên trong thời gian qua việc điều hành giá xăng dầu không theo Nghị định 84 thay vào đó được điều hành theo giá cơ sở hay nói cách khác Nhà nước đưa ra giá trần với mặt hàng này.

Đối với vấn đề tài cơ cấu ngân hàng, mặc dù cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân các ngân hàng đã có giải pháp quyết liệt, nhưng dưới góc nhìn của chun gia, q trình này vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Trong bài “Tái cơ cấu ngân

hàng chưa chuyển về chất” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 185, ngày 4/8/2014),

Chuyên gia Nguyễn Thị Mùi cho rằng: “Kết quả tái cơ cấu ngân hàng chưa đạt

được như những gì xã hội nhận biết được qua thơng tin được Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cơng bố. Q trình tái cơ cấu ngân hàng hiện nay mới chỉ đạt về lượng chứ chưa đạt được về chất”. Ý kiến của chuyên gia

Nguyễn Thị Mùi có tính chất gợi mở vấn đề, nếu chỉ nhìn những con số về tái cơ cấu ngân hàng được cơ quan chức năng cơng bố thì kết quả rất khả quan nhưng qua thực tế hoạt động của các ngân hàng khó khăn vẫn cịn tồn tại. Từ đó, chun gia đưa ra nhận xét quá trình này mới chỉ đạt về chất chứ chưa đạt về lượng. Từ ý kiến gợi mở này, bài viết tiếp tục tìm hiểu từ các chuyên gia khác để vấn đề được từng bước làm sáng tỏ. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật Basico kiêm Chủ nhiệm CLB pháp chế ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) nhận định:

“Quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiện nay chưa đem lại hiệu quả cao khi chỉ giúp giảm về số lượng ngân hàng nhưng chất lượng khơng thay đổi. Q trình này chỉ gom lại ngân hàng yếu với nhau và sẽ khiến các ngân hàng yếu càng thêm yếu”.

Ông Trương Thanh Đức đề xuất: “Để tái cơ cấu hiệu quả, thực chất hơn, vấn đề

sáp nhập, hợp nhất cần được xem xét kỹ lưỡng. Việc sáp nhập chỉ tốt lên trong điều kiện ngân hàng khỏe nhận ngân hàng yếu, đồng thời việc sáp nhập phải tự

nguyện. Những ngân hàng nào không đáp ứng được yêu cầu cho phép giải thể, phá sản để hệ thống ngân hàng được lành mạnh”.

Cũng liên quan đến vấn đề tái cơ cấu ngân hàng, Bản tin Tài chính kinh doanh “mổ xẻ” chủ trương mua lại một số ngân hàng yếu kém, không bảo đảm thanh khoản với giá 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ý kiến phản biện của ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội về chủ trương này: Rủi ro phải dùng ngân sách rất lớn vì các ngân hàng này khơng hiệu quả và đang ôm khoản nợ xấu lớn với khoản bảo đảm không cứu vãn được tương xứng với khoản nợ cho vay. Tài sản này nếu tốt thì ơng chủ ngân hàng đã làm việc đó rồi. Nhân dân có quyền đặt câu hỏi, nếu đụng đến ngân sách Nhà nước hay Nhà nước phải đứng ra lãnh khoản âm đó thì đụng đến quyền lợi của nhân dân, những người không gửi tiền vào ngân hàng đó. Chỉ khắc phục được khi những ngân hàng này phục hồi và làm ăn có lãi, trong vài năm tới nếu khơng đáp ứng được thanh khoản thì ngân sách phải bỏ tiền ra. Ông Trương Trọng Nghĩa cũng phân tích những bất cập trong quản lý, giám sát dẫn đến xuất hiện những ngân hàng yếu kém: “Câu chuyện dẫn đến những

ngân hàng sắp chìm đắm và phải mua với giá 0 đồng như vừa rồi thể hiện công tác thanh tra giám sát có vấn đề, như vậy địi hỏi phải có sửa đổi, cải cách và xử lý trách nhiệm. Quốc hội có ủy ban giám sát đặc biệt gồm chuyên gia ngân hàng và chuyên gia pháp lý có thể hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện chính sách”. (Bản tin Tài chính kinh doanh ngày 11/11/2015).

Qua ý kiến phản biện của chuyên gia, công chúng hiểu biết thêm những vấn đề cịn tồn tại, những góc khuất mà nếu chỉ quan sát bề ngồi khó nhận ra được. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước, những đơn vị chức năng cũng có thêm kênh thơng tin để đánh giá đúng đắn hơn và có định hướng để sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w